Những tồn tại và nguyên nhân trong quản lý chi NSNN cho các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi NSNN cho các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh thái bình (Trang 38 - 41)

bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

Thực ra, những khó khăn và tồn tại trong quản lý chi NSNN cho các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã được phản ánh trong phần “thực trạng công tác quản lý chi NSNN cho các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Bình”. Nhưng ở đây, để cho có hệ thống, ta có thể sơ lược qua về những khó khăn và tồn tại trong cơng tác quản lý chi NSNN cho các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái bình, gồm những khó khăn và tồn tại chủ yếu sau:

Cơ cấu chi NSNN cho các đơn vị vẫn cịn những điểm chưa hợp lý, từ đó hạn chế hiệu quả chi NSNN. Một số khoản chi chưa tương xứng với nhiệm vụ và chức năng của nó, trong khi khoản chi khác lại quá lớn. Việc quản lý các khoản chi thì thiếu minh bạch, cơng khai.

Việc hạch tốn trên sổ sách kế toán ở một số đơn vị chưa đáp ứng được yêu cầu vê hạc tốn kế tốn, nhất là tính minh bạch cơng khai. Vẫn cịn tình trạng một số đơn vị có nhiều loại sổ sách kế tốn cùng phản ánh việc ghi chép các khoản chi ngân sách cho hoạt động y tế.

Chính sách thu một phần viện phí hiện nay tuy đã được cải thiện nhưng vẫn cịn những tồn tại, chưa đảm bảo tính cơng bằng trong việc hưởng thụ các dịch vụ y tế trong khám chữa bệnh. Một số nguồn thu chưa được phản ánh trong sổ kế toán như hiện tượng dấu số thu ở các bệnh viện khi thu viện phí từ việc khám chữa bệnh theo u cầu. Vẫn cịn tình trạng hạch tốn sai mục, tiểu mục (chẳng hạn lẫn lộn giữa mục sửa chữa lớn

TSCĐ với mục sửa chữa thường xuyên TSCĐ). Từ đó ảnh hưởng đến số chi NSNN khơng đúng, sát với thực tế.

Do sự nghiệp y tế đầu tư từ nhiều nguồn, khó quản lý, nhất là trong hạch tốn, do đó vẫn cịn tình trạng hạch tốn chi cho từng nguồn chưa rõ ràng, nhất là giữa nguồn kinh phí do NSTW cấp với nguồn ngân sách do địa phương cấp. Với nguồn BHYT, do Sở Tài chính khơng trực tiếp quản lý nên khó theo dõi tình hình sử dụng nguồn vốn này.

Trong q trình sử dụng kinh phí do NSNN cấp cho các bệnh viện, vẫn còn nhiều hạn chế. Vốn đầu tư cho XDCB cịn thất thốt lớn. Lượng vốn ngân sách dành cho mua sắm trang thiết bị vẫn còn thực trạng mua trang thiết bị chất lượng kém mà đơn giá lại cao hơn giá trị thực tế của trang thiết bị đó gây lãng phí, ảnh hưởng xấu đến việc chuẩn đốn và điều trị cho bệnh nhân.

Việc kiểm tra, thanh tra tình hình sử dụng kinh phí được cấp cho các bệnh viện vẫn chưa được thường xuyên, hoặc có kiểm tra nhưng cịn mang tính thủ tục, hình thức, chưa có hình thức xử phạt thích đáng với cá nhân và đơn vị sử dụng kinh phí sai mục đích, sai chế độ. Vẫn chưa có sự phối hợp chặt chẽ và thường xuyên giữa cơ quan tài chính, cơ quan Kho bạc và các cơ quan chủ quản trong việc quản lý các khoản chi NSNN mà chủ yếu là việc đối chiêu số liệu giữa các cơ quan vào một kỳ nhất định (như vào thời điểm quyết tốn chi NSNN).

Tóm lại: Chương hai của chuyên đề này đề cập đến thực trạng

quản lý chi NSNN cho các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Chi NSNN cho sự nghiệp y tế nói chung và các bệnh viện tuyến tỉnh nói riêng chịu tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội và đặc điểm của ngành y tế Thai Bình. Trong quản lý chi NSNN cho các bệnh viện tuyến

tỉnh phải xem xét tới các nguồn vốn và cách thức quản lý các nguồn vốn đầu tư một cách phù hợp để chi NSNN cho các đơn vị này mang lại hiểu quả cao. Chi NSNN cho các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Bình tăng lên qua các năm và có nội dung đa dạng phong phú. Qua từng năm thì cơ cấu các khoản chi này thay đổi cả về mức độ lẫn tỷ trọng để phù hợp với thực trạng của ngành y tế và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Mặc dù rất cố gắng nhưng trong quản lý các khoản chi NSNN cho các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Bình vẫn cịn những tồn tại mà những tồn tại này xuất phát từ nhiều lý do và địi hỏi phải có hướng giải quyết và các biện pháp khắc phục, đảm bảo cho mọi người được chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất trong điều kiện nguồn vốn đầu tư từ NSNN còn hạn hẹp.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi NSNN cho các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh thái bình (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)