Tăng cường hơn nữa việc thực hiện quản lý chi NSNN cho các bệnh viện tuyến tỉnh từ khâu lập dự toán, chấp hành dự

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi NSNN cho các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh thái bình (Trang 53 - 55)

cho các bệnh viện tuyến tỉnh từ khâu lập dự tốn, chấp hành dự tốn đến quyết tốn ngân sách.

Quy trình quản lý NSNN cho các bệnh viện tuyến tỉnh gồm 03 khâu: lập dự toán; chấp hành dự toán và quyết tốn ngân sách. Các khâu đều có vai trị quan trọng, phải phát huy những mặt đã làm được, khắc phục những tồn tại trong việc quản lý chi NSNN trong cả ba khâu, cụ thể:

Trong khâu lập dự tốn:

Địi hỏi Sở Y tế phải xây dựng được định mức chi tiêu sát với thực tế và được các đơn vị thống nhất áp dụng. Các đơn vị dự toán phải lập dự toán dựa vào những căn cứ theo quy định và Sở Y tế phải tổng hợp được chính xác kế hoạch thu chi của các đơn vị, kết hợp chặt chẽ với Sở Tài chính trong việc phân bổ dự tốn để dự toán được xây dựng vừa khoa học lại vừa mang tính thực tiễn cao. Tăng cường hơn nữa vai trị của HĐND trong việc phê chuẩn dự toán, tránh phê chuẩn một cách đại khái. Dự toán

phải được xây dựng rõ ràng, chi tiết, theo chương, loại, khoản mục, tiểu mục và được lập theo đúng trình tự, phương pháp quy định. Trả lại dự tốn của những đơn vị lập khơng theo quy định và yêu cầu phải lập lại.

Trong khâu chấp hành dự toán:

Cần phải cấp phát kịp thời, nhanh gọn nhưng phải tuân thủ theo đúng nguyên tắc cấp phát. Sở Tài chính phối hợp với Sở Y tế trong việc cấp phát cho các chương trình mục tiêu về y tế, các chương trình quan trọng. Ngồi ra, Sở Tài chính phải có kế hoạch kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng kinh phí tại một số thời điểm quan trọng, nhất là về cuối năm để tránh tình trạng chạy hạn mức kinh phí vào cuối năm.

Sở Tài chính phải có kế hoạch phối hợp chặt chẽ với cơ quan KBNN và Sở y tế trong việc quản lý kinh phí từ NSNN cho hoạt động y tế ở các đơn vị để các đơn vị có kế hoạch sử dụng kinh phí hợp lý, đúng mục đích và mang lại hiệu quả cao.

Trong khâu quyết toán:

Khâu quyết tốn địi hỏi các đơn vị phải quyết toán theo số thực chi chứ khơng quyết tốn theo số cấp phát. Việc quyết toán phải dựa vào dự toán và phải chi tiết tới từng mục, tiểu mục. Khi quyết tốn, địi hỏi Sở Tài chính khi xét duyệt quyết tốn phải kiên quyết xuất tốn những khoản chi khơng hợp lý, chưa có mục đích rõ ràng và có thể trừ vào hạn mức kinh phí năm sau những khoản chi khơng hợp lý, hợp lệ nhưng khơng được bố trí trong hạn mức kinh phí năm quyết tốn.

Trong khâu quyết tốn địi hỏi phải nâng cao vai trị, trách nhiệm và tính hợp pháp của cơng tác thanh tra, kiểm tốn, quyết toán. Số liệu kiểm toán, thanh tra phải được pháp luật và cơ quan nhà nước cơng nhận.

Tóm lại: Chương 3 của chun đề này nêu ra một số giải pháp

nhằm tăng cường quản lý chi NSNN cho các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Những giải pháp này được xây dựng xuất phát từ những tồn tại trong quản lý chi NSNN cho các đơn vị này. Nó dựa trên một số yêu cầu nhất định và dựa trên những mục tiêu và định hướng cơ bản của ngành Y tế cũng như các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong thời gian tới. Muốn những giải pháp này phát huy tác dụng thì địi hỏi phải thực hiện đồng bộ và đặt trong những điều kiện nhất định cả trong quá trình phân phối và sử dụng NSNN cho các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi NSNN cho các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh thái bình (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)