tỉnh.
Như đã phân tích, chi NSNN cho sự nghiệp y tế cũng như cho các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Bình là cịn q ít so với sự
phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy nhu cầu tăng chi là rất lớn, nhưng một khoản chi lớn chưa chắc đã hiệu quả khi cơ cấu chi không phù hợp. Qua Chương 2, chúng ta đã thấy cơ cấu chi NSNN cho các bệnh viện tuyến tỉnh là chưa phù hợp. Các khoản chi khác chiếm một tỷ trọng rất cao, trong khi những khoản chi cho nghiệp vụ chuyên môn, mua sắm sửa chữa lại chưa tương xứng.
Cơ cấu chi được coi là hồn thiện khi mà: cơ cấu đó phù hợp với nguồn thu tài chính của địa phương, phù hợp với cơ cấu chi ngành y tế nhưng đồng thời phải phát huy được hiệu quả cao nhất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Chỉ dựa trên một cơ cấu chi hợp lý thì chi NSNN mới phát huy được tính hiệu quả. Nội dung của việc hồn thiện cơ cấu chi như sau:
Thực hiện tăng chi cho con người, bởi con người ở đây là thầy thuốc, người nắm sinh mệnh của người bệnh. Khi tăng chi cho con người cần quan tâm đến tiền lương, tiền thưởng … và tạo điều kiện cho các cán bộ y tế, đặc biệt là các y bác sỹ nhận được mức thu nhập phù hợp với khả năng mà họ đóng góp, nhận được đầy đủ, nhanh gọn và kịp thời sẽ tạo động lực cho y học góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ người dân.
Trong điều kiện hiện nay, công việc đầu tiên là sắp xếp lại đội ngũ y, bác sỹ, các cán bộ cơng tác trong ngành, tránh tình trạng chỗ thừa, chỗ thiếu, tiến hành tinh giảm nếu cần thiết để gọn nhẹ bộ máy quản lý.
Tăng chi cho nghiệp vụ chun mơn để đảm bảo đáp ứng đủ thuốc phịng và chữa bệnh, dịch truyền, máu, thiết bị chuyên dụng … với chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người bệnh. Ngoài ra tăng chi nghiệp vụ chuyên môn mới tạo điều kiện cho các y, bác sỹ phát
huy được tay nghề của họ, tránh được tình trạng thiếu trang thiết bị cần thiết cho khám chữa bệnh, tạo động lực cho các y, bác sỹ nhiệt tình trong khám chữa bệnh và nghiên cứu nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.
Tăng chi cho mua sắm sửa chữa ở mức độ thấp để tập trung chi cho con người và nghiệp vụ chuyên môn. Lựa chọn thứ tự ưu tiên trong mua sắm, sửa chữa, tránh mua sắm những thứ chưa cần thiết như ơ tơ, máy điều hịa nhiệt độ … tập trung chi cho việc cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng do xây dựng đã lâu nay xuống cấp.
Giảm mạnh các khoản chi khác bởi thực tế hiện nay các khoản chi về điện, nước, văn phòng phẩm … cịn q lãng phí vì nó khơng gắn với lợi ích trực tiếp với mỗi cá nhân. Do đó, đặt ra vấn đề là cần phải kiên quyết cắt bỏ và xuất tốn các khoản chi khơng hợp lý, giảm các khoản chi chưa cần thiết, xác định chính xác các khoản chi thuộc về cơng tác phí, hội nghị phí, tránh phơ trương, lãng phí trong hội họp …. Chỉ thực hiện cấp kinh phí và quyết tốn cho các khoản chi khác nếu có mục đích rõ ràng và được giải trình hợp lý, có như vậy mới tránh được sự tùy tiện khi hạch tốn các khoản chi khơng hợp lý vào mục các khoản chi khác.
Để thực hiện được các giải pháp này, đòi hỏi các đơn vị phải xây dựng được dự toán theo hướng sát với thực tế và Sở Tài chính dựa vào đó cùng với khả năng của ngân sách để bố trí các khoản chi cho phù hợp.