Bảng 3 .5 Biến động đất nơng nghiệp của nhóm hộ điều tra
Bảng 3.6 Tình hình sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ của hộ điều tra
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Số tiền Cơ cấu(%)
Mua đất 163 26,85
Xây, sửa nhà 156 25,70
Mua sắm đồ trong nhà 107 17,63
Học nghề, văn hóa 15 2,47
Đầu tư sản xuất 95 15,65
Mua bán dịch vụ 23 3,79
Tiết kiệm 33 5,44
Tiêu dùng hằng ngày 15 2,47
Tổng số tiền 607 100
Nguồn: Kết quả điều tra 2018
Qua Bảng 3.6 cho chúng ta thấy việc sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ của hộ điều tra như sau: Bình quân trong hộ bị thu hồi đất đã sử dụng số tiền được bồi thường, hỗ trợ cho việc mua đất ở chiếm 17,63%; Xây dựng nhà, sửa chữa, cải tạo lại nhà chiếm 25,7%; Mua sằm tiện nghi trong gia đình như Ti vi, Tủ lạnh, xe máy... chiếm 26,85%; Học nghê, học văn hóa chiếm 2,47%; Việc đầu tư vào sản xuất, ngành nghề chiếm 15,65%; Mua bán dịch vụ chiếm 3,79; Số gửi tiết kiệm tại ngân hàng chiếm 5,44%; Tiêu dùng hằng ngày chiếm 2,47%.
Qua cách thức sử dụng tiền đền bù cho thấy, hộ bị thu hồi đất đã chú trọng vào việc tái đầu tư, tạo cuộc sống ổn định như là mua đất sản xuất hoặc
42
đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Ngoài ra họ đã dành một khoản tiền lớn cho mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống như sửa chữa nhà cửa, mua sắm vật dụng trong nhà.
Chính sách đất đai của nhà nước ta thay đổi khác nhau qua các thời kỳ dẫn đến những biến động lớn về chủ sử dụng đất, ranh giới đất, gây khó khăn cho cơng tác quy hoạch và quản lý đất đai. Về khoản tiền bồi thường, hỗ trợ của mà các hộ nông dân khi bị thu hồi đất nông nghiệp nhận được. Khoản tiền này đáng ra phải dùng để đầu tư cho tái sản xuất, chuyển đổi ngành nghề, tìm việc làm mới cho những lao động bị ảnh hưởng do diện tích đất nơng nghiệp bị thu hồi, tạo ra thu nhập thay thế cho thu nhập từ sản xuất nơng nghiệp trên phần diện tích đã mất thì đa số các hộ sử dụng khơng đúng mục đích. Chủ yếu tập trung vào cho việc mua đất ở trong khi nhu cầu đất ở của các hộ chưa bức thiết, chi tiêu cho xây dựng, sửa chữa nhà, mua sắm tiện nghi; Đầu tư cho tái sản xuất, chuyển đổi ngành nghề, tìm việc làm mới chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Do vậy dẫn đến tình trạng sau khi đã chi tiêu hết số tiền đó, trong khi diện tích đất sản xuất đã bị thu hẹp thì hộ nơng dân sẽ gặp rất nhiều khó khăn như thất nghiệp, lao động khơng có việc làm, khơng có thu nhập trong khi các cơng ty trong cụm công nghiệp chỉ giải quyết được một số lượng lao động nhất định (lao động trẻ, có trình độ, tay nghề), kéo theo hệ luỵ là tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, chộm cắp, phạm pháp hình sự sảy ra làm ảnh hưởng tới cộng đồng và xã hội.
3.2.2. Ảnh hưởng tới trình độ lao động của hộ nơng dân bị thu hồi đất
Sự biến động của trình độ lao động ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và đến đời sống kinh tế cũng như sự phát triển chung của toàn xã hội. Yếu tố này tác động trực tiếp đến thu nhập bình quân của người dân nên sự biến động của lao động trong hộ sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu thu nhập của nhóm hộ.
Vì vậy, việc giải quyết và tạo việc làm mới cho người lao động khi đã mất đất nông nghiệp là cơng việc rất quan trọng, nó có ảnh hưởng khơng nhỏ tới cả người dân và cả xã hội. Tình hình thay đổi lao động của các nhóm bị thu hồi đất thể hiện trên bảng 3.7. Khi đất nơng nghiệp giảm sút về diện tích,
43
khối lượng công việc nông nghiệp giảm xuống, lao động nông nghiệp dư thừa lại xuất hiện nhu cầu tìm một cơng việc mới ngồi nơng nghiệp.
Số lao động trong độ tuổi lao động cũng đã tăng lên so trước khi thu hồi đất, tổng số lao động trong độ tuổi cũng tăng nhẹ từ 144 người lên 148 người.Mặt khác trình độ lao động sau khi thu hồi đất cũng được tăng lên theo thời gian. Cụ thể là trình độ Đại học trước thu hồi đất là 5 người đến sau khi thu hồi tăng lên là 8 người, Cao đẳng trước thu hồi đất là 4 người sau khi thu thôi tăng lên là 6 người, trung cấp từ 6 người trước thu hồi đất đã tăng lên 9 người sau khi thu hồi đất. Trình độ kỹ thuật của công nhân được tăng lên đáng kể là từ 22 người trước thu hồi lên 87 người sau thu hồi đất, Trình độ người khơng qua đào tạo đã giảm từ 107 người trước thu hồi đất xuống còn 38 người sau thu hồi đất.
Điều này cho thấy lực lượng lao động được giải quyết việc làm tăng qua các năm là nhờ có các cơng ty sản xuất, kinh doanh trong cụm công nghiệp. Nhưng bên cạnh đó cũng phải thấy rằng lực lượng lao động khơng có việc làm cũng tăng lên là do quá trình thu hồi đất nơng nghiệp đã làm giảm diện tích đất canh tác của các hộ nông dân, đãn đến một số lao động có độ tuổi cao, lao động khơng có tay nghề sẽ khơng có việc làm.
Việc hỗ trợ tập huấn, đào tạo nghề cũng tăng lên sau thu hồi đất. Cụ thể, số lao động được tập huấn nghề trước thu hồi là 30 người, sau thu hồi là 52 người (tăng 22 người); số lao động được đào tạo nghề trước thu hồi là 35 người, sau thu hồi tăng lên là 58 người (tăng 23 người); số lao động được hỗ trợ chuyển đổi nghề từ 0 người trước thu hồi tăng lên là 38 người sau thu hồi. Điều này cho thấy nhà nước đã quan tâm trong việc hỗ trợ tập huấn, đào tạo nghề cho nhân dân địa phương.
44