1.3. Quy trình kiểm tốn khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm
1.3.2. Thực hiện kiểm toán
1.3.2.1. Khảo sát kiểm soát khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm tốn BCTC
Tìm hiểu đánh giá về các chính sách kiểm soát, các quy định về kiểm soát nội bộ về khoản mục phải thu khách hàng.
Để có được hiểu biết về các chính sách, các quy định của đơn vị về KSNB đối với các khoản phải thu khách hàng, kiểm toán viên cần yêu cầu các nhà quản lý đơn vị cung cấp để đọc và nghiên cứu, đánh giá các văn bản quy định về KSNB có liên quan như: Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận hay cá nhân trong việc phê chuẩn bán chịu...
Nhằm kiểm tra tính hiện hữu trong vận hành của các quy chế KSNB, cụ thể là sự hiện hữu và tính thường xuyên, liên tục trong vận hành của các quy chế kiểm soát, các bước kiểm soát.
Hoạt động KSNB đối với khoản phải thu khách hàng được thể hiện thông qua việc tổ chức triển khai thực hiện các quy chế KSNB nhằm quản lý các khoản phải thu. Sau khi tìm hiểu đánh giá về các quy chế KSNB phải tiếp tục khảo sát để đánh giá sự vận hành của các quy chế kiểm soát, các bước kiểm soát bằng cách sử dụng cá kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán như:
Phỏng vấn các nhân viên có liên quan trong đơn vị bằng việc thiết lập hệ
thống câu hỏi sẵn về KSNB khoản phải thu khách hàng.
Trực tiếp khảo sát, thu thập, tìm hiểu về quá
trình KSNB các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến việc hình thành khoản Phải thu khách hàng
Điều tra, phỏng vấn, thực hiện lại, kiểm tra từ
đầu đến cuối và kiểm tra ngược lại, trong đó phỏng vấn là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất vì thực hiện đơn giản nhưng vẫn đem lại hiệu quả cao.
Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc kiểm soát nội bộ đối với khoản mục Phải thu khách hàng
Sự thực hiện đúng đắn các nguyên tắc "Phân công,phân nhiệm", nguyên tắc "Bất kiêm nhiệm", nguyên tắc “phê chuẩn,ủy quyền” sẽ đảm bảo tăng cường hiệu lực của hoạt động kiểm soát, ngăn ngừa hay hạn chế được sự lạm dụng hay lợi dụng chức năng, quyền hạn trong q trình thực hiện cơng việc
1.3.2.2. Khảo sát cơ bản đối với khoản mục phải thu khách hàng
Thủ tục phân tích, đánh giá tổng quát
Thực hiện thủ tục phân tích đánh giá tổng quát là việc xem xét số liệu trên BCTC thông qua mối quan hệ và những tỷ lệ giữa các chỉ tiêu trên BCTC. Đối với kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng, KTV thực hiện các thủ tục sau:
+ So sánh số dư chi tiết của các tháng, các năm kiểm toán với số dư các tháng, các năm trước để loại trừ ảnh hưởng của mùa vụ tới số dư. KTV xem xét tính khả thi của kế hoạch và sự thay đổi có phù hợp với kế hoạch hay không.
+ So sánh số dư, số phát sinh thực tế của doanh nghiệp này với các doanh nghiệp khác có cùng quy mơ, lãnh thổ, cùng ngành nghề, cùng loại hình sản xuất kinh doanh.
- Phân tích tỷ suất: Khi phân tích khoản mục Phải thu khách hàng, KTV
phân tích đánh giá một số tỷ suất thanh toán của đơn vị để xem xét khả năng thanh toán của đơn vi:
Tỷ suất khả năng thanh toán hiện thời:
Tỷ suất khả năng thanh toán hiện thời
=
Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn h
n
Tỷ suất này nói lên khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong hiện tại, đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn.
Tỷ suất khả năng thanh toán nhanh
Tỷ suất khả năng thanh toán nhanh
= Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
Tỷ suất này nói lên khả năng thanh tốn nhanh các khoản cơng nợ ngắn hạn.
Tỷ suất khả năng thanh tốn tức thì
Tỷ suất khả năng thanh tức thì
= Tiền + Đầu tư ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Tỷ suất này nói lên khả năng thanh tốn tức thì các khoản cơng nợ ngắn hạn bằng tiền và các khoản đầu tư ngắn hạn.
Số vòng quay phải thu khách hàng
= Doanh thu thuần
Việc so sánh tỷ số này với số liệu bình qn ngành hoặc của năm trước có thể giúp KTV hiểu biết về hoạt động kinh doanh của khách hàng cũng như dự đốn khả năng có sai lệch trong báo cáo tài chính
Việc tiến hành các thủ tục phân tích giúp KTV thấy được nguyên nhân dẫn đến sự biến động là hợp lý hay khơng? Trên cơ sở đó, KTV khoanh vùng trọng tâm kiểm toán và đi vào kiểm tra chi tiết
-Phân tích thơng tin phi tài chính:
Các thơng tin phi tài chính có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến thơng tin tài chính của khoản mục Phải thu khách hàng như thông tin về mơi trường kinh doanh, về giá cả thị trường, về chính sách của Nhà nước,…
Trong khi thực hiện các so sánh, cần làm rõ những tác động của các yếu tố gây sự biến động đương nhiên đối với Phải thu khách hàng và chỉ ra các nghi ngờ về sai phạm có thể có. Các yếu tố gây sự biến động đương nhiên của từng thơng tin tài chính lệ thuộc vào loại thơng tin tài chính cụ thể. Ví dụ:
+Sự thay đổi của quy mô kinh doanh theo kế hoạch đã được phê chuẩn sẽ dẫn đến tăng hay giảm Phải thu khách hàng.
+Sự biến động của giá cả trên thị trường, có thể do quan hệ cung cầu thay đổi hay do chất lượng hàng hóa thay đổi dẫn đến Phải thu khách hàng cũng biến động theo.
+Sự biến động của tỉ giá ngoại tệ trên thị trường sẽ dẫn đến tăng hay giảm Phải thu khách hàng.
Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết đối với khoản phải thu khách hàng
Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ phải thu khách hàng
Kiểm tra CSDL “sự phát sinh” của nghiệp vụ
- Kiểm tra hóa đơn bán hàng tương ứng của khoản phải thu khách hàng đã ghi sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết phải thu khách hàng.
- Kiểm tra hồ sơ phê chuẩn cho nghiệp vụ bán hàng chịu: như đơn đặt hàng, hợp đồng thương mại … xem xét tính đúng đắn, hợp lý của nội dung phê chuẩn và tính thẩm quyền của người phê chuẩn.
- Kiểm tra nghiệp vụ bán hàng chịu trên có chứng từ xuất kho, chứng từ vận chuyển tương ứng (nếu có) hay khơng.
- Gửi thư hoặc trực tiếp yêu cầu người mua xác nhận về cơng nợ để có cơ sở xác minh về tính có thật của khoản phải thu khách hàng.
- Kiểm tra sơ đồ hạch tốn thơng qua bút tốn ghi sổ đồng thời trên các sổ tài khoản tương ứng như (TK 511, TK 3331…)
Kiểm tra CSDL “tính tốn và đánh giá”
- Tiến hành kiểm tra các thông tin là cơ sở mà đơn vị dùng để tính khoản phải thu khách hàng xem có hợp lý và đúng đắn hay khơng. Cụ thể là kiểm tra về: số lượng, đơn giá, thuế suất thuế GTGT của hàng bán chịu.
- Trường hợp bán hàng chịu bằng ngoại tệ, Kiểm toán viên phải kiểm tra tỷ giá ngoại tệ ghi nhận trên hóa đơn bán chịu có đúng theo tỷ giá ngoại tệ do ngân hàng công bố tại thời điểm bán hàng chịu hay khơng.
Kiểm tra CSDL “sự hạch tốn đầy đủ”
- Kiểm tra tính liên tục của chứng từ, hố đơn phải thu khách hàng, đặc biệt chú ý đến các chứng từ chứng minh của các nghiệp vụ phát sinh vào đầu và cuối kỳ, nhằm kiểm tra xem các nghiệp vụ này đã được ghi sổ vào sổ kế toán tổng hợp, chi tiết, báo cáo công nợ, bảng kê phải thu khách hàng hay chưa. Kiểm tra các nghiệp vụ thanh toán của người mua phát sinh vào đầu kỳ kế toán sau.
Kiểm tra CSDL về “sự phân loại và hạch tốn đúng đắn”
- KTV kiểm tra chính sách phân loại và hạch toán các khoản phải thu của đơn vị.
- Kiểm tra nội dung ghi chép trên chứng từ về sự rõ ràng, tính đầy đủ, chính xác, để đảm bảo khơng lẫn lộn giữa nghiệp vụ phải thu khách hàng với nghiệp vụ khách như (phải thu nội bộ, phải thu khách hàng)
- Kiểm toán viên kiểm tra các sổ chi tiết cơng nợ và q trình ghi chép đúng phương pháp bằng cách xem xét, đối chiếu, quan sát quá trình xử lý nghiệp vụ phát sinh và việc ghi sổ kế toán theo đúng quy định.
Kiểm tra CSDL về “sự phân loại và hạch toán đúng kỳ”
- Kiểm tốn viên cịn phải thực hiện kiểm tra ngày tháng trên chứng từ, hố đơn có liên quan với ngày tháng ghi nhận nghiệp vụ vào sổ kế toán và bảng kê các chứng từ hố đơn hàng bán ra trong kỳ. Ngồi ra để kiểm tra các nghiệp vụ phải thu khách hàng có được ghi chép đúng kỳ hay khơng thì kiểm tốn viên cũng phải kiểm tra các nghiệp vụ liên quan đến khoản phải thu phát sinh vào đầu kỳ kế toán sau.
Kiểm tra chi tiết số dư phải thu khách hàng
Đối với số dư đầu kì:
Nếu việc kiểm tốn năm trước được thực hiện bởi chính cơng ty kiểm tốn đang thực hiện kiểm tốn Báo cáo tài chính năm này và số dư đầu kỳ đã được xác định là đúng thì khơng cần thiết phải thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung.
Nếu việc kiểm toán năm trước được thực hiện bởi cơng ty kiểm tốn khác, KTV phải xem xét Báo cáo kiểm toán năm trước và hồ sơ kiểm toán năm trước, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến khoản phải thu khách hàng, nếu có thể tin cậy được thì KTV cũng có thể chấp nhận kết quả kiểm tốn năm trước mà không cần thực hiện thêm các thủ tục kiểm toán bổ sung.
Nếu báo cáo kiểm toán năm trước chưa được kiểm toán hoặc việc kiểm toán năm trước được thực hiện bởi cơng ty kiểm tốn khác và kiểm tốn viên không tin tưởng vào kết quả kiểm toán năm trước hoặc Báo cáo kiểm toán năm trước khơng chấp nhận tồn phần đối với số dư các khoản phải thu khách hàng, thì KTV phải xem xét đến các ngun nhân khơng chấp nhận tồn phần của KTV năm trước. Trong các trường hợp này, KTV phải ấp dụng các thủ tục kiểm toán bổ sung như: Kiểm tra các chứng từ chứng minh cho số dư đầu năm, kiểm tra các biên bản đối chiếu công nợ của năm trước, kiểm tra các thư xác nhận từ người mua cuối năm trước…
Đối với số dư cuối kỳ:
Kiểm tra CSDL: “Sự hiện hữu” và “Quyền và nghĩa vụ”:
- KTV yêu cầu đơn vị cung cấp các bảng liệt kê chi tiết công nợ đối với từng người mua. Từ đó, tiến hành kiểm tra danh mục và sự tồn tại của người
mua; Đồng thời làm căn cứ kiểm tra, đối chiếu với các chứng từ, tài liệu liên quan.
- Kiểm tra các biên bảnđối chiếu cơng nợ của đơn vị được kiểm tốn với các người mua và cúng lưu ý đặc biệt đối với trường hợp khơng có bioeen bản đối chiếu cơng nợ này để có thủ tục kiểm tốn thay thế.
- Tiến hành xin xác nhận các khoản nợ còn phải thu từ khách hàng.
Kiểm tra CSDL: ‘Tính tốn và đánh giá”:
- Kiểm tra tính hợp lý và chính xác của các cơ sở tính tốn nợ phải thu mà đơn vị đã thực hiện, bằng cách so sánh đối chiếu số lượng hàng bán chịu và đơn giá bán chịu trên hóa đơn bán hàng chưa thu tiền với thông tin tương ứng đã ghi trên hợp đồng thương mại hay trên kế hoạch bán hàng, trên bản niêm yết giá của đơn vị,… đã được phê chuẩn.
- Kiểm tra tính chính xác của số liệu do đơn vị tính tốn về nợ cịn phải thu.
- Cần lưu ý các trường hợp bán hàng có áp dụng các chính sách giảm giá, chiết khấu thương mại sẽ có liên quan đến tính tốn nợ cịn phải thu.
Kiểm tra CSDL “Cộng dồn”:
- Kiểm tra tính đúng đắn (chính xác) của việc tổng hợp công nợ: Bằng cách đối chiếu từng trang sổ chi tiết Phải thu khách hàng với Bảng kê chi tiết công nợ về các số liệu tương ứng, đặc biệt là số dư cuối kỳ.
- Kiểm tra tính đầy đủ của việc tổng hợp công nợ: Bằng cách so sánh danh mục của người mua từ các sổ chi tiết Phải thu khách hàng với Bảng kê chi tiết công nợ.
- Kiểm tra tính chính xác của việc tổng hợp số liệu trên Bảng kê chi tiết công nợ.
Kiếm tra CSDL ‘Trình bày và cơng bố”:
- Kiểm tra thơng tin trình bày trên BCTC về khoản cịn phải thu khách hàng có phù hợp với quy định của chế độ kế tốn hay khơng.
- Kiểm tra tính nhất quán của số liệu trên BCTC với số liệu trên sổ kế toán của đơn vị và/hoặc với số liệu trên Bảng cân đối thử theo thời gian của các khoản phải thu khách hàng.