cấp dịch vụ tại Chi nhánh A&C Hà Nội với chương trình kiểm tốn mẫu của Hội kiểm tốn viên hành nghề Việt Nam (VACPA)
Để hướng dẫn thực hành kiểm toán, Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) đã ban hành chương trình kiểm tốn mẫu các khoản mục cũng như mẫu báo cáo, hướng dẫn lập hồ sơ kiểm toán, … theo Quyết định số 1089/QĐ-VACPA ngày 01/10/2010 của Chủ tịch VACPA. Dưới đây là chương trình kiểm tốn mẫu của VACPA cho khoản mục doanh thu:
Bảng 1.1: Các thủ tục kiểm toán khoản mục Doanh thu trong chương trình kiểm tốn mẫu của VACPA
STT Thủ tục Người thực hiện Tham chiếu I. Các thủ tục chung 1
Kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với quy định của Chuẩn mực và chế độ kế tốn hiện hành.
2
Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số năm trước. Đối chiếu các số liệu trên bảng số liệu tổng hợp với Bảng CĐPS và giấy tờ làm việc của kiểm tốn năm trước (nếu có).
II. Kiểm tra phân tích
1
So sánh doanh thu bán hàng và doanh thu hàng bán bị trả lại, tỷ lệ các khoản mục giảm trừ doanh thu trên tổng doanh thu giữa năm nay và năm trước, thu thập giải trình cho những biến động bất thường.
2
Phân tích sự biến động của tổng doanh thu, doanh thu theo từng loại hoạt động giữa năm nay với năm trước, thu thập sự giải trình cho những biến động bất thường.
III. Kiểm tra chi tiết
1
Lập bảng tổng hợp doanh thu theo khách hàng, nhóm hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp theo các tháng trong năm, đối chiếu Sổ Cái.
2
Đối chiếu doanh thu theo từng khách hàng hoặc từng tháng, hoặc từng loại hàng hóa dịch vụ với các tài liệu độc lập khác như: Báo cáo tổng hợp doanh thu bán hàng của phòng bán hàng, phòng xuất khẩu,… về số lượng, giá trị và giải thích chênh lệch lớn (nếu có).
Đối chiếu doanh thu hạch toán với doanh thu theo tờ khai VAT trong năm.
3
Chọn mẫu các khoản doanh thu ghi nhận trong năm và kiểm tra hồ sơ bán hàng liên quan. Đối với doanh thu bằng ngoại tệ, cần kiểm tra tính hợp lý của tỷ giá áp dụng để quy đổi.
4
Kiểm tra chi tiết hồ sơ đối với các khoản giảm trừ doanh thu lớn trong năm, đảm bảo tuân thủ các quy định bán hàng của DN cũng như luật thuế.
5 Kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu:
5.1 Kiểm tra hóa đơn bán hàng, vận đơn, phiếu xuất kho, hợp đồng của các lô hàng được bán trước _____ ngày và sau ____ ngày kể từ ngày khóa sổ kế tốn để đảm bảo doanh thu đã được ghi chép đúng kỳ.
5.2 Kiểm tra tính hợp lý của các lơ hàng bị trả lại hoặc giảm giá hàng bán phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán, đánh giá ảnh hưởng đến khoản doanh thu đã ghi nhận trong năm.
6 Kiểm tra tính trình bày về doanh thu trên BCTC.
IV. Thủ tục kiểm toán khác
So sánh hai chương trình kiểm tốn ta có thể thấy sự tương đồng nhất định trong các thủ tục kiểm tốn. Tuy nhiên có sự khác biệt trong hai chương trình kiểm tốn ở một số đặc điểm sau:
-Về thử nghiệm kiểm sốt:
Chương trình kiểm tốn của VACPA khơng có các thử nghiệm kiểm sốt, đánh giá tính hiệu quả của HTKSNB khách hàng. Cơng việc này là rất quan trọng vì nó cho phép kiểm toán viên xác định được rủi ro tiềm tàng cũng như rủi ro kiểm tốn, từ đó ước lượng được khối lượng cơng việc cần làm.
-Về các thử nghiệm cơ bản:
Chương trình kiểm tốn của A&C-Hà Nội chi tiết hơn, quy định cụ thể các công việc cần làm đến mức tối đa, giúp cho kiểm toán viễn dễ dàng tiếp cận với cơng việc kiểm tốn. Chương trình kiểm tốn của VACPA khơng chi tiết như của A&C cũng là hồn tồn hợp lý vì VACPA thiết kế chương trình cho tất cả các cơng ty kiểm tốn tham khảo. Mỗi cơng ty có một loại hình khách hàng, thị trường mục tiêu riêng nên việc chi tiết hóa nhiều khi khơng đem lại hiệu quả tối ưu vì rõ ràng có thể thủ tục này phù hợp với công ty này nhưng không phù hợp với công ty khác.
Điểm khác biệt lớn nhất là việc chương trình kiểm tốn của A&C-Hà Nội có thủ tục xem xét ký lưỡng “Đọc lướt qua sổ chi tiết các tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu bán hàng nội bộ, các tài khoản giảm trừ doanh thu để phát hiện các nghiệp vụ bất thường và kiểm tra với chứng từ gốc”. Đây là thủ tục quan trọng, đặc biệt đối với khoản mục chứa đựng nhiều rủi ro như doanh thu. Đọc lướt các nghiệp vụ trên sổ kế tốn ta có thể thấy những đối ứng lạ, nhưng nghiệp vụ có giá trị lớn bất thường,… từ đó có thể phát hiện được nhiều sai phạm trọng yếu. Thủ tục này quan trọng cịn bởi vì các thủ tục khác khơng thể thay thế vai trị của nó trong việc phát hiện sai phạm nên đây là một thủ tục khơng thể bỏ qua trong kiểm tốn doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Như vậy qua tìm hiểu đặc điểm khoản mục doanh thu cũng như quy trình kiểm tốn khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại Chi nhánh A&C-Hà Nội ta có cái nhìn tổng quan về kiểm tốn khoản mục này. Chương 2 sẽ đi sâu vào phân tích việc thực hành kiểm tốn tại một số đơn vị khách hàng để làm rõ hơn thực trạng kiểm toán doanh thu tại Chi nhánh A&C-Hà Nội.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TỐN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CHI NHÁNH CƠNG TY TNHH KIỂM
TỐN VÀ TƯ VẤN A&C TẠI HÀ NỘI