Quy trình kiểm tốn HTK trong kiểm toán BCTC tại A&C:

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện quy trình kiểm toán HTK trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn ac (Trang 44 - 50)

2.1 Tổng quan chung về công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C-chi nhánh

2.1.6. Quy trình kiểm tốn HTK trong kiểm toán BCTC tại A&C:

*Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán

- Tiền kế hoạch

+ Khảo sát, tìm hiểu về khách hàng

+ Tiếp nhận yêu cầu và thu thập thông tin tổng quát về khách hàng + Gởi thư báo giá, nhận phản hồi của khách hàng, lập hợp đồng kiểm toán + Xem xét các vấn đề liên quan đến cuộc kiểm toán

- Lập kế hoạch kiểm toán

+ Nhận biết các yếu tố: phạm vi, mơi trường, mục đích kiểm tốn, thời điểm kiểm tốn. Phát triển chiến lược kiểm toán sau khi xem xét

+ Xác lập mức trọng yếu sơ bộ, xem xét và đánh giá các rủi ro... + Thiết lập kế hoạch kiểm toán tổng thể

* Giai đoạn thực hiện kiểm toán

- Tiến hành kiểm kê tài sản cố định, hàng tồn kho, tiền mặt (nếu có). - Kiểm tra HTKSNB, kiểm tra số dư tài khoản, kiểm tra chi tiết nghiệp vụ

- Đánh giá các giả định quan trọng được sử dụng.

- Nhận biết các bên liên quan, thu thập bằng chứng có liên quan. - Lưu giữ bằng chứng về các thủ tục đã thực hiện.

- Nhóm trưởng tập hợp vấn đề và trao đổi với khách hàng về các vấn đề phát sinh, bút toán điều chỉnh trong cuộc kiểm tốn.

*Giai đoạn hồn thành kiểm tốn

- Hồn tất và sốt xét

+ Kết luận về tổng thể của cuộc kiểm toán

Ghi chú về các soát xét chất lượng của cuộc kiểm toán + Các vấn đề cần xem xét ở cuộc kiểm toán năm sau

- Lập báo cáo

+ Thư quản lý gởi khách hàng, dự thảo báo cáo + Phát hành báo cáo kiểm toán gửi khách hàng.

 Tài liệu cần cung cấp.

- Sổ cái và các sổ chi tiết các tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân cơng trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi cơng, chi phí sản xuất chung.

- Bảng tổng hợp theo tiết khoản chi phí cho từng tháng (quý) và cả năm. - Thẻ kho, báo cáo nhập xuất tồn kho, phiếu xuất kho, nhập kho. - Biên bản kiểm kê hàng tồn kho và biên bản xử lý chênh lệch. - Bảng tính dự phịng giảm giá hàng tồn kho.

- Bảng tính giá thành, đánh giá sản phẩm dở dang.

 Lập Biểu tổng hợp về hàng tồn kho.

- Đối chiếu số dư đầu năm trên Biểu tổng hợp, Bảng cân đối số phát sinh, sổ cái với số dư cuối năm trước hoặc hồ sơ kiểm tốn năm trước (nếu có).

- Đối chiếu số liệu cuối kỳ trên Biểu tổng hợp với sổ cái, sổ chi tiết.

 Các chính sách kế tốn.

- Xem xét xem chính sánh kế tốn áp dụng cho hàng tồn kho có phù hợp với các chuẩn mực kế tốn như:

+ Ngun tắc xác định giá gốc hàng tồn kho.

+ Phương pháp kế toán và phương pháp đánh giá hàng tồn kho. + Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm. + Chính sách lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho.

- Xem xét xem chính sách kế tốn áp dụng cho hàng tồn kho có nhất quán với các năm trước không.

Kiểm tra hệ thống kiểm soát

- Kiểm tra các hoạt động kiểm soát về mua hàng, phải trả và trả tiền và các hoạt động kiểm sốt về xuất kho, tính giá thành và giá vốn.

Thủ tục phân tích

- So sánh sự biến động của từng loại hàng tồn kho giữa kỳ này với kỳ trước. Tìm hiểu và thu thập giải thích cho các biến động bất thường.

- So sánh các tỷ số tài chính về hàng tồn kho, từng khoản mục chi phí và giá thành đơn vị giữa kỳ này với kỳ trước. Tìm hiểu và thu thập giải thích cho các biến động bất thường.

Kiểm tra chi tiết

- Đối chiếu số dư đầu năm trên Báo cáo nhập xuất tồn với số dư cuối năm trước hoặc hồ sơ kiểm toán năm trước (nếu có).

- Trường hợp kiểm tốn năm đầu tiên, xem hồ sơ kiểm tốn năm trước của cơng ty kiểm toán khác hoặc thực hiện kiểm kê tại ngày kiểm toán và cộng trừ lùi để xác định hàng tồn kho tại thời điểm cuối năm trước, xem xét tính hợp lý của tỷ lệ lãi gộp để xác nhận số dư đầu năm.

- Đối chiếu số dư cuối kỳ trên Báo cáo nhập xuất tồn với Biên bản kiểm kê hàng tồn kho, sổ chi tiết hàng tồn kho.

- Xem lướt qua Báo cáo nhập xuất tồn để xem có các khoản mục bất thường khơng?

- Trường hợp Kiểm tốn viên tham gia kiểm kê: + Xem xét lại hồ sơ kiểm kê.

+ Đối chiếu số lượng các HTK trên Báo cáo nhập xuất tồn với số lượng trên Biên bản kiểm kê.

+ Trường hợp thời điểm kiểm kê không phải tại ngày kết thúc kỳ kế toán, kiểm tra các phiếu nhập, xuất kho để xác định số lượng hàng tồn kho tại ngày kết thúc kỳ kế toán.

+ Kiểm tra việc điều chỉnh sổ sách kế toán theo số liệu kiểm kê, tất cả các khoản chênh lệch lớn cần phải được xem xét.

- Trường hợp Kiếm tốn viên khơng tham gia kiếm kê:

+ Thu thập các tài liệu liên quan đến cuộc kiểm kê mà đơn vị đã thực hiện.

+ Đánh giá mức độ tin cậy về kết quả kiểm kê của đơn vị.

+ Thực hiện việc kiểm kê mẫu một số khoản mục hàng tồn kho trọng yếu và tiến hành kiểm tra các phiếu nhập, xuất kho để xác định số lượng HTK tại ngày kết thúc kỳ kế tốn.

- Trường hợp đơn vị khơng tổ chức kiểm kê, thực hiện việc kiểm kê mẫu một số khoản mục HTK trọng yếu tại thời điểm kiểm toán và tiến hành cộng trừ lùi để xác định số lượng HTK tại ngày kết thúc kỳ kế toán.

- Kiểm tra việc xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm kê.

- Chọn mẫu một số nghiệp vụ nhập kho và xuất kho để kiểm tra sự phù hợp với chứng từ gốc.

- Chọn một số mặt hàng tồn kho để kiểm tra xem phương pháp tính giá hàng tồn kho có phù hợp với chính sách kế tốn đã cơng bố không?

- Kiểm tra việc ghi nhận hàng tồn kho đúng niên độ - Kiểm tra việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.

+ Đối chiếu số lượng sản phẩm dở dang trên bảng tính giá thành (hoặc một tài liệu tương đương) với Biên bản kiểm kê.

+ So sánh tỷ lệ phần trăm hồn thành ước tính dựa trên quan sát tại thời điểm kiểm kê với tỷ lệ được dùng để tính tốn giá trị sản phẩm dở dang. Thu thập giải trình hợp lý cho các chênh lệch trọng yếu.

+ Kiểm tra việc tính tốn và phân bổ chi phí sản xuất cho sản phẩm dở dang cuối kỳ.

- Kiểm tra tính tốn giá thành sản phẩm trong kỳ:

 Đối với hoạt động sản xuất

Thu thập Bảng tính giá thành sản phẩm trong kỳ và tiến hành kiểm tra: + Đối chiếu số liệu về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân cơng trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu năm và cuối kỳ với các sổ chi tiết và giấy tờ làm việc có liên quan.

+ Kiểm tra số lượng thành phẩm sản xuất trong kỳ.

+ Từ định mức nguyên vật liệu để sản xuất một sản phẩm (chú ý xem đơn vị đã đăng ký với cơ quan Thuế chưa) và số lượng thành phẩm sản xuất, tính tốn và đánh giá tính hợp lý của lượng nguyên vật chính xuất dùng trong kỳ.

+ Kết hợp với phần hành kiểm toán Phải trả người lao động để kiểm tra tính hợp lý của chi phí nhân cơng trực tiếp đã được hạch toán vào tài khoản 622.

Chi phí sản xuất chung:

+ Kết hợp với các phần HTK, lương, TSCĐ, chi phí trả trước, chi phí

trích trước, thuế để kiểm tra tính hợp lý của các khoản chi phí nguyên vật liệu, chi phí cho nhân viên, khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngồi.

+ Thực hiện ước tính các khoản chi phí dịch vụ mua ngồi có thể ước tính được như: điện, nước, tiền th văn phịng,...

 Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt

+ Thu thập Bảng tổng hợp chi phí cho từng cơng trình

+ Thu thập hợp đồng liên quan đến các cơng trình, thu thập thơng tin về tiến độ thực hiện cơng trình, thời điểm hoàn thành để đánh giá tiến độ hoàn thành đã phản ánh trên sổ sách có phù hợp hay khơng.

+ Đối chiếu số liệu các khoản mục chi phí tổng hợp tại bảng tổng hợp chi phí xây dựng cơng trình với số liệu phản ánh tại sổ cái tài khoản 621, 622, 627 và 154 để bảo đảm sự phù hợp.

+ Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến các cơng trình với chứng từ gốc.

+ Đối với các cơng trình kết chuyển doanh thu, giá vốn theo từng giai đoạn: kiểm tra tính hợp lý của việc xác định tỷ lệ % hồn thành cơng trình để kết chuyển giá vốn phù hợp với doanh thu.

* Kiếm tra việc lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho

+ Tìm hiểu và đánh giá tính hợp lý của các phương pháp tính dự phịng áp dụng (nếu có).

+ Sốt xét lại HTK quay vịng chậm, tồn kho lỗi thời hoặc đã hư hỏng. + Phân tích lợi nhuận gộp để xem xét liệu có phát sinh HTK có giá thành cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện để xác định nhu cầu lập dự phòng.

+ Đánh giá cách xử lý thuế đối với các khoản dự phịng giảm giá đã trích lập.

+ Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế tốn có liên hệ và có thể ảnh hưởng tới dự phịng giảm giá hàng tồn kho.

- Kiểm tra phiếu nhập kho đầu kỳ sau để đảm bảo rằng hàng đi đường tại ngày kết thúc kỳ kế toán đã được ghi nhận hợp lý.

- Kiểm tra các chứng từ có liên quan đến hàng gửi bán, hàng gửi bên thứ 3 giữ hộ như: hợp đồng, phiếu xuất kho, biên bản giao nhận, xác nhận từ bên nhận giữ hộ hàng hóa,... Kiểm tra việc ghi nhận doanh thu của hàng gửi bán hoặc các chứng từ nhập kho hàng gửi bên thứ 3 trong kỳ sau.

- Thu thập bằng chứng về hàng tồn kho cầm cố, thế chấp, hàng tồn kho không thuộc quyền sở hữu của đơn vị.

- Phân tích đối ứng, xem xét nghiệp vụ bất thường

- Xem xét việc phân loại, trình bày và cơng bố hàng tồn kho trên Báo cáo tài chính có phù hợp với Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán áp dụng ở trên không.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện quy trình kiểm toán HTK trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn ac (Trang 44 - 50)