Kiến nghị đối với nhà nước

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoạt động kinh doanh bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt tại công ty bảo minh hà nội – thực trạng và giải pháp (Trang 62 - 64)

Có rất nhiều yếu tố dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bảo hiểm Việt Nam những năm gần đây. Đó là do sự ổn định về chính trị, kinh tế cũng như chính sách mở cửa làm cho Việt Nam trở thành thị trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngồi từ đó làm gia tăng và thu hút nhiều hơn vốn đầu tư phục vụ phát triển kinh tế. Môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm cũng ngày càng được hoàn thiện, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, tạo ra hành lang vững chắc cho các doanh nghiệp tự do hoạt động theo khn khổ pháp luật; đặc biệt thị trường tài chính Việt Nam phát triển không ngừng với sự tham gia của các tổ chức tài chính – tín dụng trong và ngồi nước đã tác động khơng nhỏ tới thị trường bảo hiểm.

Bảo hiểm khơng cịn là từ q xa lạ với cộng đồng xã hội. Người dân đã bắt đầu nhận thức đầy đủ vai trò và tầm quan trọng của bảo hiểm đối với cuộc sống cộng đồng và cuộc sống cá nhân.

Trong thời gian tới, thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục phát triển và biến chuyển không ngừng. Điều đó mở ra nhiều cơ hội và thách thức

từ nước ngoài và đầu tư trong nước phát triển nhanh chóng, nhất là đầu tư ngành nghề mới, cơng nghệ cao như đóng tàu, xây dựng đường tàu điện ngầm, xây dựng ngành điện tử, công nghệ thông tin, xây dựng nhà máy lọc dầu, điện nguyên tử, vệ tinh, sản xuất linh kiện máy bay… Đây là tiềm năng cho BH xây dựng lắp đặt, BH tài sản, BH kỹ thuật, BH trách nhiệm phát triển. Trong những năm tới đây, sẽ có rất nhiều các cơng ty bảo hiểm nước ngoài xâm nhập vào thị trường bảo hiểm Việt Nam. Cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt hơn, đó sẽ vừa là một khó khăn, nhưng cũng là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn. Do vậy, vai trị của cơ quan chức năng có liên quan mà ở đây là Bộ Tài chính là hết sức quan trọng. Bộ Tài chính cần phải tạo ra một mơi trường cạnh tranh lành mạnh cho các DNBH. Để làm được điều đó, Nhà nước cùng với Bộ Tài chính cần phải:

- Tăng cường kiểm tra giám sát từ nhiều phía. Phối hợp kiểm tra giữa DNBH với Cục Cảnh sát PCCC và cơ quan chức năng cần chặt chẽ hơn. Để tất cả những đơn vị nào thuộc diện bắt buộc đều phải tham gia bảo hiểm Cháy nổ hoặc tham gia BHHH&RRĐB, tránh trường hợp gian lận, trốn không tham gia bảo hiểm.

- Bộ Tài chính và Bộ Cơng an cần tổ chức công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc của tất cả các tổ chức,doanh nghiệp thuộc diện phải mua loại này cũng như các DNBH. Đồng thời đưa ra hình thức xử phạt và mức phạt rõ ràng đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm.

- Cần rà sốt lại, hồn thiện các văn bản hướng dẫn việc thực hiện bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, cần xác định chi tiết hơn nữa tài sản phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc cùng các cơ chế tài chính thích hợp, xây dựng mẫu đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận về an tồn phịng cháy chữa cháy thống nhất và có tính pháp lý cao.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các DNBH trong nước hợp tác với các DNBH, doanh nghiệp tái bảo hiểm, các tập đồn tài chính, ngân hàng hàng đầu thế giới thông qua các cuộc giao lưu hợp tác kinh tế thương mại giữa các Chính phủ.

- Cần thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh của các DNBH để tránh tình trạng cạnh tranh phí bảo hiểm và hoa hồng đại lý không lành mạnh và giải quyết các vụ vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.

- Tăng cường củng cố vai trò quản lý của Nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kiểm tra việc thi hành các quy tắc tài chính kế tốn của các DNBH.

- Nhà nước cần có chính sách đầu tư, ưu đãi thuế cho các đơn vị tham gia bảo hiểm hỏa hoạn cũng như hỗ trợ các công ty bảo hiểm xây dựng được ngân hàng thông tin rõ ràng, tin cậy, được cập nhập để cho các cơng ty bảo hiểm đầu tư có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoạt động kinh doanh bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt tại công ty bảo minh hà nội – thực trạng và giải pháp (Trang 62 - 64)