Một số kiến nghị với công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoạt động kinh doanh bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt tại công ty bảo minh hà nội – thực trạng và giải pháp (Trang 65 - 81)

a) Công tác tổ chức nhân sự:

Đối với mỗi cơng ty, mỗi doanh nghiệp thì vấn đề tổ chức nhân sự được đánh giá là rất quan trọng.

Để cán bộ nhân viên có tinh thần trách nhiệm trong cơng việc được giao thì cần phải có chế độ thưởng phạt nghiêm minh. Đối với những cán bộ nhân viên tích cực trong cơng việc thì cần có sự khen thưởng để thúc đẩy sự phấn đấu của cán bộ trong công ty. Ngược lại, cần có chế độ thưởng phạt đối với những cán bộ nhân viên khơng tích cực, khơng có tinh thần trách nhiệm đối với cơng việc.

Bên cạnh đó, cơng ty có thể thực hiện một số biện pháp: + Thực hiện đánh giá cán bộ hàng kỳ.

+ Thực hiện luân chuyển, bồi dưỡng cán bộ kế cận. + Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị, từng cán bộ.

b) Chiến lược sản phẩm.

Sản phẩm bảo hiểm ln gắn liền với tình hình phát triển chung của kinh tế xã hội. Vì vậy, cơng ty bảo hiểm cần chú ý thay đổi, cải tiến và mở rộng chủng loại sản phẩm.

Cần đưa ra được những chiến lược cho sản phẩm của mình để tạo ra sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình đối với những DNBH khác.

c) Nâng cao hiệu quả hoạt động trong khâu khai thác. Công ty cần chú trọng đến một số vấn đề:

- Đánh giá rủi ro: công ty cần chú trọng về việc nâng cao khả năng đánh giá rủi ro cho cán bộ khai thác nghiệp vụ.

- Cải tiến các thủ tục khai thác cho gọi gàng, tránh phiền hà lãng phí. Thực hành tiết kiệm để giảm chi phí tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

d) Công tác quản lý kỹ thuật nghiệp vụ.

- Khi nhận HĐBH hỏa hoạn, cần chú ý không nên chấp nhận bảo hiểm cho những bộ phận có xác suất rủi ro quá cao.

- Kế hoạch kinh doanh phải dựa trên cơ sở phân tich thị trường đối thủ cạnh tranh và nhận định về bản thân.

e) Chiến lược giữ khách hàng và khai thác khách hàng tiềm năng.

Muốn giữ được những khách hàng lớn quen thuộc cần phải tăng cường công tác phục vụ khách hàng, đáp ứng được mọi yêu cầu về nghiệp vụ đối với khách hàng. Cần phải đẩy mạnh tìm kiếm nguồn khách hàng mới.

KẾT LUẬN

BHHH & RRĐB là một nghiệp vụ cơ bản của công ty Bảo Minh Hà Nội. Trong những năm vừa qua, ngành Bảo hiểm nói chung và Bảo Minh Hà Nội nói riêng đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Bảo hiểm hỏa hoạn đã đem lại một nguồn thu đáng kể cho cơng ty và góp phần gánh vác trách nhiệm cho nhiều KH. Tiềm năng đối với nghiệp vụ này hiện nay vẫn còn lớn. Để khai thác được tiềm năng đó, thì các cơng ty bảo hiểm trong đó có cơng ty Bảo Minh Hà Nội cần phải chú ý tăng cường các hoạt động Marketing bảo hiểm cũng như hoàn thiện các nghiệp vụ cho phù hợp với tình hình cụ thể để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Trên đây là những đánh giá và ý kiến của em sau một thời gian thực tập và tìm hiểu thực tế tại cơng ty Bảo Minh Hà Nội. Với một số giải pháp đã đưa ra em rất hy vọng sẽ đóng góp một phần giúp cho tình hình hoạt động kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt đạt kết quả cao hơn. Do thời gian có hạn và kiến thức thực tế chưa được phong phú, bài viết của em cịn nhiều thiếu xót, em mong nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo của các thầy cô và các anh chị.

Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.,TS. Đoàn Minh Phụng và các anh chị trong Phòng bảo hiểm Tài sản - Kỹ thuật tại Bảo Minh Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn này.

Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Sinh viên

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.,TS. Đoàn Minh Phụng ( chủ biên) ( 2010), “ Giáo trình

Bảo hiểm phi nhân thọ”, Nhà xuất bản Tài chính.

2. Báo cáo tổng kết kinh doanh Bảo Minh Hà Nội 2013, 2014,

2015.

3. Quyết định số 142/TCQĐ ngày 02/05/1991 của Bộ Tài chính.

4. Thơng tư 220/2010/TT-BTC ngày 30/12/2010 của Bộ Tài chính.

5. Các tạp chí Bảo hiểm, Tài chính, Kinh tế... 6. Các tài liệu từ Bảo Minh Hà Nội.

Phụ lục 1

Danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ

(Ban hành kèm theo Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ)

1. Cơ sở sản xuất vật liệu nổ, cơ sở khai thác, chế biến dầu mỏ và sản phẩm dầumỏ, khí đốt; cơ sở sản xuất, chế biến hàng hố khác cháy được có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

2. Kho vật liệu nổ, kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, kho khí đốt hố lỏng; cảng xuất nhập vật liệu nổ, cảng xuất nhập dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, cảng xuất nhập khí đốt hố lỏng.

3. Cửa hàng kinh doanh xăng dầu, khí đốt hố lỏng. 4. Nhà máy điện; trạm biến áp từ 110 KV trở lên.

5. Chợ kiên cố, bán kiên cố thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của Uỷ ban nhân dân cấp huyện trở lên; các chợ kiên cố, bán kiên cố khác, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bách hố có tổng diện tích các gian hàng từ 300m2 trở lên hoặc có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.

6. Nhà ở tập thể, nhà chung cư, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

7. Bệnh viện tỉnh, bộ, ngành; các cơ sở y tế khám chữa bệnh khác có từ 50 giường trở lên.

8. Rạp hát, rạp chiếu phim, hội trường, nhà văn hoá, nhà thi đấu thể thao trong nhà có thiết kế từ 200 chỗ ngồi trở lên, vũ trường, câu lạc bộ trong nhà, cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí và phục vụ cơng cộng khác trong nhà có diện tích từ 200 m2 trở lên; sân vận động 5.000 chỗ ngồi trở lên.

9. Nhà ga, cảng hàng không; cảng biển, cảng sông, bến tàu thuỷ, bến xe khách cấp tỉnh trở lên; bãi đỗ có 200 xe ơtơ trở lên; nhà ga hành khách đường sắt loại 1, loại 2 và loại 3; ga hàng hoá đường sắt loại 1 và loại 2.

10. Cơ sở lưu trữ, thư viện, bảo tàng, di tích lịch sử, nhà hội chợ, triển lãm thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của Bộ, cơ quan ngang Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

11. Cơ sở phát thanh, truyền hình, cơ sở bưu chính viễn thơng cấp tỉnh trở lên. 12. Trung tâm chỉ huy, điều độ, điều hành, điều khiển với quy mô khu vực và quốc gia thuộc mọi lĩnh vực.

13. Kho hàng hoá, vật tư cháy được hoặc hàng hố vật tư khơng cháy đựng trong các bao bì cháy được có khối tích từ 5.000 m3 trở lên; bãi hàng hố, vật tư cháy được có diện tích từ 500 m2 trở lên.

14. Trụ sở cơ quan, văn phòng làm việc, cơ sở nghiên cứu từ 6 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 25.000 m3 trở lên.

15. Hầm mỏ khai thác than và các khống sản khác cháy được; cơng trình giao thong ngầm có chiều dài từ 400 m trở lên; cơng trình trong hang hầm trong hoạt động có sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ và có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.

16. Cơ sở và cơng trình có hạng mục hay bộ phận chính nếu xẩy ra cháy nổ ở đó sẽảnh hưởng nghiêm trọng tới tồn bộ cơ sở, cơng trình hoặc có tổng diện tích hay khối tích của hạng mục, bộ phận chiếm từ 25% tổng diện tích trở lên hoặc khối tích của tồn bộ cơ sở, cơng trình mà các hạng mục hay bộ

phận đó trong q trình hoạt động thường xun có số lượng chất nguy hiểm cháy, nổ thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a. Khí cháy với khối lượng có thể tạo thành hỗn hợp dễ nổ chiếm từ 5% thể tíchkhơng khí trong phịng trở lên hoặc có từ 70 kg khí cháy trở lên;

b. Chất lỏng có nhiệt độ bùng cháy đến 610C với khối lượng có thể tạo thành hỗn hợp dễ nổ chiếm từ 5% thể tích khơng khí trong phịng trở lên hoặc các chất lỏng cháy khác có nhiệt độ bùng cháy cao hơn 610C với khối lượng từ 1.000 lít trở lên;

c. Bụi hay xơ cháy được có giới hạn nổ dưới bằng hoặc nhỏ hơn 65 g/m3 với khối lượng có thể tạo thành hỗn hợp dễ nổ chiếm từ 5% thể tích khơng khí trong phịng trở lên; các chất rắn, hàng hố, vật tư là chất rắn cháy được với khối lượng trung bình từ 100 kg trên một mét vng sàn trở lên;

d. Các chất có thể cháy, nổ hoặc sinh ra chất cháy, nổ khi tác dụng với nhau với tổng khối lượng từ 1.000 kg trở lên;

e. Các chất có thể cháy, nổ hoặc sinh ra chất cháy, nổ khi tác dụng với nước hay với ô xy trong khơng khí với khối lượng từ 500 kg trở lên.

Phụ lục 2

Rủi ro được bảo hiểm và rủi ro loại trừ

a) Rủi ro được bảo hiểm

Các rủi ro được bảo hiểm bao gồm Các rủi ro cơ bản và các rủi ro đặc biệt.

Rủi ro cơ bản (rủi ro A, trong các đơn bảo hiểm thường ghi là hỏa hoạn): gồm ba rủi ro : hỏa hoạn, sét và nổ.

- Hỏa hoạn: là cháy xảy ra ngồi sự kiểm sốt của con người, ngoài nguồn lửa chuyên dùng và gây thiệt hại về người và/ hoặc tài sản.

Rủi ro “hỏa hoạn” sẽ được bảo hiểm nếu hội tụ đủ ba yếu tố: Phải thực sự có phát lửa, lửa đó khơng phải là lửa chun dùng, việc phát sinh nguồn lửa phải bất ngờ hay ngẫu nhiên chứ không phải do cố ý, chủ định. Tuy nhiên, nếu cháy xảy ra do bất cẩn của NĐBH thì vẫn thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường. Khi có đủ 3 yếu tố đó và có thiệt hại về vật chất do những nguyên nhân được cho là hợp lý gây ra, những thiệt hại đó sẽ được bồi thường cho dù đó là do bị cháy, do nhiệt hay do khói gây nên.

- Sét: Là hiện tượng phóng điện từ các đám mây tích điện và mặt đất, tác động vào đối tượng bảo hiểm.

Với rủi ro này, NĐBH sẽ được bồi thường khi tài sản bị phá hủy trực tiếp do sét hoặc do sét đánh gây cháy. Nếu sét đánh mà không làm biến dạng hoặc gây ra hỏa hoạn cho tài sản được bảo hiểm thì khơng thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Cơng ty bảo hiểm. Ví dụ: Khi sét đánh làm phá hủy trực tiếp các thiết bị điện tử thì sẽ được bồi thường, cịn nếu sét đánh làm thay đổi dòng điện dẫn đến thiệt hại cho thiết bị điện tử thì sẽ khơng được bồi thường.

- Nổ: Là hiện tượng cháy xảy ra rất nhanh tạo ra một áp lực lớn kèm theo tiếng động mạnh phát sinh do sự giãn nở đột ngột của chất rắn, lỏng hoặc khí.

Nổ do những ngun nhân sau thì NĐBH sẽ được bồi thường. + Nổ nồi hơi phục vụ sinh hoạt như: nồi áp suất,...

+ Nổ hơi đốt phục vụ sinh hoạt, thắp sáng hoặc sưởi ấm trong một ngôi nhà (không phải nhà xưởng) làm các công việc sử dụng hơi đốt, ví dụ như: Nổ khí gas, …

+ Bất kỳ thiệt hại nào do nổ gây ra cháy.

Trường hợp tổn thất hoặc thiệt hại do nổ xuất phát từ cháy thì thiệt hại ban đầu do cháy được bồi thường, cịn thiệt hại do hậu quả của nổ, ngoài nồi hơi hoặc hơi đốt phục vụ sinh hoạt, không được bồi thường. Tổn thất hoặc thiệt hại do nổ mà khơng gây cháy thì khơng được bồi thường trừ trường hợp nổ nồi hơi, khí phục vụ sinh hoạt, với điều kiện là sự nổ đó khơng phải do các nguyên nhân bị loại trừ.

Các rủi ro đặc biệt (rủi ro phụ)

Ngoài những rủi ro cơ bản đã kể ở trên, trong các đơn bảo hiểm cháy cịn có thêm các rủi ro đặc biệt. Nhà bảo hiểm chỉ chấp nhận bảo hiểm cho các rủi ro đặc biệt khi người tham gia bảo hiểm đã tham gia các rủi ro cơ bản. Người tham gia bảo hiểm có thể lựa chọn các rủi ro đặc biệt mà họ thấy cần thiết. Họ phải trả thêm phí cho các rủi ro đặc biệt này. Các rủi ro đặc biệt bao gồm:

- Máy bay, các phương tiện hàng không khác hoặc các thiết bị trên các phương tiện đó rơi vào gây ra cháy.

- Nổi loạn, đình cơng, bế xưởng, bạo động dân sự hoặc hành động của những người tham gia các cuộc gây rối hay những người có ác ý khơng mang tính chất chính trị.

- Động đất, núi lửa phun, bao gồm cả lụt và nước biển tràn do hậu quả của động đất và núi lửa phun.

- Cháy mà nguyên nhân là do bản thân tài sản tự lên men, tỏa nhiệt hay bốc cháy.

- Giông tố, bão táp và lũ lụt.

- Vỡ, tràn nước từ các bể chứa, thiết bị chứa nước hay đường ống dẫn. - Xe cộ, súc vật khơng thuộc quyền sở hữu, quyền kiểm sốt của NĐBH hay của người làm thuê cho họ đâm vào.

- Nước chảy hoặc rò rỉ ra từ thiết bị vòi phun sprinkler tự động lắp sẵn trong nhà...

b) Rủi ro loại trừ

Mặc dù loại bảo hiểm này có bao gồm cả một số rủi ro đặc biệt, tuy nhiên cũng như các loại bảo hiểm khác, DNBH khơng có trách nhiệm bồi thường nếu thiệt hại do một trong những nguyên nhân sau gây ra:

+ Tổn thất do hành động cố ý hay đồng lõa của NĐBH gây ra nhằm mục đích địi bồi thường thiệt hại theo HĐBH.

+ Những tổn thất có liên quan đến hàng hóa nhận ủy thác hoặc kí gửi, trừ khi những hàng hóa đó được xác nhận trong Giấy chứng nhận bảo hiểm là được bảo hiểm và NĐBH trả thêm phí bảo hiểm theo quy định.

+ Tiền, chứng khốn, kim loại quý, đá quý, thư bảo lãnh, bản thảo, sổ sách kinh doanh, tài liệu lưu trữ trong máy tính điện tử, bản mẫu, văn bằng, khuôn mẫu, bản vẽ, tài liệu thiết kế trừ khi những hạng mục này được xác nhận trong giấy chứng nhận bảo hiểm.

+ Chiến tranh. + Vũ khí hạt nhân.

+ Phóng xạ hay nhiễm phóng xạ.

+ Thiết bị điện chạy quá tải, đoản mạch, tự đốt nóng, rị điện của chính máy móc.

+ Ơ nhiễm.

+ Thiệt hại mang tính chất hậu quả dưới bất kỳ hình thức nào, trừ tiền thuê nhà có thể được bảo hiểm.

Phụ lục 3

Xác định phí bảo hiểm trong bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt

Phí bảo hiểm là giá cả của dịch vụ bảo hiểm. Tính tốn mức giá vừa phải, phù hợp với yêu cầu của khách hàng, đảm bảo hoạt động kinh doanh khơng phải đơn giản. Bảo hiểm cháy có đối tượng là tài sản rất đa dạng về chủng loại, giá trị và mức độ rủi ro khác nhau do đó phí bảo hiểm cũng khác nhau

Phí bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt được tính theo tỷ lệ phí và STBH:

P = Sb x R

Trong đó: Sb là STBH.

R là tỉ lệ phí bảo hiểm. P là phí bảo hiểm.

Đối tượng bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt rất đa dạng về chủng loại và mức độ rủi ro. Một ngôi nhà ở giữa một vùng đất trống và một ngôi nhà ở cạnh là cây xăng... thì khơng thể có cùng một mức phí bảo hiểm như nhau. Bởi vậy tỷ lệ phí sẽ được quy định riêng cho từng loại rủi ro hay được tính theo từng loại đối tượng và ngành nghề kinh doanh.

- STBH (Sb).

Với STBH xác định theo giá trị trung bình thì phí bảo hiểm được tính trên cơ sở giá trị trung bình đó.

Với STBH xác định theo giá trị tối đa thì khi giao ký kết hợp đồng, phí bảo hiểm được tính trên cơ sở giá trị tối đa theo thông báo của bên mua bảo hiểm. Phí bảo hiểm được tính tốn trên cơ sở giá trị tối đa và thường được thu

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoạt động kinh doanh bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt tại công ty bảo minh hà nội – thực trạng và giải pháp (Trang 65 - 81)