Phân tích và đánh giá khả năng thanh tốn của cơng ty trong một số năm qua

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện công tác tổ chức và sử dụng VLĐ tại công ty tư vấn xây dựng và phát triển bưu điện (Trang 39 - 43)

một số năm qua

Đặc thù của loại hình kinh doanh là nhân tố chi phối đến những hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, đặc biệt là hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Cơng Ty Tư Vấn Xây Dựng Và Phát Triển Bưu Điện đã hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn thiết kế, khi hoạt động trong lĩnhvực này tất nhiên hoạt động sản xuất cũng có những nét đặc thù, nó cũng thể hiện thơng qua việc phân tích về tài sản và vốn, tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong đó những khoản mục cho sản xuất như nguyên vật liệu, hàng tồn kho, tài sản lưu động khác chiếm phần rất nhỏ, phần vốn chiếm nhiều nhất chính là các khoản phải thu, phần vốn này ứ đọng lâu, và trong khoảng thời gian này công ty phải tìm nguồn tài trợ cho khoản vốn bị chiếm dụng này. Điều này cũng ảnh hưởng đến khả năng thanh tốn, tình hình cơng nợ của cơng ty

Luận văn tốt nghiệp Năm 2005

Để đánh giá khả năng thanh tốn ta tính tốn một số chỉ tiêu tài chính đặc trưng: hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ số khả năng thanh toán tức thời…

Hệ số khả năng thanh 17.354.891.350

toán nợ ngắn hạn đầu năm 2004 = =2,1 8.260.397.350

Hệ số khả năng thanh toán 21.305.938.401

nợ ngắn hạn cuối năm = =1,92

11.086.020.422

Hệ số khả năng thanh toán 17.354.891.350-665.796.286

nhanh đầu năm 2004 = = 1,71 9.739.237.880

Hệ số khả năng thanh 21.305.938.401-222.289.142

nhanh cuối năm 2004 = = 1,9 11.086.020.422

Hệ số khă năng thanh toán 8.361.647.652+147.908.354

lãi vay đầu năm 2004 = = 25,9 147.908.345

Hệ số khả năng thanh toán 7.230.213.713+89.007.264

lãi vay đầu cuối năm 2004 = = 82,2 89.007.264 Tỷ lệ vốn có trên vốn nợ tài trợ 9.094.493.470 VLĐ đầu năm 2004 = = 1,1 8.260.397.880 Tỷ lệ vốn có trên vốn nợ tài trợ 10.219.917.979 VLĐ cuối năm 2004 = = 0,9 11.086.020.922

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn đầu 2004 là 2,1 cuối năm giảm còn 1,92. Nhưng cả đầu năm và cuối năm đều>1, như vậy là rất tốt

Luận văn tốt nghiệp Năm 2005

Hệ số khả năng thanh toán nhanh cả đầu năm và cuối năm cũng đều>1. Chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản nợ được đảm bảo tốt

Hệ số thanh toán lãi vay ở đầu năm và cuối năm đều ở mức cao, 1 đồng lãi vay được đảm bảo thanh toán bằng 25,9 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay ở đầu năm và 82,2 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay ở cuối năm 2004, khả năng thanh tốn lãi vay của cơng ty là cao và hồn tồn đảm bảo vì khoản vay của cơng ty rất ít, lãi vay khơng nhiều.

Song ở đây cần xét đến khả năng thanh tốn tức thời của cơng ty, ở đây ta loại trừ đi khoản phải thu trong khoản tương đương tiền, ta có:

Hệ số tức thời đầu 4.207.440.896 năm 2004 = = 0,51 8.260.397.350 Hệ số tức thời cuối 2.619.353.303 năm 2004 = = 0,24 11.086.020.422

Hệ số tức thời cả đầu năm và cuối năm đều<1, đầu năm là 0,51; cuối năm là 0,24. Như vậy là khả năng thanh tốn khơng cao. Tất nhiên ở đây đã loại đi các khoản phải thu có thể thu hồi nhanh chóng nên hệ số này thấp, và chưa thể phản ánh đầy đủ tình hình thanh tốn tức thời của cơng ty nhưng nó cho thấy vai trị của các khoản phải thu trong việc nâng cao khả năng thanh tốn của cơng ty. Như đã phân tích về các khoản nợ ngắn hạn ở những phần trước, phần tỷ trọng lớn trong các khoản nợ ngắn hạn là khoản phải trả công nhân viên và các khoản nộp ngân sách đều là những khoản không thể chiếm dụng lâu, các khoản phải thu được thu hồi nhanh chóng sẽ làm tăng hệ số này lên rất nhiều. Thực tế cho thấy trong khi các khoản phải thu tăng lên nhiều trong 2 năm qua nhưng lượng vốn bằng tiền lại giảm đi như vậy công tác thu hồi nợ là chưa tốt làm cho khả năng thanh tốn của cơng ty giảm xuống.

Hệ số tỷ lệ vốn có trên vốn nợ tài trợ vốn lưu động đầu năm 2004 là 1,1 tức là để sử dụng 1 đồng vốn nợ tài trợ vốn lưu động công ty phải bỏ ra 1,1 đồng

Luận văn tốt nghiệp Năm 2005

vốn chủ, đến cuối năm để sử dụng 1 đồng vốn nợ công ty chỉ cần bỏ ra 0,9 đồng vốn chủ. Như vậy ở đầu năm đồng vốn nợ tài trợ vốn lưu động được đảm bảo thanh toán cao hơn dựa vào đảm bảo về vốn chủ

Để phân tích về khả năng thanh tốn ta cần phân tích tình hình chiếm dụng và bị chiếm dụng của công ty

Qua bảng số 8 có một số nhận xét sau:

Khoản bị chiếm dụng ở thời điểm 31/12/2003 là 10.637.095.633đ trong khi đó khoản chiếm dụng là 8.260.397.880đ, chênh lệch là 2.376.697.753đ, công ty bị chiếm dụng nhiều hơn. Thời điểm 31/12/2004 khoản chiếm dụng là 11.086.020.422đ, khoản bị chiếm dụng là 16.443.946.574đ, bù trừ 2 khoản này công ty đã bị chiếm dụng 5.357.926.152đ, trong 2 năm qua khoản bị chiếm dụng tăng 54,6% còn khoản chiếm dụng tăng lên 34,2%.

Khoản bị chiếm dụng tăng nhanh hơn khoản chiếm dụng và bị chiếm dụng chủ yếu ở khoản phải thu khách hàng vì thế ảnh hưởng đến khả năng thanh tốn của cơng ty. Khoản phải thu chiếm chiếm tỷ trọng 79,8% năm 2003, năm 2004 chiếm tỷ trọng là 92,2% tăng lên so với năm 2003 là 6.666.676.402đ tăng với tỷ lệ khá cao 78,5%. Hai khoản trả trước người bán và phải thu khác đều giảm cả về mặt tỷ trọng và số tuyệt đối, trả trước người bán giảm từ 3,6% xuống 1,2%, phải thu khác giảm từ 16,6% xuống 6,6%. Tình hình bị chiếm dụng của cơng ty biến động tăng là do khoản phải thu tăng

Về các khoản chiếm dụng cũng là các khoản nợ ngắn hạn nên đã phân tích trong phần tình hình nợ ngắn hạn của công ty và cũng đã thấy những mặt còn hạn chế trong việc sử dụng các khoản chiếm dụng này

Đánh giá tương quan về tình hình chiếm dụng và bị chiếm dụng có thể thấy: Khoản bị chiếm dụng thì lớn, thời gian chiếm dụng thì dài trong khi đó lượng vốn chiếm dụng lại ít hơn và thời gian chiếm dụng lại ngắn, vậy khi các khoản chiếm dụng này không được chiếm dụng nữa mà lượng vốn bị chiếm dụng vẫn

Luận văn tốt nghiệp Năm 2005

chưa thu hồi được một lượng cần thiết thì gây ảnh hưởng nhiều đến khả năng thanh tốn của cơng ty

Trong việc kinh doanh của cơng ty chính sách tín dụng thương mại cũng rất quan trọng, đó là một động lực khuyến khích khách hàng, nhất là trong nền kinh tế như hiện nay. Song công ty cũng nên cân đối lại về sự chênh lệch của khoản chiếm dụng và bị chiếm dụng. Đã có rất nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng mất khả năng thanh tốn bởi chính sách tín dụng của mình bởi vì họ để cho khách hàng của mình nợ q nhiều, khi họ khơng có khả năng trả nợ trong khi đó cần thanh tốn cho rất nhiều khoản mục và khơng có tiền để thanh tốn vì thế mà rơi vào tình trạng mất khả năng thanh tốn

Tình hình thực tế của công ty khoản bị chiếm dụng nhiều nhưng việc khách hàng mất khả năng thanh toán là rất ít, mà chỉ là vấn đề thời gian. Giải quyết được vấn đề này sẽ làm cho khả năng an toàn về mặt tài chính của cơng ty nâng cao cũng như về khả năng thanh toán

Khả năng thanh tốn của cơng ty nhìn chung được đảm bảo, nhưng chỉ có khả năng thanh tốn tức thời của cơng ty là chưa tốt. Cơng ty cần có biện pháp cụ thể để nâng cao hệ số này, điều này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện công tác tổ chức và sử dụng VLĐ tại công ty tư vấn xây dựng và phát triển bưu điện (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)