Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu trong 2 năm 2003/

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện công tác tổ chức và sử dụng VLĐ tại công ty tư vấn xây dựng và phát triển bưu điện (Trang 25 - 39)

Qua bảng số 1 có thể thấy rằng trong 2 năm vừa qua tình hình kinh doanh của doanh nghiệp như sau:

Doanh thu trong năm 2004 là 37.301.268.622đ so với năm 2003 là 29.230.640.768đ đã tăng lên 8.070.637.854đ tăng với tỷ lệ tăng là 27,6% và trong khi đó lợi nhuận tăng lên 3.368.566.061đ với tỷ lệ tăng là 87,2%. Trong đó doanh thu hoạt động kinh doanh tăng lên là từ 29.158.876.594đ lên 37.301.268.622đ, tăng 27,2%.

Luận văn tốt nghiệp Năm 2005

Tổng lợi nhuận tăng từ 3.861.647.652đ lên 7.230.213.713đ, chênh lệch là 3.368.566.061đ, với tỷ lệ tăng là 87,2%; trong đó lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng lên từ 3.789.883.478đ đến 7.024.727.925đ với tỷ lệ tăng là 85,3%. Như vậy có thể đánh giá tổng quát về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp là tiến triển tốt, tốc độ tăng của lợi nhuận cao hơn tốc độ tăng của doanh thu.

Doanh thu tăng với tỷ lệ 27,6%; Tổng lợi nhuận tăng lên 87,2%; điều này là kết quả của việc giá vốn hàng bán chỉ tăng 2,3%, chi phí tài chính giảm 44,9%, chí phí quản lí doanh nghiệp tăng 25,3% và việc cơng ty đã cố gắng tìm kiếm những khách hàng mới, mở rộng kinh doanh

Các khoản nộp ngân sách cũng tăng lên đáng kể, năm 2003 là 1.288.219.839đ, đến năm 2004 là 2.808.535.942đ, đã tăng lên 1.520.316.104đ với tỷ lệ tăng là 118%

Vốn kinh doanh bình quân năm 2004 là 24.983.591.673đ so với năm 2003 là 20.542.968.690đ đã tăng lên 4.440.622.983đ với tỷ lệ tăng là 21,6%; trong đó vốn lưu động bình quân năm 2004 so với năm 2003 tăng từ 15.711.231.219đ lên 19.330.414.876đ với tỷ lệ tăng là 23%; còn vốn cố định cũng tăng từ 4.831.737.470,5đ đến 5.657.176.797,5đ với tỷ lệ tăng là 17%. Như vậy tốc độ tăng vốn lưu động bình quân nhanh hơn vốn lưu động bình quân. Vốn kinh doanh bình quân tăng là do vốn kinh doanh trong năm 2004 đã tăng lên, công ty mở rộng kinh doanh, đầu tư vào tài sản cố định và cả tài sản lưu động

Qua bảng trên ta cũng thấy tỷ suất lợi nhuận tổng vốn năm 2004 so với năm 2003 tăng từ 18,8% đến 28,9% với tỷ lệ tăng là 53,9%. Có thể thấy rằng hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp đã tăng cao, 1 đồng vốn bỏ ra năm 2004 thu được nhiều lợi nhuận hơn so với năm 2003. Vốn tăng lên song tỷ suất lợi nhuận tổng cũng tăng lên, cho thấy việc đầu tư của cơng ty là có hiệu quả

Tiếp theo có thể thấy tỷ suất lợi nhuận doanh thu năm 2004 so với năm 2003 tăng từ 13,2% đến 19,4% với tỷ lệ tăng là 46,7%; từ 2 chỉ tiêu này cho ta thấy trong năm 2004 thì 1 đồng doanh thu được tạo ra sẽ thu được lợi nhuận cao

Luận văn tốt nghiệp Năm 2005

hơn so với năm 2003, điều này cũng chứng tỏ rằng 1 đồng doanh thu tạo ra trong năm 2004 cần một lượng chi phí bỏ ra ít hơn

Vịng quay vốn biến động từ 1,4 lần lên 1,5 lần. Đây là kết quả của việc tăng doanh thu cao hơn việc tăng vốn kinh doanh bình quân

Qua một số nhận xét trên đều thấy rằng các chỉ tiêu biến động theo chiều hướng tốt, tình hình kinh doanh nhìn chung là tiến triển tốt đạt được những kết quả khả quan, hiệu quả sử dụng vốn năm 2004 so với năm 2003 cũng đã được nâng cao. Song chúng ta cần đi sâu phân tích tình hình quản lí và sử dụng vốn lưu động của công ty tư vấn xây dựng và phát triển bưu điện để thấy được vai trị của cơng tác quản lí và sử dụng vốn lưu động trong việc đạt được kết quả như trên, bên cạnh đó tìm hiểu những mặt còn hạn chế, tồn đọng làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để tìm hiểu kỹ vấn đề này sẽ được trình bày ở phần tiếp theo

2.2.Tình hình quản lí và sử dụng vốn lưu động tại Công Ty Tư Vấn Xây Dựng Và Phát Triển Bưu Điện

2.2.1.Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến cơng tác tổ chức quản lí và sử dụng vốn lưu động tại công ty

Trong suốt thời gian kể từ khi thành lập đến nay Công Ty Tư Vấn Xây Dựng Và Phát Triển Bưu Điện đã không ngừng phát triển và củng cố uy tín của mình trên thị trường và tăng khả năng cạnh tranh của mình. Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay nắm bắt được những thuận lợi và khó khăn của cơng ty cũng hết sức quan trọng, đây là cơ sở để cơng ty có những quyết định đúng đắn trong việc quản lí và sử dụng vốn trong đó có vốn lưu động. Một số thuận lợi và khó khăn nổi bật đang ảnh hưởng đến công tác tổ chức và quản lí vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng

*) Những thuận lợi

Có thể thấy rằng trong những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng và Nhà Nước ngành bưu chính viến thơng Việt Nam đã có những bước phát triển

Luận văn tốt nghiệp Năm 2005

đáng kể, mạng lưới viễn thông phát triển mạnh mẽ ở khắp mọi nơi, trong xu hướng phát triển của hệ thống thông tin như hiện nay Công Ty Tư Vấn Xây Dựng Và Phát Triển Bưu Điện sẽ có nhiều cơ hội phát triển ngành nghề kinh doanh của mình, có được mơi trường phát triển thuận lợi như vậy cơng ty sẽ có nhiều cơ hội kinh doanh, mang lại nhiều lợi nhuận.

Công Ty Tư Vấn Xây Dựng Và Phát Triển Bưu Điện là DNNN, hơn thế nữa Công Ty Tư Vấn Xây Dựng Và Phát Triển Bưu Điện đã hoạt động lâu năm trong lĩnh vực tư vấn thiết kế các cơng trình bưu chính viễn thơng nên có rất nhiều kinh nghiệm và khả năng cạnh tranh cũng như uy tín trên thị trường cao. Đây là một thuận lợi giúp cho doanh nghiệp không ngừng tăng doanh thu cao, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đẩy nhanh vòng quay vốn, đặc biệt là vịng quay vốn lưu động. Tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị trường cũng giúp cơng ty có thể dễ dàng huy động vốn từ các nguồn bên ngồi

Trang thíêt bị được cải tiến, máy móc hiện đại giúp cho doanh nghiệp tạo sản phẩm tư vấn chất lượng cao, đây cũng là mục tiêu phục vụ khách hàng của công ty. Đây là một nhân tố quyết định để thu hút khách hàng

Đội ngũ tư vấn nhiều kinh nghiệm, có trình độ năng lực chun mơn cao, trong kịp các xu hướng mới trong lĩnh vực tư vấn thiết kế nên chất lượng tư vấn thiết kế của công ty ngày càng được nâng cao. Hoạt động trong lĩnh vực này việc tạo ra các sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố con người, với đội ngũ lao động trẻ, năng nổ, nhiệt tình trình độ tay nghề vững vàng đã là một động lực cho hoạt động của công ty

*)Những khó khăn

Trên thị trường nhiều cơng ty trách nhiệm hữư hạn nhỏ mới ra đời hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, lập dự án làm cung vượt quá cầu, cùng với nó là khả năng cạnh tranh khơng bình đẳng. Có nhiều đối thủ cạnh tranh sẽ làm giảm thị phần của công ty, ảnh hưởng đến doanh thu, ảnh hưởng đến vịng quay vốn. Nhiều cơng ty đã tham gia vào lĩnh vực này sẽ là khó khăn cho cơng ty trong

Luận văn tốt nghiệp Năm 2005

việc mở rộng thị phần, hơn nữa các công ty này thu hút được nhiều người trẻ có trình độ chun mơn cao, đây cũng là một khó khăn cho cơng ty.

Vốn đầu tư của VTN, VTI giảm cơng ty sẽ phải tìm nguồn vốn thay thế và bố trí lại cơ cấu vốn

Khoản nợ chi phí tư vấn của khách hàng vẫn cịn lớn, điều này ảnh hưởng tới kế hoạch chi phí và vốn lưu động của cơng ty. Đây là một khó khăn cho cơng ty nó ảnh hưởng nhiều đến việc tổ chức vốn lưu động, vấn đề này sẽ làm rõ khi phân tích tình hình quản lí và sử dụng vốn lưu động tại cơng ty

2.2.2.Thực trạng về tình hình quản lí và sử dụng vốn lưu động tại Cơng Ty Tư Vấn Xây Dựng Và Phát Triển Bưu Điện

2.2.2.1.Nguồn hình thành vốn lưu động của Cơng Ty Tư Vấn Xây Dựng Và Phát Triển Bưu Điện

Mọi tài sản được hình thành đều có nguồn tài trợ, nguồn hình thành tài sản lưu động của Công Ty Tư Vấn Xây Dựng Và Phát Triển Bưu Điện xuất phát từ 3 nguồn : ngân sách cấp, vốn tự có, vốn chiếm dụng

Từ bảng số 3 ta thấy nguồn hình thành nên vốn lưu động của cơng ty khơng có khoản vốn tín dụng mà cơng ty thường lấy vốn tự có để bổ sung cho vốn lưu động hằng năm tăng thêm

Nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn hình thành vốn lưu động của cơng ty là 2 nguồn: Nguồn vốn tự có và nguồn vốn chiếm dụng. Vì đặc thù của doanh nghiệp việc huy động vốn cho sản xuất là khơng có nên rất ít khi sử dụng vốn vay, lượng vốn lưu động thường ứ đọng lâu trong các khoản phải thu

Trong năm 2003, vốn tự có là 8.556.647.648đ chiếm tỷ trọng là 49,3%, năm 2004 khoản vốn này tăng lên đến 9.862.071.977đ chiếm tỷ trọng là 45,4% .Khoản vốn chiếm dụng năm 2003 là 8.260.397.880đ chiếm tỷ trọng là 47,6% năm 2004 là 11.086.020.422đ chiếm tỷ trọng là 52% tăng lên 2.825.622.542đ. Vốn ngân sách nhà nước là 537.846.002đ và không tăng lên trong 2 năm vừa qua.

Luận văn tốt nghiệp Năm 2005

Vốn tự có chiếm tỷ trọng quá lớn trong trong nguồn hình thành vốn lưu động, đây là nguồn vốn dài hạn, đầu tư cho tài sản lưu động là ngắn hạn điều này làm cho chi phí sử dụng vốn cao, chi phí sử dụng vốn chủ bao giờ cũng cao hơn sử dụng vốn vay

Vốn chiếm dụng của công ty thường là từ các khoản trả người bán, trả công nhân viên, khoản nộp ngân, phải trả nội bộ, đặc biệt là 2 khoản trả công nhân viên, khoản nộp ngân sách nhà nước. Đây cũng là một khó khăn của cơng ty trong việc đảm bảo nguồn vốn lưu động, vấn đề này sẽ nói rõ hơn ở phần sau.

Trong những năm tới cơng ty dự tính giảm bớt nguồn vốn tự có, sẽ tìm những nguồn tài trợ tín dụng nhằm hạ chi phí sử dụng vốn cũng như tăng thêm lượng vốn kinh doanh cho doanh nghiệp, mở rộng hoạt động, thị trường, đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng, đổi mới các trang thiết bị phục vụ cho việc tư vấn thiết kế có hiệu quả hơn. Đó cũng là để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Là một đơn vị mang tính chất dịch vụ song tốc độ chu chuyển vốn nói chung cũng như tốc độ chu chuyển vốn lưu động của công ty thường rất thấp chỉ, việc luân chuyển vốn lưu động là rất chậm, mà chủ yếu là ứ đọng trong các khoản phải thu, khoản vốn chiếm dụng khả năng đáp ứng chưa đủ, doanh nghiệp thuờng phải huy động từ nguồn tự có chứ chưa tổ chức huy động từ các nguồn tín dụng thương mại. Vấn đề này sẽ thấy rõ hơn trong phần phân tích kết cấu vốn lưu động của cơng ty

Thời gian tới đây công ty cần lưu tâm xem xét tới cơ cấu nguồn vốn lưu động này để có thể điều chỉnh cho phù hợp hơn

2.2.2.2.Cơ cấu nguồn vốn lưu động và cơ cấu tài sản

Sự biến động của tài sản lưu động bao giờ cũng phải xuất phát từ như cầu kinh doanh của công ty song bao giờ cũng phải cân đối và phù hợp với tài sản cố định và các nguồn hình thành

Luận văn tốt nghiệp Năm 2005

Xem xét cơ cấu vốn kinh doanh sẽ giúp ta nhìn nhận những nét khái qt về tình hình sử dụng vốn nói chung cũng như tình hình sử dụng vốn lưu động nói riêng

Qua bảng số 4 thấy rằng trong 2 năm vừa qua trong cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp thì tài sản lưu động của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, tỷ lệ giữa vốn chủ và các khoản nợ phải trả là không thay đổi, công ty vẫn giữ nguyên cơ cấu vốn, tỷ lệ giữa tài sản lưu động và tài sản cố định cũng có biến động. Tài sản lưu động trong năm 2003 chiếm 78,8%; năm 2004 giảm đi còn 76,2% ngược lại tài sản cố định lại tăng từ 21,2 % lên 23,3% song tỷ lệ này nhìn chung là biến động khơng nhiều. Tài sản lưu động và tài sản cố định về số tuyệt đối là tăng lên trong 2 năm vừa qua vì cơng ty cũng có mở rộng kinh doanh nên việc tăng lên là cần thiết. Tài sản lưu động tăng lên 3.591.047.051đ, tài sản cố định tăng 1.960.737007đ, tỷ lệ tăng của tài sản lưu động thấp hơn tỷ lệ tăng của tài sản nên tỷ trọng của tài sản lưu động giảm xuống và ngược lại tỷ trọng tài sản cố định lại tăng lên. Trong 2 năm vừa qua cơng ty cũng đã có thay đổi cơ cấu về tài sản, đầu tư nhiều hơn cho tài sản cố định như máy móc thiết bị phục vụ cho cơng việc thiết kế có được hiệu quả cao hơn

Cơ cấu giữa vốn chủ và các khoản nợ khơng có sự thay đổi trong 2 năm 2003và 2004, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng là 55,8%, nợ phải trả chiếm 44,2% nhưng có sự thay đổi trong cơ cấu của các khoản nợ phải trả

Nợ ngắn hạn năm 2004 chiếm tỷ trọng cao hơn năm 2003, nợ dài hạn giảm tỷ trọng; năm 2003 nợ ngắn hạn là 84,8%, năm 2004 là 89,7%. Trong khi đó nợ dài hạn giảm từ 15,2% đến 20,3%

Nhận xét chung qua việc xem xét cơ cấu vốn và tài sản của cơng ty, có thể thấy cơ cấu tài sản và nguồn vốn có biến động trong 2 năm qua. Sự biến động của tài sản lưu động vẫn nằm trong sự cân đối với nguồn vốn và tài sản cố định. Để có thể hiểu kỹ thêm về sự biến động này cần được xem xét bổ sung và chi tiết ở những phần sau

Luận văn tốt nghiệp Năm 2005

Phần trên ta đã xem xét sơ bộ về cơ cấu tài sản và nguồn vốn để thấy được sự biến động của tài sản lưu động có phù hợp với tình hình chung của cơng ty hay không? Tiếp theo cần xem xét sự biến động của bên nguồn vốn như thế nào? Để thấy được mối tương quan của tài sản và nguồn vốn cũng như sự biến động trong cơ cấu từng nguồn hình thành vốn lưu động

Nguồn vốn ở đây được chia thành nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn, việc phân chia này xem xét đến việc sử dụng các nguồn tài trợ cho tài sản lưu động như thế nào.

Qua bảng 5a và 5b có thể nhận xét chung như sau:

Các nguồn vốn ngắn hạn của công ty bao giờ cũng được đầu tư hết cho tài sản lưu động, nguồn vốn dài hạn đầu tư cho tài sản cố định, vốn vay dài hạn cũng được đầu tư hết cho tài sản cố định. Nhưng có thể thấy rằng trong tài sản lưu động có được tài trợ một phần bằng nguồn vốn dài hạn, nó nằm trong phần vốn chủ sở hữu, vấn đề này đã thấy được khi phân tích nguồn hình thành vốn lưu động của cơng ty, điều này làm cho chí phí sử dụng vốn cao

Trong năm 2003 tỷ trọng tài sản cố định là 78,8%; đến năm 2003 giảm xuống còn 76,2%; còn tài sản cố định tăng từ 21,2% năm 2003 lên 23,8% năm 2004. Tương ứng bên nguồn vốn ta thấy nguồn vốn ngắn hạn cũng tăng từ 37,5% đến 39,7%; nguồn vốn dài hạn cũng giảm từ 62,5 xuống 60,3%. Như vậy có thể thấy trong năm 2004 công ty đã tăng nguồn vốn ngắn hạn của mình lên, và giảm nguồn vốn dài hạn song điều này cũng chưa thể giảm được phần vốn dài hạn trong tài sản lưu động. Đây là một vấn đề mà công ty cũng cần phải quan tâm để có những biện pháp điều chỉnh thích hợp để có thể giảm được chi phí sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hơn nữa.

Cũng qua 2 bảng 5a và 5b ta cũng có nhận xét: Sự biến động về cơ cấu nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn là không nhiều và vẫn giữ được sự đồng đều qua

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện công tác tổ chức và sử dụng VLĐ tại công ty tư vấn xây dựng và phát triển bưu điện (Trang 25 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)