Nhằm đáp ứng vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế trên địa bàn Hà Nội, Maritime bank Đống Đa đã tích cực khai thác các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, đưa ra các hình thức huy động vốn tạo điều kiện chủ động trong hoạt động cho vay và các hoạt động khác của ngân hàng. Nhất là trong điều kiện hiện nay, công tác huy động vốn vẫn cịn là bài tốn khó đối với các NHTM. Các NHTM phải có chiến lược huy động vốn đúng đắn, hợp lý đề thu hút nguồn vốn đảm bảo cho đầu ra của Ngân hàng. Chỉ trên cơ sở một nguồn vốn ổn định, giá cả hợp lý các NHTM mới có thể thực hiện được mục tiêu lợi nhuận của mình.
Với phương châm vốn là khâu mở đường nên Ngân hàng đã vận dụng nhiều hình thức khai thác vốn ổn định có lợi trong kinh doanh. Việc huy động vốn khơng phải là một công việc độc lập mà gắn liền với các nghiệp vụ trung gian khác như chuyển tiền, thanh toán. Bên cạnh đó việc huy động vốn phải dựa trên cơ sở xác định thị trường đầu ra, phương án sản xuất kinh doanh có khả thi hay khơng, lãi suất có phù hợp hay khơng. Chính vì vậy cơng tác huy động vốn của chi nhánh phải đáp ứng được mục tiêu đề ra là phải nâng cao cả về số lượng và chất lượng nguồn vốn huy động. Trong 3 năm từ 2011 đến 2013, cho dù tình trạng cạnh tranh giữa các chi
nhánh ngân hàng trên địa bàn diễn ra ngày càng gay gắt nhưng Maritime bank Đống Đa vẫn giữ vững và bám sát được các mục tiêu đề ra.
Bảng 2.6: Kết quả hoạt động huy động vốn maritime bank Đống Đa 2011-2013 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Tổng số Tổng số Tăng giảm (%) Tổng số Tăng giảm (%) Tổng nguồn vốn 2416 2614 +8,2 3210 +22,8
Cơ cấu theo loại tiền huy động: - Nội tệ - Ngoại tệ 2215 201 2094 520 -5,5 +158,7 2754 456 +31,5 -12,3
Cơ cấu theo kỳ hạn: - Không kỳ hạn & <12 tháng. - Kỳ hạn từ 12 đến 36 tháng. - Kỳ hạn > 36 tháng 1532 413 471 1145 215 1254 -25,3 -47,9 +166 2232 89 889 +94,9 -58,6 -29,1
Cơ cấu theo nguồn huy động:
- Tiền gửi của dân cư - Tiền gửi của TCKT - Tiền gửi của TCTD
528 1089 799 631 1307 676 +19,5 +20 -15,4 872 1244 1094 +38,2 -4,8 +61,8
Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2011-2013.
Từ bảng số liệu trên, ta thấy được trong 3 năm 2011 đến 2013, tình hình huy động vốn của Ngân hàng đã có những thay đổi đáng kể, cụ thể là:
Trong năm 2011, tổng nguồn vốn đạt 2416 tỷ đồng, đạt 123% kế hoạch năm, tăng 116 tỷ đồng so với 31/12/2010. Nguồn vốn tăng trưởng cao về cuối năm, tuy tính chất nguồn vốn khơng ổn định. Năm 2011 là năm có nhiều biến động về lãi suất, cung và cầu vốn trên thị trường. Đặc biệt là vào cuối năm, việc huy động vốn trên thị trường tương đối khó khăn.
Sang năm 2012, một năm khó khăn của nền kinh tế Việt Nam, từ những khó khăn kinh tế vĩ mơ đến khó khăn của DN và các hộ gia đình. Ngồi những điểm sáng như lãi suất giảm mạnh, tỷ giá ổn định, thanh khoản của hệ thống được đảm bảo... thì bức tranh bao phủ ngành ngân hàng năm 2012 là màu xám. Đó là tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong 20 năm, nợ xấu tăng vọt, loạn giá vàng, lợi nhuận sụt giảm, nhiều TCTD làm ăn thua lỗ, 9 ngân hàng yếu kém buộc phải tái cơ cấu, nhiều TCTD lỡ hẹn với kế hoạch tăng vốn hoặc lên sàn, nhân viên nhiều ngân hàng mất việc, cắt giảm lương, thưởng, thậm chí khơng có thưởng Tết, nhiều cán bộ ngân hàng rơi vào vịng lao lý… Ngồi những khó khăn chung của hệ thống Ngân hàng, Maritime bank Đống Đa cịn phải đối mặt với một số khó khăn riêng như việc tách riêng các chi nhánh cấp 2 và phịng giao dịch, tình hình cạnh tranh gay gắt và căng thẳng với các chi nhánh Ngân hàng khác trên địa bàn, chủ trương hạn chế nhận mới nguồn tiền gửi từ các TCTD của hệ thống Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam,… Tuy nhiên, với những cố gắng tột bậc, Maritimebank Đống Đa vẫn đạt được những thành tích khả quan, tổng nguồn vốn huy động được đạt được 2614 tỷ đồng, tăng
8,2% so với năm trước. Trong năm này, chi nhánh cũng triển khai các sản phẩm huy động vốn mới mẻ và hấp dẫn khách hàng: tiết kiệm dự thưởng, kỳ phiếu mừng xuân, tiết kiệm VNĐ đảm bảo giá trị theo USD, tiền gửi tiết kiệm đảm bảo lãi suất kinh hoạt,… Các sản phẩm nhìn chung hợp với nhu cầu tâm lý của khách hàng và điều kiện cung cấp của Ngân hàng, người dân và tổ chức có nhiều cơ hội lựa chọn hơn. Tuy nhiên một số sản phẩm hiệu quả cịn chưa cao.
Đến năm 2013, q trình tái cơ cấu ngân hàng đã đạt được những kết quả ban đầu đáng khích lệ, hiệu quả kinh doanh ngân hàng được cải thiện và xử lý nợ xấu đã đạt được những thành công bước đầu. Chi nhánh cũng đạt được những thành tựu khả quan. Tuy nhiên, mật độ các NHTM trên địa bàn dày, cạnh tranh vốn dân cư mạnh, với nhiều hình thức huy động vốn, chương trình khuyến mãi, phương thức nhận vốn, trả gốc, lãi linh hoạt phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của thị trường, nên không dễ tiếp thị tới khách hàng. Hiện tại, đa phần nhu cầu của khách hàng gửi tiết kiệm tại chị nhánh là gửi theo bậc thang để thuận tiện khi lãi suất trên thị trường tăng dẫn đến Chi nhánh gặp khó khăn khi thực hiện kế hoạch tăng trưởng vốn dân cư. Tuy nhiên tổng nguồn vốn huy động được vẫn đạt 3210 tỷ đồng, tăng 22,8% so với năm 2012. Trong đó nguồn vốn nội tệ chiếm 2754 tỷ đồng, tăng 31,5%, còn tỷ trọng nguồn vốn ngoại tệ lại giảm 12,3% xuống còn 456 tỷ. Nguồn vốn từ tiết kiệm dân cư có xu hướng giảm vào các tháng cuối năm do nhu cầu chi tiêu của khách hàng vào dịp Tết và các chiêu thức cạnh tranh của đối thủ trên địa bàn như tăng khuyến mãi, tách lãi suất, mở rộng quy mơ hoạt động,… Phân tích cho thấy sự biến động một phần do các yếu tố về lãi suất và tính ưu việt của tiết kiệm bậc thang, với các khoản vốn tiết kiệm thông thường đến hạn, khách hàng chuyển sang gửi bậc thang để dễ quay vịng trong trường hợp có biến động về tăng lãi suất. Trong năm cũng có triển khai các sản phẩm huy động vốn của chi nhánh Maritime bank Đống Đa ban hành: Tiết kiệm dự thưởng chào mừng ngày Quốc tế lao động 01/05/2013, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn dự thưởng, chứng chỉ tiền gửi mừng Xuân, chứng chỉ tiền gửi trả lãi trước, khơng rút trước hạn,… Các sản phẩm nhìn chung hợp với thị hiếu khách hàng.
Như vậy, 3 năm 2011 đến 2013 vừa qua, ta có thể thấy được tổng nguồn vốn của Maritime bank Đống Đa đã có sự tăng trưởng phù hợp với tình hình nền kinh tế cũng như thực tế hoạt động của bản thân Ngân hàng. Tổng nguồn vốn tăng mạnh vào năm 2013 cho thấy những nỗ lực khắc phục khó khăn trong tồn hệ thống Ngân hàng nói chung cũng như NHTMCP Hàng hải Việt Nam chi nhánh Đống Đa nói riêng. Để thấy được sự chuyển biến trong cơ cấu nguồn vốn thời kỳ này ta cần phân tích từng loại nguồn vốn trong phần tiếp theo sau đây.