.Hiệu quả huy động vốn của NHTM

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam chi nhánh đống đa – thực trạng và giải pháp (Trang 27 - 32)

1.2.1. Khái niệm về hiệu quả huy động vốn.

Hiệu quả huy động vốn là phạm trù phản ánh trình độ và khả năng đảm bảo thực hiện công tác huy động vốn có kết quả cao với chi phí nhỏ nhất.

Để nâng cao hiệu quả của cơng tác huy động vốn địi hỏi cơng tác huy động vốn phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau:

Thứ nhất: Nguồn vốn huy động phải xuất phát từ nhu cầu kinh doanh của ngân hàng để đảm bảo có khả năng đáp ứng cho hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng. Tức là vốn huy động phải có sự tăng trưởng ổn định về số lượng, có thể thoả mãn các nhu cầu tín dụng, thanh tốn cũng như các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng. Thứ hai: Nguồn vốn huy động phải đảm bảo cơ cấu hợp lý, đó chính là tính cân đối theo nhu cầu giữa vốn ngắn hạn và vốn trung dài hạn, giữa huy động ở dân cư, huy động ở tổ chức hay huy động ở các nguồn khác. Một cơ cấu vốn hợp lý phải là một cơ cấu vốn đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng và khơng có tình trạng bất hợp lý, dư thừa hay thiếu vốn.

Thứ ba: Nguồn vốn huy động phải đảm bảo tối thiểu hố chi phí. Đây là yếu tố quan trọng nhất, có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng. Chi phí này chính là số tiền mà ngân hàng phải trả cho các lượng vốn huy động được, chi phí hoạt động cao hay thấp phụ thuộc vào mức lãi suất mà ngân hàng đưa ra, tất nhiên là lãi suất huy động càng cao thì càng hấp dẫn khách hàng. Nhưng cả lãi suất huy động và lãi suất cho vay đều là công cụ cạnh tranh của ngân hàng và hai loại này lại có quan hệ phụ thuộc chặt chẽ với nhau, có khi đối ngược nhau, nếu ngân hàng nâng lãi suất huy động để tăng cường huy động vốn thì cũng buộc phải nâng lãi suất cho vay để đảm bảo bù đắp chi phí huy động và kinh doanh có lãi. Như vậy, nâng lãi suất huy động quá cao thì lại dẫn tới giảm khả năng cạnh tranh trong cho vay và đầu tư. Yêu cầu đặt ra cho ngân hàng là phải làm sao đưa ra mức lãi suất hợp lý,

vừa đảm bảo cạnh tranh trong huy động và cạnh tranh trong cho vay đồng thời đảm bảo có lãi. Có thể thấy rằng, việc tối thiểu hố chi phí huy động theo từng loại hình huy động là rất khó do những đặc điểm riêng của từng loại hình vừa nêu trên. Cơ sở để ngân hàng hàng tối thiều hố chi phí huy động ở đây là sự hợp lý về cơ cấu vốn và sự cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn.

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn.

1.2.2.1. Sự gia tăng và tính ổn định của vốn huy động.

Khối lượng và cơ cấu hiện tại.

Khơng thể nói đến hiệu quả huy động vốn cao nếu việc huy động vốn không đáp ứng nổi nhu cầu về khối lượng vốn cho kế hoạch. Khối lượng vốn phải đạt được quy mô nhất định theo kế hoạch hoạt động của Ngân hàng, đồng thời cơ cấu vốn phải hợp lý ,thể hiện giữa vốn huy động ngắn hạn và dài hạn, giữa nguồn vốn nội tệ và ngoại tệ.

Sự tăng trưởng vốn huy động về số lượng và thời gian.

Vốn huy động được phải có sự tăng trưởng về số lượng để có thể thỏa mãn các nhu cầu về khối lượng vốn tín dụng, thanh tốn, cũng như các các hoạt động kinh doanh khác ngày càng gia tăng của Ngân hàng. Đồng thời vốn huy động được phải có sự ổn định về mặt thời gian. Nếu Ngân hàng huy động được một nguồn vốn lớn nhưng khơng ổn định, thì khả năng thường xun có một dịng tiền lớn bị rút ra. Ngân hàng luôn phải đối đầu với vấn đề thanh tốn thì lượng vốn cho vay và đầu tư sẽ không lớn, như vậy hiệu quả huy động vốn sẽ không cao, ngược lại nếu nguồn vốn huy động ổn định, Ngân hàng sẽ yên tâm sử dụng phần lớn nguồn vốn này vào hoạt động kinh doanh có thu nhập cao.

Vốn huy động được phải đạt mục tiêu đề ra và có độ gia tăng đều đặn là nguồn có tính tăng trưởng ổn định.

Xu hướng biến đổi cơ cấu theo hướng tích cực.

Sự biến đổi về cơ cấu vốn huy động sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu cho vay, đầu tư, … và kéo theo sự thay đổi trong lợi nhuận, rủi ro của hoạt động kinh doanh. Xu

hướng biến đổi cơ cấu của nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm phải đáp ứng được nhu cầu trong tương lai về cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, cho vay nội tệ và ngoại tệ.

1.2.2.2. Khả năng điều hành lãi suất và tiết kiệm chi phí huy động.

Lãi suất huy động.

Lãi suất luôn là mối quan tâm hàng đầu của các chủ thể kinh tế. Người gửi tiền muốn hưởng lãi suất cao, người vay lại muốn lãi suất thấp. Là trung gian đóng vai trị là cầu nối giữa hai đối tượng trên, Ngân hàng phải tìm cách đa dạng hóa lợi ích của các bên, trong đó điều quan trọng là phải đảm bảo lợi ích của Ngân hàng. Vì vậy trong huy động vốn, mọi Ngân hàng đều phải cố gắng áp dụng mọi biện pháp nhằm giảm thiểu mức chi phí huy động bình qn và sử dụng nguồn vốn này để cho vay với một lãi suất có thể chấp nhận được trên thị trường. Chi phí huy động thường được đánh giá bằng mức lãi suất huy động từng nguồn, lãi suất huy động bình qn, được tính bằng bình qn gia quyền lãi suất huy động các nguồn theo khối lượng từng nguồn, chênh lệch đầu vào và đầu ra. Mặt khác, cũng với một mức chi phí trả lãi bình qn, sự đa dạng hóa trong lãi suất cho phù hợp với mỗi hình thức huy động vốn là cần thiết. Sự đa dạng hóa lãi suất làm tăng tính hiệu quả của chính sách lãi suất mà Ngân hàng đưa ra. Nếu có chính sách lãi suất phù hợp, hiệu quả, Ngân hàng sẽ tối thiểu hóa được chi phí trong khi vẫn hồn thành kế hoạch về nguồn vốn.

 Chi phí khác.

Bên cạnh chi phí chính là lãi suất, trong q trình huy động vốn Ngân hàng cịn phải chịu một số chi phí khác như chi phí tiền lương cho cán bộ huy động vốn, chi phí in ấn phát hành, chi phí cơ sở vật chất, chi phí giao dịch,quảng cáo,…

Nếu Ngân hàng giảm chi phí huy động vốn bằng cách hạ lãi suất thì việc huy động nguồn vốn này sẽ trở nên rất khó khăn vì khơng cạnh tranh được với các Ngân hàng khác. Do đó Ngân hàng phải giảm thiểu chi phí khác.

1.2.2.3. Độ đa dạng hóa các hình thức huy động. a. Số lượng các công cụ huy động.

Tùy theo đặc điểm kinh doanh mà mỗi Ngân hàng áp dụng các công cụ khác nhau trong quá trình huy động vốn. Số lượng các công cụ này tùy thuộc và cũng là

một yếu tố phản ánh năng lực của một Ngân hàng. Chỉ những Ngân hàng có hoạt động kinh doanh đa dạng, phong phú, có trình độ nhân viên cao, năng lực quản lý tốt mới có đủ điều kiện phát triển nhiều loại cơng cụ huy động vốn khác nhau.

b. Sự đa dạng về kỳ hạn và các loại tiền tệ được sử dụng.

Đó là khả năng huy động vốn với đa dạng các kỳ hạn trong đó có cả nội tệ và ngoại tệ với mức lãi suất khác biệt tương ứng sao cho người gửi tiền chấp nhận được và cảm thấy hợp lý. Nhờ đó, Ngân hàng đạt được cơ cấu về kỳ hạn và loại tiền mong muốn để đáp ứng được tối đa các nhu cầu sử dụng vốn.

1.2.2.4. Một số chỉ tiêu khác.

Ngồi các chỉ tiêu chính trên, hiệu quả cơng tác huy động tiền gửi tiết kiệm còn được đánh giá qua các chỉ tiêu sau:

- Mức độ sử dụng của vốn huy động: được đánh giá qua chỉ tiêu hệ số sử dụng vốn, chỉ tiêu này càng tiến dần về 1 thì càng tốt (trong điều kiện vẫn đảm bảo các giới hạn an toàn khác trong hoạt động kinh doanh), điều này thể hiện nguồn vốn huy động được tiết kiệm tối đa.

- Mức độ thuận tiện khách hàng: Được đánh giá qua các thủ tục gửi tiền, rút tiền, các dịch vụ kèm theo của Ngân hàng. Tiết kiệm được thời gian và chi phí cho khách hàng.

- Thời gian để huy động một lượng vốn nhất định.

- Một số chỉ tiêu khác như số lượng vốn bị rút ra trước hạn, kỳ hạn thực tế của vốn huy động được.

Trên đây là một số chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả của công tác huy động vốn. Tuy nhiên sử dụng một chỉ tiêu thì khơng thể phản ánh đầy đủ,mà cần phải kết hợp nhiều chỉ tiêu mới đánh giá được đúng và thực chất hiệu quả công tác huy vốn tại một NHTM.

1.2.3. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn.

Vốn có vai trị rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NHTM, chính vì vậy, việc nâng cao hiệu quả huy động vốn là rất cần thiết đối với NHTM. Nâng cao

hiệu quả huy động vốn có nghĩa là NHTM huy động được số lượng lớn nhất với chi phí thấp nhất tương ứng với lượng vốn huy động được.

- Về mặt lượng, huy động vốn thể hiện sự gia tăng trong kết quả huy động vốn ứng với chi phí bỏ ra.

Khi kết quả huy động vốn kỳ báo cáo so với kỳ so sánh tăng mà chi phí bỏ ra cũng tăng tương ứng với tốc độ tăng còn lớn hơn tốc độ tăng của kết quả huy động vốn thì có nghĩa là hiệu quả huy động vốn của doanh nghiệp kỳ báo cáo giảm so với kỳ so sánh. Ngược lại, khi kết quả huy động vốn tăng nhưng tăng với tốc độ cao hơn tốc độ tăng của chi phí huy động vốn thì hiệu quả huy động vốn của NHTM tăng lên, và khi kết quả huy động vốn giảm nhưng giảm với tỷ lệ nhỏ hơn tỷ lệ giảm của chi phí huy động vốn thì hiệu quả huy động vốn của NHTM tăng lên. Tuy nhiên mục tiêu hướng đến của mọi NHTM là phải tăng được kết quả huy động và giảm chi phí huy động. Muốn đạt được điều này thì NHTM phải nâng cao hiệu quả huy động vốn.

- Về mặt chất thì nâng cao hiệu quả huy động vốn là điều kiện để NHTM nâng cao được vị thế, trình độ quản lý, sủ dụng mọi nguồn lực của Ngân hàng, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh với các NHTM khác.

Khi đã nâng cao hiệu quả huy động vốn thì NHTM phải thực hiện rất nhiều giải pháp đồng bộ. Những giải pháp này không chỉ liên quan đến vốn, đến việc huy động vốn mà nó cịn phải được thực hiện trên mọi khía cạnh khác. Nâng cao hiệu quả huy động vốn là NHTM nâng cao được khả năng quản lý của mình, nâng cao được khả năng cạnh tranh, nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn,…

Chính vì vậy, nâng cao hiệu quả huy động vốn là việc bất cứ NHTM nào cũng cần phải hướng đến, từ những biện pháp để nâng cao hiệu quả huy động vốn, các NHTM mới dần hoàn thiện và phát triển được hệ thống của mình. Huy động vốn là đầu vào tốt thì hoạt động đầu ra như đầu tư, tín dụng,… mới phát triển được, có như vậy thì kết quả kinh doanh của NHTM mới tăng trưởng được. Vốn là đầu vào của NHTM thì nâng cao hiệu quả huy động vốn là chìa khóa để NHTM mở cánh của thành cơng của mình.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam chi nhánh đống đa – thực trạng và giải pháp (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)