Mục đích, yêu cầu của công tác quản lý thuế đối với HKD

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn quận hà đông (Trang 27 - 28)

CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ GTGT VÀ

1.2. QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ

1.2.2. Mục đích, yêu cầu của công tác quản lý thuế đối với HKD

 Công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh nhằm đạt được các mục đích cơ bản sau:

- Tăng thu cho ngân sách Nhà nước: ở nước ta, số thu bằng thuế hàng năm chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng số thu của NSNN. Số thuế thu được từ khu vực kinh tế cá thể tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập ngân sách nhưng đây lại là lĩnh vực phức tạp, khó quản lý. Vì vậy, làm tốt cơng tác quản lý thu thuế đối với hộ cá thể sẽ có tác dụng động viên, tăng thu cho NSNN.

- Thực hiện vai trò quản lý của Nhà nước đối với khu vực kinh tế này: Vai trò của thuế mang tính tồn diện trên nhiều lĩnh vực. Song, những vai trị đó khơng mang tính khách quan, mà nó là kết quả của những tác động từ phía con người. Những tác động này được thực hiện thông qua những nội dung, những công việc cụ thể của công tác quản lý thuế.

- Tăng cường ý thức chấp hành pháp luật cho các hộ kinh doanh: Qua công tác tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các luật thuế cùng với việc tăng cường tính pháp chế của các luật thuế, ý thức chấp hành các luật thuế được nâng cao, từ đó tạo thói quen "Sống và làm việc theo pháp luật" trong mọi tầng lớp dân cư.

 Yêu cầu của công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh có thể khái quát như sau:

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục sâu rộng thường xuyên các luật thuế và các văn bản dưới luật để đối tượng nộp thuế hiểu và tự giác chấp hành.

- Tận thu, khai thác triệt để các nguồn thu, kết hợp nuôi dưỡng nguồn thu: + Thu hết số thuế ghi thu, không để nợ đọng.

+ Kiểm tra, giám sát chặt chẽ hộ nghỉ kinh doanh.

+ Quản lý hết các đối tượng tham gia sản xuất, kinh doanh (gồm cố định có cửa hàng - cửa hiệu và đối tượng kinh doanh vãng lai).

+ Quản lý sát doanh thu thực tế của đối tượng nộp thuế (thường xuyên kiểm tra sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ ..., rà soát điều chỉnh thuế hộ khoán ổn định).

- Phải thực hiện đầy đủ, đúng quy trình nghiệp vụ của ngành đã đề ra cho từng loại đối tượng kinh doanh.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn quận hà đông (Trang 27 - 28)