Quản lý danh bạ HKD

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn quận hà đông (Trang 54 - 69)

CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ GTGT VÀ

2.1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HÀ

2.2.1. Quản lý danh bạ HKD

Quản lý danh bạ HKD đóng vai trị vơ cùng quan trọng cơng tác quản lý thuế, có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đảm bảo và tăng thu cho NSNN, đồng thời thực hiện công bằng giữa các đối tượng nộp thuế.

Mục tiêu của công tác quản lý ĐTNT tại chi cục thuế Hà Đông là tiến hành kiểm tra, rà soát địa bàn đưa 100% đối tượng thực tế kinh doanh vào diện quản lý thuế. Xác định trước được mục tiêu như vậy, Chi cục thuế quận Hà Đơng đã tìm mọi biện pháp để quản lý đối tượng nộp thuế có hiệu quả, đảm bảo khơng để sót hộ, bao quát hết đối tượng nộp thuế.

Quản lý số lượng HKD

Trong những năm gần đây, do tác động của bất ổn kinh tế, số lượng HKD cá thể trên địa bàn quận Hà Đơng cũng có những sự biến động đáng kể. Kể từ sau sự sụt giảm vào năm 2012, sang năm 2013 nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi và ổn định nên số lượng HKD đã bắt đầu gia tăng trở lại, giúp bổ sung kịp thời nguồn thu cho NSNN.

Sự biến động cụ thể về số lượng HKD được thể hiện qua bảng số sau:

Bảng 2.4: Bảng tổng hợp số HKD trên địa bàn quận Hà Đông

Diễn giải

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh năm 2013với 2012 Số HKD Tỷ trọng (%) Số HKD Tỷ Trọng (%) Số HKD Tỷ trọng (%) Chênh lệch tuyệt đối Tỷ lệ (%) Hộ khoán 3.479 88,86 3.326 87 3.573 86,33 247 7,4 Hộ kê khai 436 11,14 457 13 566 13,67 109 23,8 Tổng cộng 3.915 100 3823 100 4.139 100 316 8,27

Nguồn: Chi cục thuế quận Hà Đơng

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, số lượng Hộ kê khai chiếm tỷ trọng nhỏ (dưới 15%), tuy nhiên, đây là những hộ lớn có khả năng chi phối và tác động đến

những HKD khác. Số lượng Hộ kê khai có xu hướng ngày càng gia tăng với tốc độ khá nhanh. Năm 2011 số Hộ kê khai là 436 hộ, đến năm 2012 đã tăng 21 hộ lên là 457 hộ. Sang năm 2013 tăng thêm 109 hộ lên 566 hộ, tương ứng với 23,8%. Như vậy, chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của các HKD cá thể trên địa bàn Quận Hà Đơng đang có thêm nhiều các HKD có quy mơ vừa và lớn, cùng với đó là tình hình thực hiện sổ sách kế toán hoá đơn chứng từ được cải thiện, đáp ứng được chế độ kế toán HKD. Điều này là một yếu tố hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý thu nộp thuế GTGT.

Tuy nhiên, ta cũng thấy thành phần Hộ khốn ln chiếm tỷ lệ lớn (trên 85%) tổng số HKD. Năm 2011, số lượng hộ khoán là 3.479 hộ, nhưng đến năm 2012 giảm 153 hộ xuống còn 3.326 hộ; sang năm 2013 số hộ khoán lại tăng thêm 247 hộ, lên 3.573 hộ, tương ứng với 7,4%.

Có sự tăng giảm rõ rệt này nguyên nhân khách quan là do những diễn biến phức tạp của nền kinh tế tới tồn bộ cả nước nói chung và nền kinh tế trên địa bàn quận Hà Đơng nói riêng:

Năm 2012 được coi là năm khó khăn nhất, nước ta có tốc độ tăng trưởng của cả nước chỉ ở mức 5,03%, được xem là mức thấp nhất trong 13 năm trở lại đây, cùng với những hạn chế yếu kém vốn có của nền kinh tế và mặt trái của chính sách hỗ trợ tăng trưởng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến ổn định kinh tế vĩ mô, tác động mạnh đến tình hình sản xuất kinh doanh nói chung và HKD cá thể nói riêng, dẫn đến năm 2012 số HKD trên địa bàn giảm 2,4%.

Sang năm 2013, nhờ những nỗ lực mạnh mẽ của Nhà nước trong công tác điều hành CSTT hướng tới mục tiêu lớn như kiểm soát lạm phát, tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD), tháo gỡ khó khăn cho khu vực sản xuất, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu,... nên nền kinh tế nói chung và trên địa bàn Quận Hà Đơng nói riêng đã đi vào ổn định và có dấu hiệu phục hồi, minh chứng là số HKD trên địa bàn đã tăng 316 hộ, lên 4.139 hộ, tương ứng với tỷ lệ 8,27%. Nguyên nhân chủ quan: Do việc quản lý HKD, rà soát số HKD phát sinh tăng và phát sinh giảm trên địa bàn được quán triệt chặt chẽ cũng như sự chủ động phối hợp hiệu quả giữa

Chi cục thuế với các ban ngành liên quan trong giải quyết các vướng mắc, tạo điều kiện cho các HKD tái và mở rộng sản xuất.

Quản lý ĐTNT theo từng địa bàn

Theo qui định hiện nay, áp dụng quản lý thuế theo chức năng, mỗi đội thuế đều có thể quản lý ĐTNT theo chức năng nhiệm vụ của mình. Các thơng tin về ĐTNT được đội KK-KTT và THNVDT xử lý đưa vào mạng nội bộ, từ đó các đội khác có thể nắm bắt tình hình của ĐTNT một cách dễ dàng, giúp cho công việc quản lý thuế theo chức năng thuận tiện hơn.

Mỗi đội theo dõi quản lý ĐTNT theo chức năng của mình, mỗi cán bộ trong đội được phân cơng theo dõi từng địa bàn, trong đó ghi chép đầy đủ số lượng, đặc điểm nổi bật của đối tượng. Song quy mô sản xuất kinh doanh của từng địa bàn khác nhau, các doanh nghiệp NQD ở các phường có sự khác nhau khơng đồng đều.

Việc tổ chức quản lý theo địa bàn các phường là phù hợp với mơ hình quản lý chung áp dụng cho các Chi cục Thuế quận, huyện, Thành phố hiện nay. Ưu điểm của phương thức quản lý này là thuận lợi cho công tác quản lý, giao chỉ tiêu cho các đội thuế LXP trong việc quản lý thuế đối với HKD. Mặt khác, cán bộ thuế có thể theo dõi ĐTNT bằng việc bám sát địa bàn mình quản lý. Nhờ vào sự thơng thạo địa bàn, sự giúp đỡ của các ĐTNT trên cùng địa bàn, cán bộ thuế có thể nhanh chóng nắm bắt thơng tin các ĐTNT.

Công tác quản lý ĐTNT đã được cán bộ thuế triển khai, song do lực lượng cán bộ còn mỏng, trong khi đối tượng ngày càng tăng, làm cho việc nắm bắt thơng tin của cán bộ thuế về tình hình ĐTNT cịn hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng, hiệu quả công tác quản lý.

Để thấy được thuận lợi và khó khăn trong cơng tác quản lý thuế phân theo từng địa bàn, ta có thể xem khái quát qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.5: Công tác quản lý số lượng HKD của các đội thuế trên địa bàn Quận Hà Đơng

Đơn vị tính: Hộ

Đội thuế Phường

Số HKD có MST

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Liên phường 1 506 525 559 Liên phường 2 909 923 971 Liên phường 3 624 575 693 Liên phường 4 488 556 669 Chợ Hà Đông 1.219 1.244 1.247 Tổng Cộng 3.915 3823 4.139

Nguồn: Đội KK – KTT Chi Cục Thuế quận Hà Đông

Từ bảng trên cho ta thấy, số lượng HKD của từng đội thuế liên phường quản lý qua các năm khơng có sự biến động lớn và đang có xu hướng gia tăng. Chủ yếu các HKD tập trung tại các chợ ( chiếm đến trên 30%). Thông qua việc quản lý HKD theo địa bàn, cơ quan quản lý sẽ nắm được nhu cầu kinh doanh, mức độ tập trung kinh doanh, nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng,…Từ đó, giúp Chi cục thuế tiến hành phân cơng cán bộ quản lý được hiệu quả, giải quyết nhanh chóng, kịp thời các vấn đề và thủ tục phát sinh; tham mưu cho các bộ, ban, ngành trong quản lý về trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, do địa bàn quản lý tương đối rộng và số HKD đang có xu hướng gia tăng trong khi đó biên chế cán bộ tại các đội thuế liên phường lại hạn chế nên công tác quản lý các HKD theo địa bàn cho đến hiện tại vẫn cịn gặp rất nhiều khó khăn.

Quản lý ngành nghề kinh doanh

Quản lý ngành nghề kinh doanh là một khâu quan trọng trong quản lý HKD nhằm đảm bảo tính thuế đúng và đủ.Theo quy định của pháp luật thì các đơn vị kinh

doanh được quyền đăng ký và hoạt động kinh trên tất cả những lĩnh vực mà Pháp luật không cấm. Thực tế hiện nay, nhiều HKD đang hoạt động rất đa dạng trên nhiều lĩnh vực từ sản xuất, hoạt động thương nghiệp đến kinh doanh dịch vụ. Để quản lý HKD tốt và hiệu quả, cơ quan thuế cần nắm chắc tình hình hoạt động trên các phương diện: quy mơ, mặt hàng, loại hình kinh doanh,.. để đưa ra các biện pháp quản lý tối ưu và hiệu quả nhất. Do đó, trong cơng tác quản lý thuế đối với HKD, Chi cục thuế Quận Hà Đông đã thực hiện quản lý các HKD theo từng loại ngành nghề.

Để thấy được sự biến động số lượng HKD theo các ngành nghề kinh doanh, ta sẽ phân tích cụ thể qua bảng số liệu sau:

 Đối với hộ kê khai:

Bảng 2.6: Công tác quản lý HKK theo ngành nghề kinh doanh trên địa bàn Quận Hà Đơng

Đơn vị tính: hộ

Ngành Nghề

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch năm 2013 với năm 2012 Số HKD Tỷ trọng (%) Số HKD Tỷ Trọng (%) Số HKD Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tỷ lệ (%) Sản xuất 21 4,82 23 5,03 35 6,18 12 52,17 Thương nghiệp 276 63,30 287 62,80 368 65,02 81 28,22 Ăn uống 44 10,09 44 9,63 42 7,42 -2 -4,5 Dịch Vụ 95 21,79 103 22,54 121 22,08 18 17,48 Tổng cộng 436 100 457 100 566 100 109 _

(Nguồn: Đội KK – KTT – Chi cục thuế quận Hà Đông)

Do yêu cầu sản xuất kinh doanh, tổ chức tốt cơng tác kế tốn tốt, thường xuyên sử dụng hóa đơn, chứng từ trong trao đổi mua bán hàng hóa, dịch vụ; xác định được đầy đủ doanh thu, chi phí,.. nên các HKD lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai để được hưởng nhiều ưu đãi về chính sách thuế hơn.

Từ bảng số liệu trên ta thấy, hộ kê khai tập trung với số lượng lớn ở các ngành thương nghiệp (trên 60%) và dịch vụ (trên 20%). Số lượng HKK không ngừng tăng qua các năm. Năm 2011, số lượng HKK là 436 hộ, sang năm 2012 là 457 hộ và khơng có sự thay đổi nhiều so với năm 2011. Sang năm 2013, tổng số HKK là 566 hộ, tăng đáng kể so với năm 2012, tốc độ tăng 23,85% (tương ứng với 109 hộ). Cụ thể:

+ Ngành sản xuất: Năm 2012 là 23 hộ, sang năm 2013 là 35 hộ, tăng 12 hộ (tương ứng 52,17%). Tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng đây là ngành có tốc độ tăng khá cao so với các ngành cịn lại trong năm 2013, nguyên nhân là do trong năm 2013 có 4 hộ khốn thực hiện mở rộng quy mơ kinh doanh, nhu cầu sử dụng hóa đơn tăng , do đó đã chuyển đổi phương pháp đăng ký nộp thuế theo phương pháp kê khai, số còn lại chủ yếu là các hộ mới được đưa vào quản lý.

+ Ngành thương nghiệp: Đây được coi là ngành trọng điểm, có tốc độ tăng trưởng khá cao, chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các ngành còn lại. Đến hiện tại thì ngành thương nghiệp vẫn có sức hút rất lớn trong sự lựa chọn ngành kinh doanh của các HKD, biểu hiện là năm 2012 số hộ khoán của ngành này là 287 hộ, đến năm 2013 là 368 hộ, tăng 81 hộ (tương ứng 28,22%).

+ Ngành ăn uống: năm 2012 là 44 hộ, đến năm 2013 là 42 hộ, giảm 2 hộ (tương ứng 4,5%), theo số liệu từ Chi cục nguyên nhân là do các hộ này hoạt động không hiệu quả nên đã chuyển sang ngành thương nghiệp.

+ Ngành dịch vụ: năm 2012 là 103 hộ, đến năm 2013 là 121 hộ, tăng 18 hộ (tương ứng 17,48%).

Bảng 2.7: Cơng tác quản lý hộ khốn theo ngành nghề kinh doanh trên địa bàn Quận Hà Đơng

Đơn vị tính: hộ

Ngành Nghề

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch năm

2013 và năm 2012 Số HKD Tỷ trọng (%) Số HKD Tỷ Trọng (%) Số HKD Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tỷ lệ (%) Sản xuất 47 1,35 48 1,44 58 1,51 10 20,83 Thương nghiệp 2.303 66,2 2.233 67,14 2.311 67,31 78 3,49 Ăn uống 446 12,82 370 11,12 437 10,58 67 18,11 Dịch Vụ 683 19,63 675 20,30 767 20,63 92 13,63 Tổng cộng 3.479 100 3.326 100 3.573 100 247 _

Nguồn: Đội KK – KTT – Chi cục thuế quận Hà Đông

Từ bảng số liệu trên ta thấy, giống với các HKK, ngành thương nghiệp của hộ khoán cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 65%) và dịch vụ (khoảng 20%). Số lượng hộ khốn có sự biến động trong các năm gần đây. Năm 2011, số lượng hộ khoán là là 3.479 hộ, sang năm 2012 là 3.326 hộ, giảm 153 hộ (tương ứng 4,40%), nguyên nhân là do ảnh hưởng sâu của suy giảm kinh tế cả nền kinh tế nói chung và kinh tế quận Hà Đơng nói riêng, các hộ khốn rất chật vật trong việc tìm nguồn vốn, thu hồi cốn chậm cũng như gặp khó khăn trong việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Chính phủ. Dó đó, nhiều hộ đã phải ngừng hoạt động kinh doanh của mình. Sang năm 2013, chính sách điều hành của NHNN đã hướng dịng vốn tín dụng tập trung vào hỗ trợ cho các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp, HKD nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao,.. nền kinh tế bắt đầu phục hồi và ổn định. Nhờ đó, số hộ khốn đã tăng đáng kể so với năm 2012, tổng số khoán tăng 109 hộ lên 566 hộ (tương ứng với 23,85%). Cụ thể:

+ Ngành sản xuất: Năm 2012 là 48 hộ, sang năm 2013 là 58 hộ, tăng 10 hộ (tương ứng 20,83%). Trong tổng số hộ khoán, ngành này chiếm tỷ trọng khá nhỏ, trung bình chỉ khoảng 4,5% , nhưng ổn định và có xu hướng gia tăng qua các năm. Các hộ này chủ yếu là sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất đồ dùng gia đình, đồ gỗ, bánh kẹo mứt và các hoạt động sản xuất khác.

+ Ngành thương nghiệp: Năm 2011 là 2.303 hộ, sang năm 2012 giảm 70 hộ còn 2.233 hộ (tương ứng 3,04%), đến năm 2013 số hộ khoán ngành này bắt đầu phục hồi và gia tăng trở lại, đạt 2.311 hộ, tăng 78 hộ (tương ứng 3,49%). Đây vẫn sẽ là ngành kinh doanh chủ yếu trên địa bàn quận Hà Đông, các HKD này đa dạng về quy mô và mặt hàng kinh doanh nhưng chủ yếu là các HKD vừa và nhỏ có mức mơn bài bậc 2,3 và 4.

+ Ngành ăn uống: số hộ khốn trong ngành ăn uống cũng có sự biến động tăng giảm qua các năm. Năm 2011 là 466 hộ, đến năm 2012 giảm 76 hộ (tương ứng16,31%) còn 370 hộ. Sang năm 2013 tăng 67 hộ lên 437 hộ. Đây là ngành đặc trưng, kinh doanh không phức tạp, đa phần ngành này có số thu tương đối ổn định so với các ngành nghề khác. Tuy nhiên, cần phải theo dõi sát sao tình hình hoạt động của hộ này về chế độ tạm nghỉ, nghỉ thật, nghỉ giả hoặc chuyển địa điểm kinh doanh,...

+ Ngành dịch vụ: năm 2012 là 675 hộ, giảm 8 hộ so với năm 2011. Đến năm 2013 là 767 hộ, tăng 92 hộ (tương ứng 13,63%). Đây là ngành mới phát triển qua các năm trên địa bàn quận Hà Đơng, có xu hướng tăng nhanh theo đà phát triển của quận Hà Đông. Bao gồm: dịch vụ sửa chữa, c ầm đồ, kinh doanh khách sạn, du lịch và các dịch vụ làm đẹp khác,..

Như vậy, qua phân tích ở trên có thể nhận thấy cơ cấu ngành nghề của HKD trên địa bàn quận Hà Đông chịu sự tác động rất lớn và biến động cùng chiều với tình kinh kinh tế chung của cả nước. Số hộ nộp thuế theo phướng pháp kê khai có xu hướng gia tăng là một tín hiệu tốt đối với nền kinh tế Quận Hà Đơng nói chung và trong cơng tác quản lý thuế trên địa bàn Quận nói riêng. Mặt khác, nó cũng đồng thời thể hiện sự phát triển cả về số lượng và chất lượng trong hoạt động sản xuất

kinh doanh của các hộ. Ngoài ra, bên cạnh nhu cầu mở rộng quy mơ kinh doanh, việc chuyển đổi từ hộ khốn sang hộ kê khai cũng chứng minh kiến thức pháp luật thuế của HKD đang ngày càng được nâng cao, đây là yếu tố hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý thuế của cả cơ quan thuế nói chung và đội thuế LXP nói riêng.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn quận hà đông (Trang 54 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)