Đánh giá hoạt động huy động vốn của Vietinbank Thái Bình giai đoạn

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường huy động vốn tại NHTM CP công thương việt nam – chi nhánh thái bình (Trang 60 - 65)

đoạn 2011 – 2013.

2.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân.

Giai đoạn 2011 – 2013 là một trong những giai đoạn mà nền kinh tế trong nước gặp phải nhiều khó khăn, tuy nhiên với thời gian hoạt động lâu dài và không ngừng cải tiến các hoạt động, Vietinbank chi nhánh Thái Bình đã đạt được khá nhiều thành tựu.

- Về tốc độ tăng trưởng vốn huy động: tốc độ tăng trưởng nguồn vốn tương đối cao, năm 2012 tăng 27,38% so với năm 2011, năm 2013 tăng 26% so với năm 2012. Bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2011 – 2013 nguồn vốn huy động của chi nhánh vào khoảng 3.900 tỷ VNĐ. Đây là thành tựu lớn trong công tác huy động vốn.

- Về đối tượng khách hàng là doanh nghiệp: năm 2012 chi nhánh đã có những biện pháp tích cực và hiệu quả trong công tác huy động vốn từ đối tượng khách hàng doanh nghiệp: lượng vốn huy động tăng từ 465.328 triệu VNĐ năm 2011 lên 502.726 triệu VNĐ, tăng 8,04%.

- Về đối tượng khách hàng là cá nhân: chi nhánh rất có thế mạnh trong việc huy động vốn từ dân cư, nguồn vốn huy động từ khu vực dân cư rất lớn và tăng mạnh qua các năm. Năm 2012 tăng 793.726 triệu VNĐ tương ứng với mức tăng 30,88% so với năm 2011. Năm 2013 huy động từ KHCN đạt mức 4.433.720 triệu VNĐ, tăng 1.069.322 triệu VNĐ tương ứng với mức tăng 31,78% so với năm 2012. Điều này chứng tỏ chi nhánh đã đi sâu bám sát địa bàn hoạt động và nghiên cứu nhu cầu của khách hàng để từ đó có những biện pháp huy động hiệu quả.

- Về kỳ hạn của vốn huy động: về cơ bản, nguồn vốn huy động của chi nhánh là nguồn huy động có kỳ hạn, tạo điều kiện tốt cho chi nhánh lập kế hoạch sử dụng. Cụ thể: nguồn vốn ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, đặc biệt trong 2 năm 2012 và 2013, nguồn vốn ngắn hạn chiếm >50%, nguồn vốn trung dài hạn cũng khá cao và tăng trưởng ở mức khá, năm 2011 nguồn vốn trung dài hạn đạt mức 1.184.040 triệu VNĐ, năm 2012 nguồn vốn này là 1.353.493 triệu VNĐ, tăng 14,31% so với năm 2011, năm 2013 đạt mức 1.802.725 triệu VNĐ, tăng 33,19% so với năm 2012. Điều này đã tạo điều kiện cho chi nhánh mở rộng cho vay trung dài hạn, đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng.

- Về hình thức huy động vốn: huy động vốn từ tiền gửi chiếm tỷ trọng cao nhất trong các hình thức huy động vốn của ngân hàng và liên tục tăng qua các năm: năm 2011 nguồn huy động từ tiền gửi đạt mức 2.980.880 triệu VNĐ, năm 2012 nguồn vốn này là 3.794.048 triệu VNĐ, tăng 27,28% so với năm 2011, năm 2013 nguồn vốn huy động từ tiền gửi là 4.783.001 triệu VNĐ, tăng 26,07% so với năm 2012. Đây là hình thức huy động vốn lâu đời nhất trong hoạt động ngân hàng, vốn huy động được theo hình thức này lớn và tăng mạnh chứng tỏ công tác huy động vốn tiền gửi của chi nhánh rất tốt.

- Về đồng tiền huy động: huy động từ VNĐ chiếm tỷ trọng lớn do dân cư chủ yếu có tích lũy đồng nội tệ, điều này tạo điều kiện cho đơn vị dễ dàng cho vay bằng đồng nội tệ.

 Nguyên nhân của kết quả đạt được

Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam là ngân hàng lớn, có bề dày hoạt động hơn 20 năm, đơn vị đã xây dựng cho mình uy tín vững chắc trong lòng người dân, cùng với ưu thế về quy mô hoạt động đã tạo

thống Vietinbank về cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, tiên tiến đã tạo nền tảng cho hoạt động huy động vốn được hiệu quả và đa dạng hơn. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu và đưa ra các sản phẩm đã đáp ứng phần nào nhu cầu cũng như điều kiện của xã hội, có sức hấp dẫn đối với những người có tiền nhàn rỗi muốn đầu tư là một nhân tố quan trọng làm nên thành quả trong cơng tác huy động tại Vietinbank Thái Bình. Khơng chỉ có vậy, kết quả huy động đạt được tại Vietinbank Thái Bình cịn nhờ vào một nhân tố cực kỳ quan trọng đó là sự nỗ lực khơng ngừng của tập thể cán bộ nhân viên tại đơn vị. Những năm qua, đơn vị luôn mềm dẻo trong cơ chế huy động, ln tìm cách chăm sóc, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng một các tận tâm nhất, tư vấn và đem lại cho khách hàng những sản phẩm phù hợp nhất với khách hàng và đem lại cho khách hàng sự hài lòng nhất khi sử dụng sản phẩm của Vietinbank.

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân.

Mặc dù đạt được những kết quả rất đáng khích lệ, tuy nhiên, cơng tác huy động vốn tại Vietinbank Thái Bình vẫn tồn tại một số hạn chế.

- Về kỳ hạn huy động: tiền gửi KKH chiếm tỷ trọng rất nhỏ (từ 10 – 20%), năm 2011 nguồn vốn KKH là 503.347 triệu VNĐ, sang năm 2012 nguồn vốn này giảm xuống còn 454.674 triệu VNĐ, giảm 9,67% so với năm 2011, năm 2013 tuy có tăng (11,98%) so với năm 2012 nhưng nhìn chung tỷ trọng vẫn nhỏ ( 10% tổng nguồn vốn huy động). Nguồn vốn có kỳ hạn tuy có thuận lợi là tạo tính ổn định cho việc sử dụng vốn nhưng lại có nhược điểm là chi phí sử dụng vốn tương đối cao, trong khi đó chi phí sử dụng vốn cho nguồn vốn KKH thấp hơn rất nhiều, do đó việc chưa huy động được lượng vốn KKH lớn làm đơn vị chịu áp lực cao hơn về chi phí sử dụng vốn.

- Về đối tượng huy động: huy động vốn từ khách hàng doanh nghiệp cịn tương đối ít (<15% tổng vốn huy động) và năm 2013 lượng vốn huy động từ KHDN giảm 12,77% so với năm 2012, đạt mức 438.511 triệu VNĐ. Khác

với KHCN, mỗi KHDN nếu có tài khoản tiền gửi thường gửi với số lượng lớn, do đó nếu ngân hàng thu hút được nhiều KHDN thì lượng vốn huy động sẽ tăng lên rất nhiều. Do đó, chi nhánh nên tập trung hơn vào nhóm khách hàng này.

- Về hình thức huy động: ngồi hình thức huy động truyền thống là từ tiền gửi của khách hàng, các hình thức huy động khác như phát hành GTCG còn khá hạn chế.

- Về đồng tiền huy động: lượng vốn huy động từ ngoại tệ có tăng qua các năm (năm 2012 tăng 114,85% so với năm 2011 và đạt mức 847.954 triệu VNĐ, năm 2013 lượng tăng so với năm 2012 là 6,40% và đạt mức 902.201 triệu VNĐ) tuy nhiên tỷ trọng vốn huy động bằng ngoại tệ còn chưa cao. Lượng vốn huy động từ ngoại tệ chưa cao có thể làm chi nhánh gặp khó khăn trong việc mở rộng các hoạt động kinh doanh bằng ngoại tệ.

 Nguyên nhân của những hạn chế

Những tác động từ kinh tế vĩ mô là một trong những yếu tố cơ bản nhất ảnh hưởng mạnh mẽ đến công tác huy động vốn của đơn vị. Trong bối cảnh suy thối kinh tế tồn cầu, Việt Nam khơng phải là ngoại lệ. Thu nhập của người dân giảm sút, thất nghiệp gia tăng, tài sản tích lũy trong xã hội giảm xuống, gây khó khăn trong việc huy động của ngân hàng. Lạm phát tăng cao, đồng tiền nội địa mất giá,giá vàng tăng mạnh tác động không nhỏ đến quyết định đầu tư của người dân. Trong bối cảnh kinh tế suy thoái, người dân thường tránh mạo hiểm với đồng vốn của mình bằng cách đầu tư vào vàng hay các loại tài sản tích trữ khác.

Chính sách điều hành của NHNN cũng tác động rất lớn đến khả năng huy động vốn của ngân hàng. Cụ thể, quy định trần lãi suất huy động của

động thêm vốn. Thông tư số 12 ban hành ngày 27/04/2012 của NHNN bổ sung, điều chỉnh một số nội dung của thông tư số 11 ban hành ngày 29/04/2011 đã yêu cầu các TCTD chấm dứt huy động và cho vay bằng vàng. Điều này cũng có ảnh hưởng đến tổng vốn huy động của toàn hệ thống ngân hàng nói chung và Vietinbank Thái Bình nói riêng.

Mặt khác không thể không kể đến những nhân tố thuộc về chủ quan ngân hàng. Trang thiết bị tuy đã được đầu tư hiện đại tuy nhiên vẫn chưa có sự đồng bộ, chưa đáp ứng tốt nhất công tác huy động vốn, các dịch vụ phục vụ cho nhu cầu thanh toán của khách hàng chưa thực sự vượt trội so với các ngân hàng khác và một thực tế là tiền gửi thanh tốn của đơn vị có quy mơ cịn khá nhỏ và bị giảm vào năm 2012. Một điểm đáng chú ý là huy động vốn mới chỉ tập trung vào động nội tệ, huy động vốn bằng ngoại tệ còn khá khiêm tốn và chưa thực sự hiệu quả.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TỪ BÊN NGOÀI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CƠNG THƯƠNG VIỆT

NAM – CHI NHÁNH THÁI BÌNH

3.1 Định hướng phát triển của Vietinbank chi nhánh Thái Bình giai đoạn tiếp theo.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường huy động vốn tại NHTM CP công thương việt nam – chi nhánh thái bình (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)