Phân loại DNNQD theo ngành nghề

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện tiền hải (Trang 40)

Đơn vị: Doanh nghiệp

STT

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng

1 Sản xuất 32 15% 42 16% 48 2 Xây dựng 27 13% 29 12% 40 3 Vận tải 17 8% 18 7% 27 4 Dịch vụ 52 25% 72 28% 85 5 Thương mại 83 39% 95 37% 98 Tổng 211 100% 256 100% 298 Ngành Nghề Kinh Doanh 2013 2014 2015 0 20 40 60 80 100 120 thương mại dịch vụ sản xuất vận tải xây dựng

Trong các năm vừa qua, số lượng doanh nghiệp thương mại, dịch vụ là chủ yếu, sau đó là doanh nghiệp sản xuất, xây dựng, vận tải, các ngành khác. Xu hướng qua các năm là tăng tỷ trọng doanh nghiệp thương mại và dịch vụ, tỷ trọng doanh nghiệp sản xuất, xây dựng, ngành vận tải cũng chỉ dao động nhẹ.

-Có nhiều phương pháp quản lý đối tượng nộp thuế khác nhau như: quản lý theo địa bàn, quản lý theo ngành nghề kinh doanh, quản lý theo loại hình doanh nghiệp, quản lý theo mã số thuế. Do đặc điểm của huyện Tiền Hải vùng kinh tế phát triển nhất tập trung vào khu vực thị trấn và các xã lân cận, các DN NQD tập trung vào khu vực này là chủ yếu.Có nhiều phương pháp quản lý đối tượng nộp thuế khác nhau như: quản lý theo địa bàn, quản lý theo ngành nghề kinh doanh, quản lý theo loại hình doanh nghiệp, quản lý theo mã số thuế. Trên địa bàn huyện Tiền Hải đang áp dụng cả 2 phương pháp là quản lý theo địa bàn và quản lý theo ngành nghề kinh doanh. Cụ thể: đối tượng nộp thuế sẽ được phân chia theo địa bàn, và đặc điểm ngành nghề kinh doanh sau đó chia cho Đội kiểm tra thuế. Tại chi cục thuế huyện Tiền Hải thì tồn bộ doanh nghiệp (kể cả DN mới hoạt động) sẽ được giao cho cán bộ Đội kiểm tra. Hàng tháng Đội kiểm tra sẽ đối chiếu với Đội kê khai kế toán thuế và tin học để xử lý ngay các chênh lệch (nếu có) về số lượng DN đang hoạt động, tạm nghỉ, bỏ trốn…

Bảng 2.4: Tình hình hoạt động của các DN NQD

Đơn vị: Doanh nghiệp

1 Đang hoạt động 138 65% 192 75% 2 32 15% 31 12% 3 2 1% 5 2% 4 4 2% 3 1% 5 35 17% 25 10% Đã đóng cửa mã số thuế Chuyển địa bàn khác Tạm nghỉ có thời hạn Bỏ trốn, chờ giải thể

Nhìn chung tổng số doanh nghiệp đang tăng lên, nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại mặt tiêu cực: các doanh nghiệp bỏ trốn, tạm nghỉ có thời hạn cũng tăng lên. Chi cục Thuế cũng đã thực hiện nhiều biện pháp quản lý như đối chiếu hóa đơn chứng từ, mở sổ theo dõi tình hình sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp, tăng cường kiểm tra tại trụ sở các DN. 2013 2014 2015 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% tạm nghỉ có thời hạn chuyển địa bàn DN trốn, chờ giải thể đóng cửa MST đang hoạt động Hình 2.6: Tình hình hoạt động của các DN NQD

2.2.2.Quản lý căn cứ tính thuế.

2.2.2.1. Giá tính thuế GTGT

Quản lý doanh thu bán hàng (đầu ra):

Doanh thu bán hàng là một trong những yếu tố đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, cho biết doanh nghiệp đó tiêu thụ được nhiều hàng hay khơng. Đầu ra tỷ lệ thuận với số thuế doanh nghiệp phải nộp, đầu ra càng lớn số thuế phải nộp càng cao. Do đó đây là một mấu chốt mà các doanh nghiệp có thể thực hiện các hành vi gian lận để giảm số thuế phải nộp. Các doanh nghiệp thường gian lận trong hạch tốn sổ sách kế tốn, hóa đơn chứng từ, bảng kê hàng hóa dịch vụ. Do đó cơ quan thuế cần phải quản lý tốt đầu ra trên cơ sở hạch tốn sổ sách kế tốn, hóa đơn,

chứng từ của DN NQD, đồng thời phải tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá sát sao, thường xuyên đối với các doanh nghiệp để tránh tình trạng thất thu thuế GTGT.

Bảng 2.5: Tổng hợp doanh thu bán hàng của một số DN NQD được kiểm tra

Đơn vị: Triệu đồng Năm 2013 30 151.112 152.315 2014 35 169.899 171.591 2015 35 182.145 183.882 Số DN được kiểm

tra Tổng doanh thu kê khai Tổng doanh thu kiểm tra

(Nguồn: Đội kiểm tra)

Do theo quy định kiểm tra thì đồn kiểm tra chỉ có khoảng 3 cán bộ kiểm tra trong 3-5 ngày, vì vậy số doanh nghiệp được kiểm tra thực tế tại trụ sở đang ở mức hạn chế, chưa bao quát hết. Số chênh lệch giữa kiểm tra và số doanh nghiệp khai báo còn nhiều chứng tỏ các doanh nghiệp chưa có tính tự giác cao trong việc chấp hành kê khai nộp thuế. Bảng số liệu trên cho thấy, qua các năm số doanh nghiệp được kiểm tra tăng lên đồng thời có sự tăng lên của số chênh lệch doanh số bán ra, chứng tỏ thực tế số sai phạm còn tăng nếu số doanh nghiệp được kiểm tra lớn hơn.

Tuy nhiên trong quá trình kiểm tra phát hiện một số sai phạm chủ yếu sau:

 Kê khai thiếu doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế:

Doanh nghiệp bỏ sót những khoản doanh thu đủ điều kiện ghi nhận doanh thu tính thuế trong kỳ. Đây là tình trạng khá phổ biến trên địa bàn huyện Tiền Hải, xuất phát từ hiểu biết của NNT, các quy định pháp luật về tiêu chuẩn ghi nhận doanh thu giữa kế toán và thuế có khác nhau như điều kiện ghi nhận và thời điểm ghi nhận

- Hạch toán doanh thu sai thời kỳ:

Đây là hình thức kê khai doanh thu khơng kịp thời nhằm kéo dài thời gian khơng phải nộp thuế bằng hình thức chuyển doanh thu trên tài khoản doanh thu chưa thực hiện, hạch tốn vào bên có của tài khoản phải thu và hạch toán vào tài khoản phải thu khác. Thông qua việc này doanh nghiệp chiếm dụng được vốn NSNN thêm một thời gian để giải quyết tình trạng vốn của doanh nghiệp.

Để phát hiện ra những sai phạm trên thì cán bộ kiểm tra đã sử dụng các nghiệp vụ như:

- Xác định bản chất các nguồn thu, các khoản thu không được phản ánh vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

- Kiểm tra sổ nhật ký bán hàng để xác định các giao dịch thực tế trong ngày, phân loại các giao dịch, xem xét thuế suất.

- Kiểm tra loại hàng hóa, dịch vụ khơng thuộc đối tượng chịu thuế.

- Xác minh hóa đơn với cơ quan thuế trực tiếp quản lý người mua để đối chiếu số lượng, giá bán và thuế suất thực tế được ghi trên hóa đơn của cả bên bán và bên mua. So sánh giá bán của các doanh nghiệp cùng ngành,giá bán trên thị trường tại cùng một thời điểm với gái bán trên hóa đơn của doanh nghiệp bán ra.

- Kiểm tra việc đánh số liên tục của chứng từ gốc khi xuất bán hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng.

Kết quả trên đây đã cho thấy tình trạng kê khai doanh thu đầu ra của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, sai phạm. Những năm qua Chi cục thuế cũng đã cố gắng để khắc phục những tình trạng đó, cán bộ kiểm tra đã sử dụng nhiều phương pháp để quản lý kê khai tốt hơn, ví dụ như phương pháp đối chiếu so sánh, phương pháp kiểm tra từ tổng hợp đến chi tiết... để tìm ra sai phạm trên.

Quản lý doanh số mua vào (đầu vào):

Doanh số mua vào của doanh nghiệp là cơ sở để xác định số thuế GTGT đầu vào. Nếu đảm bảo đủ các nguyên tắc khấu trừ, điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào thì số thuế đầu vào này sẽ được khấu trừ, làm giảm số thuế phải nộp của doanh nghiệp. Do vậy trong quá trình kê khai nhiều doanh nghiệp kê khai sai doanh số mua vào, việc kê khai sai này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau khách quan hoặc chủ quan từ phía doanh nghiệp.

Bảng 2.6: Doanh số mua vào của DN NQD được kiểm tra

Đơn vị: Triệu đồng

Năm Số DN được kiểm tra

2013 30 122.401 123.374

2014 35 136.951 137.969

2015 35 154.952 156.273

Tổng doanh số mua

vào kê khai Tổng doanh số mua vào kiểm tra

Số doanh nghiệp kiểm tra vẫn cịn ít, dẫn đến chưa phát hiện được triệt để được doanh nghiệp sai phạm.

Cơng tác quản lý thuế đã góp phần to lớn trong việc giảm kê khai doanh số mua vào khơng đúng của các DN trên địa bàn. Từ đó tăng số tiền thuế truy thu xử phạt. Như vậy nhờ có cơng tác kiểm tra và quản lý của cán bộ thuế mà NSNN thu lại được một khoản thất thoát lớn. Cũng nhờ nỗ lực của cán bộ thuế Chi cục huyện Tiền Hải mà tình trạng khai gian của DN có xu hướng giảm nhiều.

* Khi kiểm tra thuế GTGT đầu vào, cán bộ thuế sẽ tiến hành các bước:

- Kiểm tra đối chiếu để nhận định các giao dịch phát sinh hay khơng, mơ tả hiện trạng tình hình sử dụng hóa đơn, chứng từ kèm theo: lệnh mua hàng, tên loại hàng, phiếu xuất, nhận hàng

- Xác định thuế GTGT đầu vào được điểu chỉnh trong kỳ khi có hóa đơn điều chỉnh hay khơng, đồng thời kiểm tra các bút tốn điều chỉnh cuối kỳ.

- Đối với hàng mua vào căn cứ vào số phát sinh bên có các tài khoản 111,112,... đối ứng với các tài khoản bên nợ tài khoản 152, 153, 156... để xác định giá trị hàng hóa mua vào và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Các chứng từ sử dụng là: hóa đơn mua hàng hóa; phiêu nhập kho, phiếu xuất kho hàng hóa; các chứng từ thu chi tiền và thanh tốn khác. Để kiểm tra chính xác cán bộ kiểm tra phải tiến hành so sánh, đối chiếu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh xem DN có hạch tốn trên tài khoản, sổ sách, báo cáo kế toán với các hợp đồng mua bán khơng. Từ đó tìm ra những chênh lệch, bất hợp lý, yêu cầu DN giải trình xác định đúng số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Nhìn chung, các DNNQD trên địa bàn huyện thực hiện tương đối tốt việc kê khai doanh thu bán ra, doanh số mua vào. Bên cạnh những mặt tích cực đó thì vẫn cịn những hạn chế, xuất phát từ các lý do sau:

+ Thứ nhất, sự hạn chế về trình độ kế tốn của một số DN do việc áp dụng chế độ hạch toán kế toán chủ yếu tự những đối tượng này tiến hành ghi chép, hạch tốn nên khơng tránh khỏi hạn chế về trình độ của nhân viên kế toán, việc áp dụng chế độ kế tốn này mang tính chất chủ quan của người quản lý doanh nghiệp nên đã xảy ra hiện tượng ghi nhầm, ghi sai sót.

+ Thứ hai, một số cán bộ thuế chưa đi sâu, đi sát DN do vậy còn hạn chế trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ hạch tốn kế tốn cũng như sử dụng hóa đơn, chứng từ chưa khẳng định được vai trò quản lý của mình chỉ khi tiến hành kiểm tra mới phát hiện ra những sai sót, gian lận của các doanh nghiệp.

+ Thứ ba, do chế độ hóa đơn, chứng từ và phương pháp xác minh kiểm tra hóa đơn chứng từ nước ta cịn có nhiều sơ hở. Trước hết là loại mẫu hóa đơn, chứng từ vẫn có thể làm giả, tẩy xóa nên đối tượng nộp thuế có tổ chức gây khơng ít khó khăn cho các bộ quản lý thuế khi họ sử dụng chứng từ, hóa đơn giả mạo, hóa đơn chứng từ khống...Bên cạnh đó là phương pháp kiểm tra hóa đơn chứng từ nước ta cịn nặng về thủ cơng, qua những khâu cơng việc như phát hiện nghi vấn, báo cáo, xác minh và gửi đi, tổ chức xác minh, gửi kết quả trả lời chưa kể trường hợp phức tạp phải điều tra, xác minh kéo dài nên việc kiểm tra kém hiệu quả, không kịp thời cho yêu cầu quản lý.

Quản lý thuế suất

Thuế suất là một yếu tố quan trọng để xác định căn cứ tính thuế. Nếu ta quản lý tốt doanh thu bán hàng, doanh số mua vào nhưng lại lơ là quản lý việc xác định mức thuế suất mà DNNQD áp dụng cho hàng hóa, dịch vụ bán ra, mua vào thì vơ tình các bộ quản lý thuế đã tạo điều kiện cho DNNQD trốn, tránh thuế gây thất thu cho NSNN.

Trên địa bàn huyện Tiền Hải trong những năm qua phần lớn các DN đã áp dụng đúng mức thuế suất cho các mặt hàng. Tuy nhiên cịn một số ít, khơng đáng kể

tình trạng các DN áp dụng sai mức thuế suất. Sở dĩ vẫn còn một số ít tình trạng trên là do trình độ hiểu biết về cách xác định thuế suất, pháp luật thuế của các DNNQD còn kém, một phần do cơ chế thuế suất gây khó khăn trong việc xác định đúng mặt hàng chịu thuế suất.

2.2.3. Quản lý kê khai thu nộp thuế GTGT

Quản lý kê khai thuế GTGT

Theo Luật Quản lý thuế số 78 có hiệu lực thi hành ngày 01/07/2007 được Quốc Hội khóa XI, Kỳ họp thứ 10 thơng qua ngày 22/11/2006: Các doanh nghiệp tiến hành cơ chế tự kê khai, tự tính, tự nộp thuế.

Từ năm 2009, Chi cục thuế Tiền Hải đã ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực hoạt động của ngành trong việc quản lý thu thuế, đặc biệt là khâu quản lý kê khai thuế. Hàng tháng hay theo kỳ thuế, theo quy định của pháp luật, NNT lập tờ khai thuế gửi Chi cục thuế đúng hạn. Tờ khai thuế được kiểm tra và chuyển tới Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán - Kê khai - Kế toán thuế và Tin học để nhập vào hệ thống. Tất cả dữ liệu liên quan đến số thu (như việc ghi thu, hoàn thuế, miễn, giảm thuế, phạt thuế) cũng được nhập vào, sau đó hệ thống tự tính thuế, lập sổ và khi cần thiết thì in ra thơng báo thuế có chữ ký điện tử của Chi cục trưởng để gửi tới NNT. Nhờ có sự trợ giúp của máy tính mà các quy định trong chính sách thuế được thực hiện một cách có hiệu quả, tăng cường tính khả thi của từng sắc thuế như: kiểm tra tính tốn lại tất cả thuế đầu ra theo từng thuế suất thuế GTGT, phân biệt được sai số nhỏ do làm tròn số với sai cố ý, phát hiện các trường hợp thuế phát sinh bất thường, có dấu hiệu sai lệch, xác định lại thuế phải nộp, theo dõi nợ chuyển sang hệ thống quản lý thu nợ, kết xuất ra các số liệu báo cáo, thống kê phục vụ phân tích và kiểm tra thuế. Các trường hợp không nộp hồ sơ khai thuế thì Đội kê khai kết xuất từ hệ thống và ra Thông báo yêu cầu NNT nộp hồ sơ khai thuế. Khâu xử lý tờ khai thuế với việc ứng dụng tin học đã đạt được những bước tiến đáng kể. Toàn bộ tờ khai thuế của DN NQD đã được xử lý bằng hệ thống máy tính, từ việc xác định số thuế phải nộp, tính nợ, tính phạt, theo dõi số thu nộp và truyền các báo cáo về số thu lên cấp trên, cung cấp các thông tin kịp thời phục vụ cho việc chỉ đạo thu của cơ quan thuế cấp trên.

Nhờ vào cách thức quản lý tiến bộ của Chi cục, tình hình kê khai của các doanh nghiệp đã đi theo chiều hướng tốt:

- NNT nộp hồ sơ khai thuế chậm và không nộp ngày càng giảm, việc không nộp tờ khai và kê khai thuế sai được hạn chế rất nhiều.

- Tỷ lệ các DN NQD nộp tờ khai thuế GTGT đúng và đủ đạt 89,5%.

Năm 2015, Chi cục đã kiểm soát chặt chẽ hồ sơ lkhai thuế do người nộp thuế chuyển đến , hạn chế tối đa tình trạng hồ sơ thuế khơng đảm bảo căn cứ pháp lý như thiếu mã số thuế, đối chiếu số thu nộp về thuế, phí, lệ phí, phát hiện và xử lý kịp thời phát hiện các trường hợp có sự chênh lệch theo quy định, kiểm tra, xác nhận nghĩa vụ nộp thuế đối với các tổ chức, cá nhân nộp thuế, tiếp nhận xử lý hồ sơ hoàn thuế, bù trừ thuế cho người nộp thuế, luân chuyển hồ sơ bảo đảm đúng quy định.

Tuy nhiên Chi cục thuế Tiền Hải cũng nên nhìn nhận thực tế vào điểm

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện tiền hải (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)