.Tăng cường công tác kê khai thuế GTGT

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện tiền hải (Trang 62)

- Theo dõi, đơn đốc doanh nghiệp có trụ sở chính đóng trên địa bàn (cả các chi nhánh thuộc địa bàn khác), hướng dẫn kê khai, nộp thuế theo quy định của pháp luật. Tiến hành xử phạt vi phạm hành chính thuế về các hành vi liên quan đến nộp hồ sơ khai thuế; tính tiền chậm nộp thuế, tiền phạt và thực hiện các biện pháp quản lý nợ thuế đối với toàn bộ số thuế nợ của các doanh nghiệp.

- Căn cứ vào số thuế phải nộp tại phụ lục của hồ sơ khai thuế do doanh nghiệp gửi đến để theo dõi việc nộp thuế của doanh nghiệp vào NSNN; luân chuyển chứng từ nộp thuế của cơ sở sản xuất kinh doanh trực thuộc cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp tại trụ sở chính.

- Tiếp tục triển khai mở rộng nộp hồ sơ khai thuế qua mạng internet để góp phần nâng cao hiệu quả hiệu lực của cơng tác quản lý thu thuế, đem lại thuận lợi cho người nộp thuế.

- Chú trọng hơn nữa công tác cải cách thủ tục hành chính tại cơ quan thuế đặc biệt tại bộ phận một cửa: niêm yết công khai các thủ tục hành chính, hướng dẫn, giải đáp trực tiếp vướng mắc cho người nộp thuế. Bố trí cán bộ có trình độ chun mơn, kỹ năng giao tiếp, có tinh thần trách nhiệm tại bộ phận một cửa.

3.2.3.Quản lý căn cứ tính thuế.Quản lý giá tính thuế: Quản lý giá tính thuế:

- Quản lý doanh thu của các doanh nghiệp phải đảm bảo yêu cầu trung thực, đầy đủ, kịp thời để đảm bảo nguồn thu thuế. Để đạt được điêu đó, cơ quan thuế cần thu thập sổ sách chứng từ kế toán, tiến hành kiểm tra, đối chiếu chặt chẽ. Yêu cầu doanh nghiệp giải trình ngay khi có nghi vấn trong sổ sách, chứng từ.

- Tăng cường cơng tác kiểm tra hóa đơn, chứng từ kê khai để chống thất thu, gian lận.

- Các doanh nghiệp thường có hành vi khai tăng chi phí đầu vào để giảm số thuế phải nộp nên cán bộ thuế cần kiểm ra kỹ hơn khâu này. Cần thu thập thông tin, chứng

từ, chứng cứ liên quan đến người bán hàng cho doanh nghiệp để xác minh số chi phí mua vào của doanh nghiệp có chính xác khơng. Tất nhiên cán bộ thuế không thể đủ lực lượng để kiểm tra hết những vấn đề đấy nhưng nói chung cần cố gắng thực hiện được tối đa mức có thể của các cán bộ.

- Cần xử lý nghiêm minh các trường hợp sử dụng hóa đơn giả, khai khống đầu vào, xử lý cả đối với chính doanh nghiệp và cả đơn vị cung cấp hóa đơn giả, hóa đơn khống cho doanh nghiệp.

Quản lý thuế suất:

- Tuyên truyền tới các doanh nghiệp về luật thuế áp dụng mặt hàng, dịch vụ nào áp dụng mức thuế suất 0%, 5% hay 10%.

- Đối chiếu mức thuế suất doanh nghiệp đang áp dụng cho hàng hóa, dịch vụ với mức thuế suất doanh nghiệp đã áp dụng cho hàng hóa dịch vụ tương tự ở tháng trước/quý trước.

Tăng cường cơng tác quản lý sử dụng hóa đơn, chứng từ:

Trong cơ chế NNT tự khai, tự tính, tự nộp hiện nay, hóa đơn chứng từ là một yếu tố tiên quyết ảnh hưởng tới thành công của pháp luật thuế. Hóa đơn chứng từ khơng chỉ có tác dụng giúp cơ quan thuế có căn cứ kiểm tra, kiểm sốt doanh nghiệp mà nó cịn giúp chính doanh nghiệp theo dõi được tình hình thu chi, lỗ lãi của mình (nếu tuân thủ đúng, đủ chế độ hóa đơn, chứng từ).

Để tránh tình trạng các doanh nghiệp đang lợi dụng hóa đơn chứng từ để gom lợi từ kinh doanh (sử dụng hóa đơn khống, khai khống, hóa đơn giả…) làm thất thu NSNN, cơ quan thuế cần chú trọng một số biện pháp sau:

- Cán bộ thuế phải nắm vững kiến thức về quản lý và sử dụng hóa đơn. - Tổ chức tập huấn cho các doanh nghiệp về chế độ hóa đơn, chứng từ.

- Sẵn sàng giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp về chế độ hóa đơn, chứng từ (khơng được gây khó dễ cho doanh nghiệp ở điểm này).

- Mở sổ theo dõi tình hình sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp, chặt chẽ trong việc cấp hóa đơn cho doanh nghiệp mới.

- Xử phạt theo đúng quy định đối với những trường hợp làm mất hoặc khơng đúng hóa đơn.

- Đẩy mạnh cơng tác kiểm tra, đối chiếu hóa đơn.

- Khuyến khích người dân mua hàng hóa, dịch vụ có hóa đơn.

- Tăng cường cơng tác tun truyền, giáo dục về chính sách thuế về các quy định trong quản lý sử dụng hóa đơn, chứng từ, nhằm nâng cao ý thức cho nhân dân phải địi hỏi hóa đơn khi mua hàng hóa, dịch vụ, hạn chế tình trạng gian lận trong việc sử dụng hóa đơn, chứng từ.

3.2.4.Tăng cường cơng tác quản lý thu thuế và công tác quản lý nợ thuế. Tăng cường công tác quản lý thu thuế:

- Tăng cường phấn đấu hồn thành vượt mức dự tốn pháp lệnh được giao và dự toán phấn đấu đã đăng ký.

- Căn cứ vào chỉ tiêu thu ngân sách, dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh sản xuất trên từng lĩnh vực, địa bàn để đề ra biện pháp thiết thực, có hiệu quả nhằm đảm bảo nguồn thu, tăng NSNN.

- Tăng cường đôn đốc các DN NQD nộp tờ khai, báo cáo quyết toán đúng, đủ và tuân thủ thời hạn. Nếu có sai sót phải chỉnh sửa kịp thời .

- Tăng cường đôn đốc doanh nghiệp nộp thuế đúng hạn và đủ số thuế phải nộp. Có biện pháp xử phạt theo pháp luật đối với những doanh nghiệp sai phạm.

- Tìm hiểu những khó khăn, hạn chế của doanh nghiệp để kịp thời nắm rõ tình hình doanh nghiệp, để có những biện pháp phù hợp giúp động viên, đơn đốc, giúp đỡ doanh nghiệp trong công tác thu nộp thuế GTGT.

- Phân tích những ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - xã hội đến công tác quản lý thu thuế GTGT của cơ quan thuế để xây dựng hoạch định những chính sách kinh tế và xây dựng dự toán thu thuế GTGT cho phù hợp với huyện nhà.

- Triển khai nghiêm túc các văn bản hướng dẫn chỉ đạo của Chính phủ, Bộ tài chính, UBND tỉnh và Cục thuế Thái Bình.

- Kết hợp ăn ý giữa các bộ phận trong Chi cục để công tác quản lý thu thuế được nâng cao hơn.

- Thực hiện tốt công tác xây dựng và phân bổ dự toán, thường xuyên hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện dự toán thu NSNN đã giao.

-Tận dụng tốt các lợi thế của địa phương, nhân lực, vật lực của Chi cục. Tăng cường công tác quản lý nợ & cưỡng chế nợ thuế:

- Hàng tháng lên kế hoạch mời từ 20 đến 30 DN NQD có số nợ đọng tương đối lớn và kéo dài nhiều tháng liền lên Chi cục để trao đổi thơng tin, nắm bắt được ngun nhân, tình trạng gây nên nợ đọng, đôn đốc, nhắc nhở doanh nghiệp làm tốt nghĩa vụ nộp thuế của mình.

- Kiên quyết xửa phạt chậm nộp theo đúng quy định. Đối với nợ chây ì, nợ lớn do tài chính khó khăn thì mời lên lập biên bản, cam kết nộp theo tiến độ và phải tính phạt, nếu cố tình chây ì thì cưỡng chễ bằng lệnh thu, thơng báo.

- Thường xun theo dõi xử lý nợ đối với doanh nghiệp để kịp thời đôn đốc, nhắc nhở thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định.

- Tổng hợp, báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.

- Thường xuyên phối hợp với các đội tổng hợ nghiệp vụ - dự toán - kê khai – kế toán - tin học để nhận thơng tin về doanh nghiệp, tình trạng nợ đọng thuế…, các đội Kiểm tra thuế, đội quản lý liên xã & thị trấn để cùng nhau phối hợp công tác quản lý nợ, cưỡng chế nợ thuế

3.2.5.Tăng cường cơng tác hồn thuế.

- Ra văn bản hướng dẫn chung và mẫu biểu thống nhất về trình tự tiến hành kiểm tra quyết tốn thuế và hồn thuế tại DN NQD dựa trên quy trình kiểm tra của Chi cục.

- Hằng năm tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm cơng tác kiểm tra, hồn thuế các năm trước.

-Kiểm tra chặt chẽ hồ sơ xin hồn thuế GTGT, có chế độ khen thưởng thỏa đáng cho những người phát hiện, tố giác các trường hợp vi phạm hoàn thuế và xử lý nghiêm minh trường hợp vi phạm đó.

3.2.6.Tăng cường cơng tác kiểm tra thuế

Cơng tác kiểm tra có vai trị rất lớn trong cơng tác quản lý thuế GTGT. Cơng tác có vai trị đảm bảo cơng bằng trong xã hội và sự công minh của pháp luật. Nó làm tăng ý thức chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của đối tượng nộp thuế cũng như ý thức trách nhiệm của cán bộ thuế, góp phần ngăn chặn tình trạng tiêu cực, gian lận.

Do đó Nhà nước cần xây dựng kế hoạch kiểm tra trình lãnh đạo phê duyệt theo đúng quy định, kiểm tra quyết tốn thuế, hồn thuế, tiếp tục xử lý nghiêm các trường hợp dây dưa, nợ đọng, trốn thuế. Tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm khắc trường hợp vi phạm, nhằm khơng ngừng nâng cao trình độ quản lý thuế tại Chi cục cũng như ý thức chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của đối tượng nộp thuế. Việc xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm sẽ góp phần phát huy tinh thần tự chủ, giám chịu trách nhiệm trước pháp luật của cán bộ thuế cũng như doanh nghiệp trong việc chấp hành thực hiện luật thuế GTGT.

Duy trì đẩy mạnh cơng tác kiểm tra nội bộ ngành về việc chấp hành kỉ cương, kỉ luật và thực hiện các quy trình nghiệp vụ trong công tác quản lý thuế GTGT, thực hiện đồng bộ, nghiêm túc các biện pháp kinh tế, hành chính trong cơng tác thu thuế.

Việc gian lận trốn lậu thuế luôn là vấn đề bức xúc trong công tác quản lý thuế, và đang ngày một gia tăng. Việc thực hiện quy trình tự kê khai, tự tính thuế, tự nộp tạo điều kiện cho các đối tượng xấu gian lận. Do đó cần tập trung lực lượng cán bộ thuế để đẩy mạnh công tác kiểm tra đối tượng nộp thuế nhằm chặn đứng các gian lận về thuế, chống thất thu ngân sách, đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế giữa các thành phần kinh tế.

Để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra thuế GTGT với các DN NQD khắc phục những tồn tại hạn chế trong công tác kiểm tra tại trụ sở NNT nhằm thực hiện đúng tiến độ kiểm tra. Chi cục Thuế huyện Tiền Hải cần phải thực hiện tốt công tác thẩm định, kiểm tra kỹ, nghiên cứu sâu hồ sơ của các DN trong giai đoạn kiểm tra tại bàn. Lập nhật ký, sổ tay kiểm tra lưu lại những trường hợp thường có nhiều sai phạm

hay các sai phạm mới nghiêm trọng được phát hiện trong quá trình kiểm tra tạo điều kiện thuận lợi cho những lần kiểm tra sau.

Tăng cường cán bộ làm cơng tác kiểm tra và khơng ngững nâng cao trình độ của cán bộ.

Phối hợp với các cơ quan, phòng ban khác hay các cơ quan thuế các tỉnh khác, các cơ quan liên quan như Hải quan, Công an để thực hiện công tác kiểm tra được thuận lợi hơn.

3.2.7.Một số giải pháp khác

Tổ chức lại nhân sự trong Chi cục, phân công phân nhiệm lại:

Xây dựng và củng cố bộ máy trong Chi cục để phù hợp với tình hình mới của địa phương. Cải tiến bộ máy cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ với từng bộ phận, giảm thiểu các đàu mối quản lý.

Đào tạo chuyên môn sâu cho cán bộ:

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng chun mơn, nghiệp vụ, đạo đức và bản lĩnh chính trị cho cán bộ thuế; khuyến khích cán bộ học đại học và trên đại học, học ngoại ngữ, tin học.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các phịng ban trong cơng tác quản lý thuế, cần xây dựng những quy chế cụ thể, chặt chẽ để việc phối hợp giữa các phòng ban đạt hiệu quả cao.

- Tổ chức các đợt giao lưu, học hỏi với các Chi cục khác để tiếp thu thêm những điểm hay, điểm tiến bộ của nhau, đồng thời nhận thấy điểm chưa tốt để khắc phục.

- Tổ chức cá lớp tập huấn nghiệp vụ tin học cho các cán bộ nhằm tăng khả năng khai thác thông tin trên các phần mềm quản lý thuế GTGT và các tài liệu khác. Phát triển cơng tác quản lý trên mạng máy tính, đưa lên mạng thơng tin về những đối tượng gian lận, bỏ trốn và các hóa đơn sai phạm.

Khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý sản xuất, kinh doanh, hạch toán, kế tốn và phát triển hệ thống máy tính kết nối mạng của doanh nghiệp với cơ quan thuế.

- Tổ chức biểu dương, khen thưởng thành tích của các DN NQD đã hồn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế GTGT vào NSNN theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền các chính sách thuế GTGT. Đặt nhiều áp phích, băng rơn ở các chỗ trung tâm để mọi người hiểu rõ quyền và nghĩa vụ nộp thuế GTGT và các chính sách thuế GTGT, nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành nghĩa vụ đối với NSNN cho nhân dân.

- Xây dựng kế hoạch phát triển công tác tuyên truyền, xây dựng đội ngũ làm cán bộ tuyên truyền chất lượng cao.

Tăng cường phối hợp với các ngành chức năng khác như Sở kế hoạch đầu tư, Ngân hàng, Cơ quan luật pháp, Cơng an, Viện kiểm sốt….trong việc quản lý đối tượng nộp thuế và để hoàn thành tốt nhiệm vụ thu thuế.Ngoài việc chấp hành sự chỉ đạo của cơ quan chuyên môn, Chi cục nhất thiết phải tranh thủ sự lãnh đạo, phối hợp giúp đỡ của chính quyền các cấp, ban ngành.

Cải cách thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến người nộp thuế. Tiếp

tục cải tiến, nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận một cửa từ chi Cục thuế tới các Chi cục thuế. Chủ động phối hợp với các sở ban ngành trong nghiên cứu tháo gỡ các khó khăn vướng mắc về thủ tục hành chính có liên quan và các khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Rà sốt, cơng khai hóa các thủ tục hành chính, quy định nghiệp vụ quản lý thuế để các doanh nghiệp và nhân dân kịp thời nắm bắt, tạo điều kiện cho cơng tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế TNDN nói riêng được hiệu quả hơn.

Chú trọng cơng tác nắm bắt thông tin phản ánh từ người nộp thuế.Thơng qua việc duy trì đường dây nóng, hịm thư điện tử, đối thoại với người nộp thuế theo quy chế ngành.

Kiến nghị :

- Sửa đổi, bổ sung Luật quản lý thuế đối với các quy định về thời gian khai thuế, nộp thuế để giảm tần suất kê khai, nộp thuế, mở rộng diện doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính thuế như đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hồn thuế

qua hình thức điện tử; chuẩn hóa quy trình quản lý thuế trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin đảm bảo thống nhất, có tính liên kết cao

-Nâng cao cơ sở vật chất, công tác tin học. Cần cung cấp đầy đủ trang thiết bị, trang thiết bị hệ thống máy tính đầy đủ hoạt động tốt, kết nối mạng để đảm bảo cho việc thu thập thơng tin nhanh chóng chính xác, kịp thời để phục vụ cho cơng tác quản lý thu thuế. Thực hiện khai thác và ứng dụng phần mềm của Tổng cục thuế, xây dựng hệ thống mạng liên kết giữa các ngành có liên quan như: Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước… nhằm rút ngắn thời gian trong việc cung cấp số liệu, thông tin về người nộp thuế phục vụ cho công tác quản lý thuế tốt hơn. Tiếp tục nâng cao hiện đại hóa ngành thuế, các phần mềm ứng dụng hỗ trợ cho công tác quản lý thu thuế.

- Đề nghị các cơ quan như Công an, Quản lý thị trường, Ngân hàng, Viện kiểm sát… tiếp tục tăng cường phối hợp với cơ quan thuế trong việc kiểm tra, điều

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện tiền hải (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)