Chài, khi biết mụ bị chồng đánh nên anh nghĩ rằng giải pháp tốt nhất là mụ không nên tiếp tục chung sống với lão Nhưng khi nghe lời bộc bạch từ phía người đàn bà hàng

Một phần của tài liệu Chiếc thuyền ngoài xa của nguyễn minh châu (Trang 27 - 28)

tiếp tục chung sống với lão. Nhưng khi nghe lời bộc bạch từ phía người đàn bà hàng chài thì anh đã hiểu ra nhiều điều “Một cái gì vừa mới vỡ ra trong đầu vị Bao công của cái phố huyện vùng biển”. Chính anh đã thú nhận với người đàn bà trong sự đau đớn, chua xót khi phát hiện ra những nghịch lí trớ trêu của cuộc sống “Phải, phải, bây giờ tôi đã hiểu, - bất ngờ Đẩu trút một tiếng thở dài đầy chua chát, - trên thuyền phải có một người đàn ông...dù hắn man rợ, tàn bạo ?”. Như vậy, đâu phải lúc nào người ta cũng có thể vận dụng luật pháp hay những thiết chế cứng nhắc để điều khiển cuộc sống của con người. Và không phải bất cứ lúc nào ta cũng vận dụng một cách máy móc luật pháp để giải quyết mọi tình huống trong thực tế cuộc sống. Quan trọng hơn cả là sự linh hoạt của con người trong cách ứng xử, vận dụng nguyên tắc cứng nhắc để bảo vệ quyền sống cho con người. Mặt khác, mọi lí thuyết sách vở nếu không xuất phát từ thực tế thì chỉ trở thành lí thuyết suông, giáo điều và có thể trở nên tai hại với cuộc sống của con người. Bởi vậy, mỗi chúng ta dù là ai trong cuộc đời này, đã sống thì phải có trải nghiệm thực tế để hiểu sâu sắc hơn mọi lẽ đời.

Bên cạnh đó, xây dựng nhân vật thằng Phác, nhà văn Nguyễn Minh Châu còn đặt ra những vấn đề lớn lao, có tính thời sự đối với xã hội. Đó là vấn đề bạo lực gia đình và những vấn đề lớn lao, có tính thời sự đối với xã hội. Đó là vấn đề bạo lực gia đình và quyềnsống của trẻ thơ. Thằng Phác cũng như bao trẻ thơ khác, lẽ ra phải được sống trong một gia đình yên ấm, hạnh phúc nhưng em lại không được hưởng sự may mắn đó. Phác đã từng chứng kiến cảnh cha đánh mẹ và bản thân nó cũng phải hứng chịu trận đòn từ người cha chỉ vì thương mẹ, bênh vực cho mẹ mà vô lễ với cha. Theo lời kể của Phùng: “Bóng một đứa con nít lao qua trước mặt tôi. Tôi vừa kịp nhận ra thằng Phác - thằng bé trên rừng xuống vừa nằm ngủ với tôi từ lúc nửa đêm. Thằng bé cứ chạy một mạch, sự giận dữ căng thẳng làm nó lúc chạy qua không nhìn thấy tôi. Như một viêm đạn trên đường lao tới đích đã nhắm, mặc cho tôi gọi nó vẫn không hề ngoảnh lại, nó chạy tiếp một quãng ngắn giữa những chiếc xe tăng rồi lập tức nhảy xổ vào cái lão đàn ồng...Khi tôi chạy đến nơi thì chiếc thắt lưng da đã nằm trong tay thằng bé, không biết làm thế nào nó đã giằng được chiếc thắt lưng, liền dướn thẳng người vung chiếc khóa sắt quật vào giữa khuôn ngực trần vạm vỡ cháy nắng có những đám lông đen như hắc ín, loăn xoăn từ rốn mọc ngược lên. Lão đàn ông định giằng lại chiếc thắt lưng nhưng chẳng được nữa, liền dang thẳng cánh cho thằng bé hai cái tát khiến thằng nhỏ lảo đảo ngã dúi xuống cát”. Chúng ta có thể có nhiều cái nhìn khác nhau về nhân vật bé Phác. Nếu phán xét nhân vật theo quan điểm đạo đức thì em là đứa trẻ bất hiếu, vô lễ với cha. Nhưng xét về phương diện tâm lí con người thì em hành xử theo đúng tâm lí của những đứa trẻ bình thường và rất cần được thấu hiểu, chấp nhận, cảm thông. Bởi chẳng có đứa trẻ nào lại không thương mẹ và có thể sống thiếu mẹ. Vì thế việc làm của Phác chỉ là hành động bột phát để bảo vệ mẹ trước người cha bạo lực. Điều gì khiến em làm tất cả, có lẽ đó chính là tình yêu thương đối với người mẹ vất vả, tảo tần nuôi em khôn lớn. Chúng ta thấy Phác đáng thương nhiều hơn là đáng trách. Ai đã từng ở vào hoàn cảnh của em và như em thì mới có thể hiểu

Một phần của tài liệu Chiếc thuyền ngoài xa của nguyễn minh châu (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w