Sống luôn khuất lấp ẩn giấu ở bề sâu Bởi cái đẹp chân chính của nghệ thuật luôn bắt đầu và hướng tới cuộc sống chân chính của con người “Không có câu chuyện cổ tích

Một phần của tài liệu Chiếc thuyền ngoài xa của nguyễn minh châu (Trang 33 - 34)

đầu và hướng tới cuộc sống chân chính của con người. “Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện do chính cuộc sống viết ra”, An- đéc - xen đã từng nói vậy. Còn Sécnưsépxki thì cho rằng “cái đẹp là sự sống”. Vậy thì có lẽ gì nghệ thuật lại không nảy nở từ chính cuộc sống này với mối chân cảm của người nghệ sĩ trước mỗi số phận, cảnh đời thực tế. Cái đẹp là bản thân cuốc sống với đầy đủ gam màu tối sáng, những quy luật tất yếu lẫn ngẫu nhiên, may rủi khó lường hết. Cái hồn của nghệ thuật chính là vẻ đẹp rất đỗi đời thường, giản dị, chân thật. Nó được chưng cất, được chắt lọc từ cuộc sống thường nhật của biết bao người dân lao động nghèo khổ. Để phát hiện ra vẻ đẹp tiềm ẩn của đời sống, người nghệ sĩ cần có vốn sống thực tế, có sự am hiểu sâu sắc về đời sống, có cái nhìn đa chiều để phát hiện ra bản chất của nó bị chìm lấp đằng sau cái vẻ bề ngoài đẹp đẽ. Đó đâu chỉ là bài học dành cho những người nghệ sĩ mà còn là bài học sâu sắc cho mỗi chúng ta trong cách nhìn nhận về cuộc sống và con người. Cuộc sống vốn vậy, vẫn đẹp tươi, vẫn êm ả, lãng mạn, toàn bích nhưng nếu khơng có tấm lịng để nhận ra những uẩn khúc số phận thì những vẻ đẹp như màu hồng hồng của ánh sương mai kia cũng trở nên vô nghĩa, người nghệ sĩ phải nhận ra sự thật khuất sau màn sương huyền ảo kia, phải tiếp cận sự thật đểnhận ra ý nghĩa đích thực của cuộc sống và con người. Đối với những con người sống quanh ta, nếu như ta có một cái nhìn nhân bản, ta sẽ phát hiện ra vẻ đẹp tiềm ẩn trong tâm hồn họ. Bởi con người là một thực thể phức tạp, đa chiều.

Tình huống truyện đã gửi gắm một quan niệm nghệ thuật sâu xa của tác giả. Không hềđao to búa lớn, không cần những triết lí cao siêu, cầu kì, những triết lí về mối quan hệ đao to búa lớn, không cần những triết lí cao siêu, cầu kì, những triết lí về mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống, về cái nhìn của người nghệ sĩ trước cuộc sống và con người đã được chuyển tải qua tình huống nhận thức của nhân vật Phùng. Khai thác vào giá trị nhân bản, hướng đến những vấn đề mang tầm nhân loại kết hợp với lí giải chiều sâu tâm hồn dân tộc, thân phận cá nhân, Nguyễn Minh Châu xứng đáng được coi là nhà văn tiên phong trong hành trình đổi mới văn học những năm đầu của thập kỉ 80. Với cái nhìn chan chứa yêu thương, luôn cảm thông và hiểu biết sâu sắc về con người, ông đã để lại cho đời những tác phẩm văn học chân chính, đó là thứ văn học luôn hướng về con người và dành cho con người. Đồng thời mỗi chúng ta đều nhận thức được bài học về cách nhìn toàn diện về cái đẹp của cuộc sống cả bề mặt lẫn bề sâu. Những giá trị tinh thần mà văn chương Nguyễn Minh Châu mang lại đều xuất phát từ quan niệm nghệ thuật cao quý về sứ mệnh của nhà văn: “Nhà văn tồn tại ở trên đời có lẽ trước hết là vì thế: để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những người cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn con người ta đến chân tường, những con người cả tâm hồn và thể xác, bị hắt hủi và đọa đày đến ê chề, hồn tồn mất hết lịng tin vào cuộc đời và con người, để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực” ( Ngồi buồn viết mà chơi ).Tóm lại, tình huống tự nhận thức trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” là một sự sáng tạo độc đáo của Nguyễn Minh Châu. Truyện ngắn này không những đánh dấu sự chuyển biến trong bước ngoặt

Một phần của tài liệu Chiếc thuyền ngoài xa của nguyễn minh châu (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w