Sản phẩm và dịch vụ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 56)

2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt

2.2.2.4 Sản phẩm và dịch vụ

Theo một đánh giá gần đây của một trong “Big 4” của ngành kiểm toán thế giới, Ernst &Young cho thấy người Việt kém trung thành với ngân hàng nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tỷ lệ sẵn sàng chuyển tài khoản cá nhân sang ngân hàng khác cao hơn nhiều so với Nhật Bản, Australia,… Và lý do được các chuyên gia Ernst &Young đưa ra đó là hệ thống ngân hàng Việt Nam quá nhiều so với dân số, sản phẩm thiếu đa dạng khiến khách hàng hầu hết chỉ sử dụng dịch vụ cơ bản nên không ngần ngại khi chuyển sang một ngân hàng phục vụ khác.

Dần nhận thức rõ hơn “điểm yếu” của mình và nhu cầu chính đáng của khách hàng, Eximbank đã có những chuyển động nhằm tạo sự khác biệt. Những năm vừa qua, các sản phẩm, dịch vụ của Eximbank không ngừng đổi mới và phát triển.

- Eximbank đang đẩy mạnh khai phá thị trường bán lẻ màu mỡ, danh mục các sản phẩm, dịch vụ bán lẻ ngày một gia tăng. Huy động với hơn 12 sản phẩm tiền gửi, tiết kiệm: Tiết kiệm Trường phát lộc, tiết kiệm Phúc bảo an, tiết kiệm cho con yêu, tiết kiệm gửi góp, tiền gửi E - Favor,... và nhiều chương trình khuyến mãi với danh mục quà tặng đa dạng, giá trị cao. Ngoài việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tiện ích, Eximbank liên tiếp đưa ra nhiều chương trình tín dụng ưu đãi hấp dẫn dành cho khách hàng cá nhân: cho vay mua nhà, sửa chữa nhà, mua ô tô và các nhu cầu tiêu dùng chỉ với lãi suất 8%. Tuy nhiên, nếu so về tính đa dạng của sản phẩm dịch vụ thì Eximbank vẫn xếp sau Sacombank và ACB.

- Để đáp ứng nhu cầu thanh toán ngày càng đa dạng của khách hàng, Eximbank đã liên tục phát triển các dịch vụ thanh toán trực tuyến và không ngừng đổi mới nâng cấp website với mong muốn mang đến một phong cách mới, hình ảnh mới, hiện đại, thân thiện, cung cấp nhiều thơng tin nhằm chăm sóc khách hàng đầy đủ nhất. Số lượng các sản phẩm ngân hàng điện tử của Eximbank đang ngày một tăng lên, hiện tại đang có 11 sản phẩm và dự kiến đến hết năm 2014 con số này sẽ là 20. Hiện này, Techcombank và Sacombank đang dẫn đầu về phát triển mảng ngân hàng điện tử với nhiều sản phẩm, dịch vụ tiện ích. Đây cũng là điểm Eximbank cần học hỏi thêm để tăng sức cạnh tranh với những ngân hàng bạn.

- Các sản phẩm cho vay đối với doanh nghiệp khá đơn thuần, chưa thâm nhập tài trợ ngành, các dịch vụ bổ trợ chưa được mở rộng. Tuy vậy, lãi suất cho vay tại Eximbank ln được đánh giá là mang tính cạnh tranh so với các ngân hàng khác. Ngoài ra, ngân hàng này cũng ln phát huy thế mạnh của mình với các sản phẩm tài trợ xuất nhập khẩu với lãi suất cho vay USD ưu đãi. Đặc biệt, Eximbank được khách hàng chú ý đến khi khơng áp dụng phí phạt đối với các khoản tín dụng tất tốn trước hạn. Điều này mang đến sự khác biệt và nâng cao tính cạnh tranh của Eximbank so với các đối thủ cạnh tranh.

Bảng 2.8: Số lượng sản phẩm dịch vụ của Eximbank và một số NHTMCP

Sản phẩm dịch vụ EIB STB MB TCB ACB

Huy động vốn 20 21 13 18 24

Tín dụng 19 25 15 12 31

Thẻ - Thanh toán 18 29 16 11 23

Tài trợ, bảo lãnh 11 11 18 19 16

Thanh toán quốc tế 11 15 8 13 18

Kinh doanh ngoại tệ 5 8 12 3 2

Ngân hàng điện tử 11 25 8 20 15

Sản phẩm dịch vụ khác 4 8 21 16 17

Tổng cộng 99 142 111 112 146

Nguồn: Thống kê từ website của các ngân hàng

- Xét về mảng thẻ, hiện Eximbank có 12 sản phẩm nhằm phục vụ cho nhiều đối tượng khách hàng. Nhưng nếu so với Sacombank và ACB thì thị phần thẻ của Eximbank còn khá khiêm tốn. Sacombank là một trong những ngân hàng đi đầu trong việc phát triển thẻ với hơn 26 sản phẩm. Đồng thời thẻ của Sacombank mang tính cạnh tranh cao hơn các dịng thẻ của Eximbank bởi các chương trình khuyến mãi phong phú và nhiều tiện ích khác nhau.

- Xét về chất lượng dịch vụ, Eximbank vẫn chưa bằng đối các đối thủ cạnh tranh, nguyên nhân có thể kể đến như: (1) Thẩm quyền của Giám đốc chi nhánh quá thấp nên không thể chấp nhận kịp thời các nhu cầu của khách hàng; (2) Quy trình làm việc nội bộ cịn rườm rà, thơng qua nhiều khâu xử lý; (3) Đòi hỏi khắt khe

trong hồ sơ vay vốn và thẩm định khách hàng làm mất thời gian của khách hàng; (4) Mơ hình phục vụ khơng có sự khác biệt giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ;…

2.2.2.5 Uy tín và thương hiệu

Gía trị thương hiệu

Với 25 năm, Eximbank đã để lại nhiều dấu ấn trên thị trường tài chính Việt Nam. Là một trong những ngân hàng đa năng và lớn mạnh trong khối ngân hàng TMCP, Eximbank đã xây dựng được mạng lưới kinh doanh phân bố rộng khắp, đồng thời thiết lập quan hệ đại lý với nhiều ngân hàng và chi nhánh ngân hàng trên thế giới. Bên cạnh việc phát triển kinh doanh hiệu quả, Eximbank cịn nỗ lực đổi mới hình ảnh thương hiệu của mình, nhằm khẳng định vị thế và vươn đến mục tiêu

trở thành ngân hàng xuất nhập khẩu và bán lẻ lớn tại Việt Nam.

Ngay từ đầu năm 2012, hệ thống nhận diện thương hiệu mới của Eximbank

với biểu tượng logo có hình dáng, màu sắc hiện đại, ấn tượng và nhất quán hơn đã chính thức ra mắt. Tất cả khéo léo thể hiện hình ảnh một Eximbank với vị thế vững chắc nhờ tổng hòa được mọi nguồn lực, bao gồm cả tầm nhìn ln theo kịp dịng chảy của thời đại, lẫn tiềm lực tài chính lớn mạnh, đang khơng ngừng vươn lên để trở thành một ngân hàng tài chính lớn. Từ nay, biểu tượng logo mới này sẽ hiện diện trên khắp mọi miền đất nước, cùng với Eximbank tiếp tục thực thi sứ mệnh mang đến thành cơng và lợi ích cho các khách hàng và doanh nghiệp, góp phần tạo dựng một cuộc sống tươi đẹp hơn cho cộng đồng, đúng như câu khẩu hiệu “Đứng sau thành cơng của bạn”.

Đặc biệt, việc chuyển trụ sở chính về một trong những trung tâm thương mại đẳng cấp và sầm uất nhất của thành phố - Vincom Center sẽ giúp Eximbank đặt thương hiệu của mình vào đúng vị trí xứng với tầm vóc của một ngân hàng hàng đầu Việt Nam. Song song đó, Eximbank cũng đã triển khai kế hoạch dự án xây dựng cao ốc văn phịng với quy mơ hiện đại trên diện tích 3.500 m2 tại số 7, Lê Thị Hồng Gấm. Dự án này, cùng với hàng loạt trụ sở, chi nhánh, văn phòng giao dịch

tại những vị trí đẹp khác sẽ mang đến cho khách hàng của Eximbank thêm nhiều sự thuận tiện về việc đi lại, cũng như chất lượng dịch vụ khi đến giao dịch.

Có thể nói, với việc đổi mới diện mạo kịp thời và mở rộng mạng lưới hoạt động có chọn lọc, Eximbank đang vững vàng tiến những bước đi vững chắc và hiệu quả trong chiến lược khẳng định vị thế và vươn tầm thương hiệu của mình.

Tuy nhiên, theo mội số chuyên gia cho hay, các slogan ngân hàng Việt Nam đều tương đối đơn điệu và na ná nhau, nên thường không tạo được nhiều cung bậc cảm xúc rõ rệt cho khách hàng, đối tác. Đó là tần suất xuất hiện của những từ củng cố tâm lý như “vững bền”, “thành công”, “thịnh vượng”, “niềm tin”,... Cấu trúc chung của các slogan dạng này thường trực tiếp và có tính hơ hào, thay vì mềm mại nhưng vẫn chuyển tải được ý nghĩa như slogan của những doanh nghiệp nước ngoài. Do vậy mà Eximbank vẫn chưa có sự định vị và tạo được dấu ấn riêng với slogan. Việc cải biến slogan và khẳng định vị thế trong thời gian tới sẽ là cần thiết để giúp Eximbank đi đúng hướng, vươn tầm trở thành một trong những nhiều ngân hàng lớn tại Việt Nam.

Năng lực marketing

Hoạt động truyền thông và quảng bá thương hiệu được đầu tư và quan tâm đúng mức đã đem lại hiệu quả tích cực đối với hoạt động kinh doanh của Eximbank. Tần suất thương hiệu Eximbank xuất hiện trên các phương tiện truyền thơng (truyền hình, báo giấy, báo mạng) tăng đáng kể, đặc biệt là trên kênh truyền hình. Bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển thương hiệu thông qua các kênh quảng bá báo, đài, Eximbank tham gia tài trợ các chương trình thể thao, giải bóng đá, gameshow và các giải thưởng truyền hình.

Bên cạnh đó, thương hiệu Eximbank trong thời gian qua cũng đã có bước nhảy vọt về nhận dạng thương hiệu đối với khách hàng nhờ vào sự quan tâm và chia sẻ đến cộng đồng thông qua các hoạt động: Tài trợ giáo dục cho các Quỹ học bổng, Hội khuyến học, xây trường học; tài trợ y tế cho người nghèo thơng qua hình thức hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế và chi phí mổ tim; tài trợ xây nhà, xây cầu, tri ân, đền ơn đáp nghĩa, phòng chống thiên tai và tài trợ nhiều chương trình khác.

2.3 Phân tích các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

2.3.1 Tác động của các yếu tố vi mô

2.3.1.1 Tác động của các đối thủ cạnh tranh trong ngành

 Đối với các ngân hàng nội địa

Hơn hai thập kỷ qua, ngành ngân hàng Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là về số lượng. Từ hệ thống một ngân hàng độc nhất - NHNN kiêm chức năng của NHTM và NHTW, hệ thống ngân hàng nay đã trở nên đông đảo với hơn 100 ngân hàng và 1.000 TCTD phi ngân hàng chỉ trong vịng 23 năm. Trong khi đó các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, mà đơn cử là Eximbank mang tính dị biệt hóa khơng cao, phí dịch vụ so với các ngân hàng khác cũng khơng có sự chênh lệch nhiều, đồng thời bị NHNN giám sát lãi suất huy động và cho vay, do vậy mà sự cạnh tranh giành giật từng khách hàng, từng miếng mồi trên thị trường rất khốc liệt.

Là một ngành tạo ra lợi nhuận rất lớn, nhưng các NHNN với quy mô vượt trội về tài sản và lợi thế về khách hàng DNNN đang là người chiếm phần lớn chiếc bánh lợi nhuận hấp dẫn này. Phần còn lại, các ngân hàng TMCP, NHNNg, chi nhánh NHNNg, NHLD và các TCTD phi tài chính khác phải chen lấn, xơ đẩy nhau. Được đánh giá là một trong 10 ngân hàng lớn nhất Việt Nam, nhưng thị phần huy động của Eximbank chưa chiếm tới 3% trong tổng thị phần huy động được của ngành năm 2013. Đối với cho vay, Eximbank đã giải ngân được 83.354 tỷ đồng, chiếm thị phần 2,3%. So với khối ngân hàng có vốn góp Nhà nước thì con số cho vay của Eximbank là khá khiêm tốn. Còn nếu so trong Top 5 Ngân hàng TMCP tư nhân thì Eximbank đang về sau so với STB, ACB và MB.

Mặc dầu xu hướng hối hả cho vay, hối hả nâng lãi suất huy động để cạnh tranh lẫn nhau và hối hả phát triển tín dụng đang diễn ra phổ biến tại các ngân hàng nội địa, nhưng Eximbank lại đang có dấu hiệu chựng lại. Năm 2013, Eximbank giành ngôi á quân “trong cuộc đua giảm lợi nhuận” khi cả năm chỉ đạt 827 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm 71% so với năm trước và hoàn thành chưa tới 20% kế hoạch đề ra từ đầu năm. Nếu như MB vẫn cho thấy sự ổn định trong khả năng sinh lời,

Sacombank trở lại ấn tượng, thì Eximbank đang cho thấy mức độ “nghìn tỷ” tiền lãi ngày càng khó trong hoạt động ngân hàng.

Cùng với làn sóng cạnh tranh mạnh mẽ giữa các ngân hàng, các thương vụ sáp nhập đang diễn ra trong ngành hứa hẹn sẽ thu hẹp khoảng cách với nhóm ngân hàng lớn trong tương lai gần. Đây là dấu hiệu cho thấy, nếu Eximbank khơng nhanh chóng tăng tốc thì khả năng bị đá khỏi Top 5 Ngân hàng TMCP là rất lớn.

 Đối với các ngân hàng nước ngồi

Khơng tỏ ra kém cạnh so với các NHTM trong nước, các NHNNg đang hoạt động và cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường tài chính Việt Nam. Hiện nay trên thị trường có 4 NHLD, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 100 chi nhánh và điểm giao dịch của NHNNg.

- Thị phần tín dụng của NHNNg nhìn chung chưa lớn, song tỷ lệ nợ xấu của khu

vực này lại thấp hơn nhiều so với toàn bộ hệ thống ngân hàng. Điều này cho thấy năng lực quản trị rủi ro, cũng như khả năng lựa chọn các dự án hiệu quả để tài trợ tín dụng của khu vực NHNNg.

- Mặc khác, các ngân hàng ngoại đang liên tục ra mắt các chương trình cho vay với nhiều ưu đãi hấp dẫn. Các điều kiện cho vay đều mở và thoáng hơn so với ngân hàng nội. Theo đó, thời gian giải quyết hồ sơ vay vốn tại NHNNg được rút ngắn tối đa để đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng. Ông Amit Arora - Giám đốc Khối ngân hàng bán lẻ của Standard Chartered Việt Nam cho biết, tốc độ giải ngân, tiện lợi trong quy trình và thủ tục, quy mơ của khoản vay cũng như mức lãi suất cho vay cạnh tranh chính là những nhân tố quyết định trong việc thu hút khách hàng. Hiện ngân hàng Standard Chartered cho phép khách hàng đăng ký vay tiêu dùng trực tuyến với giá trị khoản vay lên tới 500 triệu đồng.

- Ngồi ra, vì là những tổ chức tín dụng lâu đời, có hạ tầng kỹ thuật tốt nên dịch vụ tại các NHNNg đang tỏ ra hấp dẫn hơn so với ngân hàng trong nước với hệ thống trực tuyến đa dạng, phong phú. Theo đó, người vay có thể vay tiêu dùng trực tuyến, nộp hồ sơ qua mạng và thậm chí nhận được phản hồi từ nhân viên ngân hàng mà không cần thiết phải đến chi nhánh hay quầy giao dịch.

- Đồng thời, Việt Nam đang tạo thuận lợi cho việc ngân hàng ngoại tiếp cận dễ hơn với việc mua cổ phần ngân hàng nội yếu kém, Chính phủ cũng đã chấp thuận quy định về việc góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngồi tại các NHTM, trong đó có thể xem xét cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu trên 20% vốn điều lệ của các NHTM.

Qua phân tích trên cho thấy, hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và Eximbank nói riêng đang đứng trên đường đua khốc liệt. Khoảng cách về thị phần và lợi nhuận của Eximbank với các đối thủ cạnh tranh đã bị thu hẹp lại. Do vậy, Eximbank cần nhanh chóng vựt dậy để đối đầu với những đối thủ cạnh tranh ngày càng đáng gừm này.

2.3.1.2 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Trong hai năm trở lại đây, hoạt động của các cơng ty tài chính khá sơi nổi, đặc biệt là các cơng ty kinh doanh trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng.

- Hiện thị trường cho vay tiêu dùng đang rất rộng mở với sự tham gia của nhiều cơng ty tài chính và các cơng ty này đang khai thác rất tốt thị trường béo bở này. Đơn cử, năm 2013, Cơng ty tài chính PPF đã tăng trưởng tín dụng tới 84%, lợi nhuận đạt 16 triệu EUR, vượt xa kỳ vọng đề ra là 11 triệu EUR. Năm 2014, công ty này đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 80%, lượng khách hàng tăng 50%.

- Lâu nay, các ngân hàng vẫn đang triển khai cho vay tiêu dùng, song do điều kiện cho vay của các ngân hàng rất khắt khe, nên khó đẩy mạnh. Trong khi đó, với cơ chế cho vay khá thoáng, các cơng ty tài chính dễ dàng tăng trưởng cho vay tiêu dùng với lãi suất cho vay có thể cao gấp 4 - 5 lần lãi suất ngân hàng. Lãi suất cho vay của các công ty này lên tới 74 - 120%/năm nhưng vẫn có rất nhiều khách hàng. - Lý do trên khiến các ngân hàng đua thâu tóm cơng ty tài chính, cơng ty tín dụng

tiêu dùng chuyên biệt là để tranh giành miếng bánh thị phần cho vay tiêu dùng đang còn nhiều dư địa phát triển. Năm 2013, HDBank chính thức mua lại cơng ty tài

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w