2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt
2.3.1.4 Khách hàng và nhà cung cấp
Mặc cho các ngân hàng đua nhau “tung” các chiêu hạ lãi suất, thậm chí cho vay ở mức “chạm trần” nhằm thu hút khách hàng nhưng các doanh nghiệp vẫn tỏ ra khá thờ ơ. Hiện nay Eximbank đang tung ra các sản phẩm cho vay tiêu dùng cá nhân với lãi suất 8%/năm, các gói cho vay ưu đãi khách hàng doanh nghiệp chỉ với lãi suất 6%/năm. Ngồi chính sách hỗ trợ lãi suất, Eximbank cịn tham gia các chương trình tín dụng kết nối tại các địa bàn, tiếp tục mở rộng thêm đối tượng cho vay với lăi suất thấp nhưng vẫn rất kén khách hàng. Khó khăn nhất hiện nay của Eximbank là tìm ra được khách hàng doanh nghiệp tốt để có thể giải ngân vốn tín dụng. Thực tế cho thấy, có những doanh nghiệp khơng thể tiếp cận vốn vì đang phải loay hoay, vật lộn với những khoản nợ cũ, số khác lại khơng mấy mặn vì gặp khó trong kế hoạch kinh doanh do kinh tế suy giảm. Điều này đang tạo ra một nghịch lý trớ trêu, người đói vốn thì khơng thể vay hoặc khơng muốn vay, người thừa vốn lại khơng tìm được khách hàng.
Tìm khách hàng đã khó, giữ khách hàng lại càng khó hơn. Trên đường đua gắt gao này, Eximbank đang phải lao đao giữ chân từng khách hàng. Đã giành giật trong huy động vốn, các đối thủ cạnh tranh đang đẩy lãi suất cho vay xuống chạm đáy để lơi kéo khách hàng. Với chi phí chuyển đổi tại Eximbank thấp, khách hàng gần như khơng mất mát gì khi chuyển nguồn vốn và đảo nợ vay của mình ra khỏi ngân hàng này đến những ngân hàng khác. Do vậy, đối với Eximbank mà nói, khách hàng đóng một vai trị rất quan trọng và tạo một áp lực rất lớn.
Đối với nhóm nhà cung ứng các thiết bị văn phòng, cơ sở hạ tầng, cơng nghệ thơng tin thì sức mạnh mặc cả của nhóm này khá thấp. Hiện tại, Eximbank thường tự tìm đầu tư trang thiết bị và chọn cho mình những nhà cung cấp trong và ngoài nước, nên áp lực của những nhà cung cấp này là không đáng kể.
2.3.2 Tác động của các yếu tố vĩ mô
2.3.2.1 Môi trường kinh tế
Năm 2013 là năm thứ 6 Việt Nam rơi vào trì trệ, tăng trưởng dưới tiềm năng. Đây cũng là giai đoạn bất ổn kinh tế vĩ mơ kéo dài nhất, tính từ đầu thập niên 1990. - Ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu từ năm 2008, kinh tế trong
nước dần bị thu hẹp, năng sút sụt giảm, tốc độ tăng trưởng GDP chậm lại, từ bình qn 7,9% giai đoạn 2002 - 2007 xuống cịn 5,88% giai đoạn 2008 - 2011.
- Sang năm 2012, với hệ quả của chính sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt theo Nghị quyết 11 của Chính phủ đã tác động kìm hãm sức mua của thị trường và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Số lượng doanh nghiệp ngưng hoạt động, phá sản, giải thể có xu hướng tăng nhanh. Từ quý II, nền kinh tế nước ta thể hiện càng rơ nét đặc điểm của “một cơ thể vừa thiếu máu, vừa không tiếp nhận được máu”. Doanh nghiệp thiếu vốn hoạt động, nhưng ngân hàng khơng tăng được tín dụng. Nợ xấu như “cục máu đơng” gây tắc nghẽn hệ tuần hồn, “sức khỏe” của nền kinh tế suy giảm nặng, niềm tin thị trường giảm sút. Cùng với đó, hệ thống NHTM lâm vào nguy cơ đổ vỡ dây chuyền do mất thanh khoản của một nhóm NHTM yếu kém. Đối với Eximbank, lợi nhuận ngân hàng giảm mạnh, nợ quá hạn ngày một tăng nhanh và sự kém hiệu quả trong việc phân bố nguồn lực tài chính càng rõ nét.
- Năm 2013, Chính phủ đã chủ trương tiếp tục tập trung các giải pháp ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội. Hệ thống NHTM đã có nhiều nỗ lực trong việc giải quyết tín dụng cho doanh nghệp trong một số lĩnh vực cơng nghiệp, xuất khẩu, nơng nghiệp…, nhưng nhìn chung nền kinh tế vẫn rơi vào tình trạng “thừa tiền, nhưng thiếu vốn”.
Tuy nhiên, nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, điều hành linh hoạt, hiệu quả các cơng cụ chính sách tài khóa và tiền tệ, nền kinh tế Việt Nam trong năm qua cũng đã đạt được một số thành công:
- Tốc độ tăng giá tiêu dùng giảm từ 18,13% năm 2011 xuống còn 6,81% năm 2012, 9 tháng năm 2013 là 4,63%. Xuất khẩu bình quân tăng 22%/năm trong 3 năm
trở lại đây, nên cán cân thương mại được cải thiện rõ rệt. Quan hệ thương mại và đầu tư tiếp tục được mở rộng với hầu hết các quốc gia và nền kinh tế.
- Tổng phương tiện thanh tốn và dư nợ tín dụng được kiểm sốt phù hợp với mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý. Mặt bằng lãi suất huy động và lãi suất cho vay giảm mạnh. Tỷ giá cơ bản ổn định, dự trữ ngoại hối tăng nhanh, tình trạng đơ-la hóa, vàng hóa giảm đáng kể. Niềm tin vào đồng tiền Việt Nam tăng lên.
Với những con số phấn khởi này cho thấy, nền sản xuất kinh doanh đã tháo gỡ được những khó khăn, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, hàng tồn kho và hướng tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên. Đây là cơ hội để Eximbank tiếp cận và giúp đỡ các doanh nghiệp vựt dậy, đưa ra các gói cho vay lãi suất thấp, phát triển các sản phẩm chiến lược tài trợ xuất nhập khẩu nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của mình.
Bên cạnh đó, nhờ việc triển khai đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại hệ thống các TCTD, hoạt động của hệ thống ngân hàng được kiểm sốt và bảo đảm an tồn, các ngân hàng yếu kém được cơ cấu lại, cổ phần hóa các NHTM nhà nước, ngăn chặn tình trạng sở hữu chéo... Kết quả sức cạnh tranh của nhiều NHTM được nâng lên, giúp môi trường cạnh tranh trong ngành ngân hàng lành mạnh hơn.
2.3.2.2 Mơi trường văn hóa - xã hội
Mơi trường văn hóa
TS Dương Quốc Trọng - Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số cho biết, dân số Việt Nam tròn 90 triệu người vào tháng 11 năm 2013, là một sự kiện có nhiều ý nghĩa, là mốc son quan trọng trong lịch sử phát triển nhân khẩu học Việt Nam. Con số này đồng nghĩa với quy mô về thị trường lao động và tiêu dùng lớn ở nước ta. Nhờ việc thực hiện các giải pháp tạo việc làm, nhất là đào tạo nghề, hỗ trợ tín dụng, ước tính cả năm 2013 đã tạo việc làm cho khoảng 1,54 triệu người; 3 năm gần đây khoảng 4,6 triệu người. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị ln ở mức dưới 4%. Chính sách tiền lương từng bước được đổi mới theo nguyên tắc thị trường. Thu nhập dân cư được nâng lên, điều kiện lao động và quan hệ lao động có bước được cải thiện. Đây là cơ hội tốt để Eximbank có thể phát triển các sản phẩm bán lẻ như:
liên kết với các doanh nghiệp để tiếp thị các sản phẩm thẻ, cho vay tiêu dùng, cho vay tiểu thương, hỗ trợ cho vay mua nhà cho các đối tượng có thu nhập thấp…
Môi trường kinh doanh, môi trường xã hội
Theo ơng Cát Quang Dương - Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế thuộc NHNN Việt Nam, các rủi ro của mơi trường, xã hội có tác động không nhỏ đến hoạt động của các NHTM. Tuy nhiên, hiện nay số ngân hàng quan tâm và đưa vấn đề này vào thực hiện trong tồn bộ q trình xem xét, đánh giá thẩm định cấp tín dụng đối với khách hàng rất ít. Cịn lại, phần lớn các ngân hàng cịn vẫn còn coi trọng mục tiêu lợi nhuận mà bỏ qua hoặc xem nhẹ công tác quản lý rủi ro môi trường, xã hội trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Theo đó, hệ thống ngân hàng sẽ phải đối mặt với hàng loạt các rủi ro tác động tiêu cực tới thị phần hoạt động, cơ hội xâm nhập thị trường mới và khả năng tiếp cận nguồn vốn trong và ngoài nước. Mặc dù đang phải đối mặt với nhiều rủi ro môi trường, xã hội, nhưng hệ thống quản lý rủi ro mơi trường của Eximbank mới hình thành và chưa có tác động hiệu quả đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do vậy, việc tăng cường quản lý rủi ro môi trường - xã hội là hoạt động cấp thiết giúp các ngân hàng hạn chế rủi ro, bảo toàn được nguồn vốn cho vay, hướng tới phát triển bền vững và nâng cao uy tín và sức cạnh tranh của Eximbank.
2.3.2.3 Mơi trường chính trị, pháp luật và chính sách Nhà nước
Việt Nam được các nước trên thế giới đánh giá là quốc gia có mơi trường chính trị và pháp luật ổn định, khơng bị cấm vận bởi bất kỳ tổ chức quốc tế nào. Đối với lĩnh vực ngân hàng, là ngành ln được kiểm sốt chặt chẽ về phương diện pháp luật hơn so với các ngành khác.
Trong giai đoạn năm 2007 - 2013, Chính phủ và NHNN đã nổ lực để hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động của các TCTD. Cụ thể: (1) Luật các TCTD 2010 được sửa đổi theo hướng nâng cao tính tự chủ, an tồn và lành mạnh của các TCTD; (2) Các quy định về an toàn hoạt động và quản lý rủi ro tại các ngân hàng thắt chặt hơn; (3) Sửa đổi các quy định cho vay, cải thiện môi trường kinh doanh; (4) Chấn chỉnh việc thực hiện các quy định về lãi suất huy động và lãi suất cho vay; (5) Các
quy định mới về huy động, cho vay, mua bán vàng nhằm ổn định thị trường vàng; (6) Đề án tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, hướng đến xây dựng hệ thống hệ thống ngân hàng hoạt động lành mạnh, phát triển an toàn và bền vững; (7) Thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu; (8) Đặc biệt năm 2013, Các TCTD đón nhận Thơng tư số 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi…
Tuy nhiên, bên cạnh những điểm mới nêu trên, mơi trường pháp lý hiện cịn nhiều chồng chéo, bất cập ln có khả năng gây ra những rủi ro khó lường cho các TCTD. Đó là quan điểm được hầu hết ý kiến đồng tình tại cuộc tọa đàm về “Vướng mắc pháp lý trong hoạt động của các TCTD” được tổ chức năm 2013. Những vướng mắc có thể kể đến như: (1) Cho vay liên quan đến tài sản hình thành trong tương lai; (2) Đăng ký giao dịch bảo đảm với tài sản bảo đảm là hàng hóa; (3) Thủ tục tố tụng trong tranh chấp, xử lý tài sản cịn phức tạp, tốn nhiều thời gian và chi phí; (4) Cho vay đảm bảo bằng Giấy tờ có giá của ngân hàng khác; (5) Những rủi ro tín dụng trong cho vay bảo đảm bằng phương tiện vận tải khi khách hàng vay giữ bản chính Giấy chứng nhận tài sản;…
Những quy định và vướng mắc trên có sức ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và các doanh nghiệp, cụ thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc chi phí trích lập dự phịng rủi ro, các rủi ro tín dụng phát sinh do việc quy định khơng chặc chẽ trong hệ thống phát lý, có thể gây đến việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng… Đây cũng là một trong những lý do ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của Eximbank trong thời gian vừa qua.