HOÀN THIỆN NỘI DUNG, QUY TRÌNH XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á (Trang 82 - 86)

Thứ nhất, hoàn thiện phương pháp phân tích

Đối với việc xây dựng bảng chỉ số tài chính thuộc các ngành kinh tế, ngoài việc thu thập BCTC tích luỹ sau nhiều năm thì NH TMCP Bắc Á nên sử dụng phương pháp chủ yếu trong lĩnh vực này đó là phương pháp thống kê và phương pháp chuyên gia. Bảng điểm chuẩn cho các ngành phải được thay đổi định kỳ hàng năm. Để làm được việc này, hàng năm NH TMCP Bắc Á phải nghiên cứu tình hình thực tế hoạt động của từng ngành kinh tế, nắm rõ những thay đổi, những thuận lợi, khó khăn, những biến động của từng ngành, trên cơ sở đó kết hợp các yếu tố cần thiết khác, xây dựng bảng điểm chuẩn cho ngành kinh tế.

Đối với việc cho điểm với các mức khác nhau để đánh giá mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu, NH TMCP Bắc Á nên khảo sát thống kê thực tế việc sử dụng mức điểm đạt được hiệu quả cao.

Thứ hai, bổ sung hệ thống chỉ tiêu phân tích.

Ngoài việc phân tích các chỉ tiêu tài chính như hiện nay, luận văn đề xuất nên tham khảo bổ sung thêm 2 nhóm chỉ tiêu là nhóm chỉ tiêu tăng trưởng của doanh nghiệp và nhóm chỉ tiêu phân tích khả năng định giá trên thị trường (đối với doanh nghiệp cổ phần phát hành cổ phiếu ra công chúng).

- Nhóm chỉ tiêu tăng trưởng của doanh nghiệp: Đây là nhóm chỉ tiêu đánh giá sức tăng trưởng của doanh nghiệp giúp hiểu rõ mức độ tăng trưởng và sự mở rộng về quy mô của doanh nghiệp. Trong đó, có hai chỉ tiêu chủ yếu được đề cập là: tỷ lệ tăng trưởng doanh thu và tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế. Thực chất, NH TMCP Bắc Á cũng đã đưa hai chỉ tiêu này vào chỉ tiêu xếp hang nhưng lại xếp ở phần thông tin phi tài chính, mục các đặc điểm hoạt động khác. Điều này là không hợp lý.

+ Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu cho biết mức tăng trưởng doanh thu tương đối (tính theo phần trăm) qua các thời kỳ. Tỷ lệ này nhỏ hơn không đồng nghĩa với tăng trưởng âm. Trường hợp doanh thu của một trong số các kỳ trước kỳ hiện tại bằng không thì tỷ lệ tăng trưởng doanh thu là không xác định. (thường chỉ xảy ra nếu kỳ báo cáo là quý, hoặc trong năm hoạt động đầu tiên của doanh nghiệp). Công thức tính tỷ lệ tăng trưởng doanh thu như sau:

Trong đó DTo là doanh thu của kỳ hiện tại. DTi là doanh thu của i kỳ trước. Một kỳ có thể là 4 quý gần nhất, 1 năm gần nhất, 3 năm gần nhất hoặc 5 năm gần nhất. Cũng có thể thay doanh thu bằng doanh thu thuần nếu muốn tính tỷ lệ tăng trưởng doanh thu thuần. Lưu ý là mặc dù doanh thu âm có thể xuất hiện trong báo cáo kinh doanh quý (trong trường hợp hàng bán của quý trước đó bị trả lại), nhưng không được phép xuất hiện trong các báo cáo kinh doanh năm.

Doanh nghiệp có tỷ lệ tăng trưởng doanh thu cao thường đang trong giai đoạn phát triển mạnh, thị phần tăng hoặc đang mở rộng kinh doanh sang các thị trường hoặc lĩnh vực mới. Tuy nhiên tỷ lệ tăng trưởng doanh thu cao không nhất thiết đi kèm với tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận cao.

Tùy vào xu hướng của tỷ lệ tăng trưởng doanh thu mà mức tăng trưởng được đánh giá là bền vững, không ổn định, phi mã hay tuột dốc. Những doanh nghiệp có mức tăng trưởng doanh thu ổn định ở mức cao luôn được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm.

Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu còn có tên tiếng Anh là Sale Growth Ratio, Revenue Growth Rate, Revenue Growth Ratio

+ Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận cho biết mức tăng trưởng lợi nhuận tương đối (tính theo phần trăm) qua các thời kỳ. Tỷ lệ này nhỏ hơn không đồng nghĩa với tăng trưởng âm. Trường hợp lợi nhuận của một trong số các kỳ trước kỳ hiện tại bằng không thì tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận là không xác định. Công thức tính tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận như sau:

Trong đó LNo là lợi nhuận của kỳ hiện tại. LNi là lợi nhuận của i kỳ trước. Một kỳ có thể là 4 quý gần nhất, 1 năm gần nhất, 3 năm gần nhất hoặc 5 năm gần nhất. Tùy theo nhu cầu có thể sử dụng lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, tổng lợi nhuận trước hoặc sau thuế để tính tỷ lệ tăng trưởng của các loại lợi nhuận khác nhau.

Doanh nghiệp có tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận cao thường đang kinh doanh rất tốt, và có khả năng quản lý chi phí hiệu quả. Cần lưu ý là nếu chỉ xét trong một giai đoạn ngắn, tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận có thể tăng hoặc giảm đột biến vì nhiều lý do, chẳng hạn doanh nghiệp bán thanh lý tài sản hay trích quỹ dự phòng. Do đó khi phân tích tài chính doanh nghiệp, cần xem xét tỷ lệ tăng trưởng trong một giai đoạn đủ dài, đồng thời cần quan tâm đến việc tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp có bền vững hay không.

Tùy vào xu hướng của tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận mà mức tăng trưởng được đánh giá là bền vững, không ổn định, phi mã hay tuột dốc. Những doanh nghiệp có mức tăng trưởng lợi nhuận ổn định ở mức cao luôn được các nhà đầu tư đặc biệt

quan tâm.

- Nhóm chỉ tiêu phân tích khả năng định giá trên thị trường: đối với doanh nghiệp phát hành cổ phiếu ra công chúng, khả năng tài chính của doanh nghiệp cũng cần phải được phân tích thêm trên cơ sở giá trị thị trường. Trong đó, một số chỉ tiêu cơ bản cần quan tâm là:

+ Tỷ giá cả trên thu nhập một cổ phần (P/E) Giá cổ phiếu P/E =

Thu nhập của một cổ phiếu

Chỉ số này so sánh giá cổ phiếu với thu nhập tính trên một cổ phần. Tỷ lệ giá trên thu nhập một cổ phần càng cao thì doanh nghiệp càng được đánh giá cao, bởi P/E không chỉ phản ánh mức sinh lời hiện tài mà còn cho thấy khả nắng sinh lời tương lai của doanh nghiệp. Do vậy, P/E cũng thay đổi theo ngành và chiến lược kinh doanh.

+ Tỷ lệ giá cả trên giá trị ghi sổ (P/B)

Giá cổ phiếu P/B =

Giá trị ghi sổ ròng của một cổ phần

Chỉ số này so sánh giá cổ phiếu với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó. Nếu giá trị này <1 thì có khả năng doanh nghiệp đang có vấn đề trong hoạt động.

● Đối với nhóm chỉ tiêu phi tài chính

Ở nhóm chỉ tiêu này, ngân hàng cần đưa thêm việc đánh giá tài sản đảm bảo, hay mức độ bảo đảm tín dụng bằng TSĐB, đánh giá khả năng trả nợ bổ sung và uy tín thương hiệu của doanh nghiệp.

- Mức độ đảm bảo tín dụng bằng tài sản đảm bảo

Tài sản đảm bảo có tác động rất lớn đến việc xếp hạng tín dụng doanh nghiệp. Việc đưa ra các chỉ tiêu tài sản đảm bảo đối với những khoản vay là rất cần thiết và quan trọng. Việc này cho ngân hàng thấy được nếu khách hàng mất khả năng thanh toán thì ngân hàng còn thu lại được từ nguồn nào. Việc đánh giá TSĐB có thể dựa

trên các chỉ tiêu: + Loại tài sản

+ Khả năng phát mại tài sản + Giá trị TSĐB

+ Tỷ lệ giá trị TSĐB trên dư nợ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tỷ lệ dư nợ có TSĐB trên tổng dư nợ - Khả năng trả nợ bổ sung

Ngoài việc xem xét giá trị TSĐB, ngân hàng cần đánh giá các khả năng trả nợ bổ sung từ tài khoản được bảo lãnh, từ sự hỗ trợ của công ty mẹ… Các nguồn trả nợ này đều có thể tăng khả năng trả nợ ngân hàng, và có thể là căn cứ điều chính mức hạng của doanh nghiệp.

Ngoài ra NH TMCP Bắc Á có thể so sánh kết quả xếp hạng nội bộ với xếp hạng của các cơ quan xếp hạng bên ngoài. Mục đích của bước này không phải để XHTD doanh nghiệp vay vốn theo cách xếp hạng của cơ quan bên ngoài, mà chỉ để đưa ra một sự so sánh nhằm mục đích kiểm tra lại quy trình xếp hạng đã thực hiện mà thôi, nếu có sự khác biệt thì cần phải giải thích lại, Từ đó mà hoàn thiện quy trình cũng như hệ thống chỉ tiêu của ngân hàng mình.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á (Trang 82 - 86)