- XHTD khách hàng doanh nghiệp: Dựa trên điểm đạt được khách hàng được đánh giá rủi ro vào một trong 10 nhóm theo thang điểm như sau:
Bảng 2.6: Xếp hạng rủi ro theo thang điểm của NH TMCP Bắc Á
Điểm Xếp loại 95 – 100 AAA 90 – 94 AA 85 – 89 A 75 – 84 BBB 70 – 74 BB 65 – 69 B 60 – 64 CCC 55 – 59 CC 35 – 54 C Ít hơn 35 D Nguồn: NH TMCP Bắc Á Bảng 2.7: Ý nghĩa xếp hạng của hệ thống xếp hạng tín dụng của NH TMCP Bắc Á STT Mức xếp hạng Ý nghĩa
1 AAA Đây là mức xếp hạng cao nhất. Khả năng hoàn trả khoản vay của khách hàng được xếp hạng này là đặc biệt tốt
2 AA Khách hàng xếp hạng AA có năng lực trả nợ không kém nhiều so với khách hàng được xếp hạng cao nhất. Khả năng hoàn trả khoản nợ của khách hàng được xếp hạng này là rất tốt
3 A Khách hàng xếp hạng A có nhiều khả năng chịu tác động tiêu cực của các yếu tố bên ngoài và các điều kiện kinh tế hơn các khách hàng được xếp hạng cao hơn. Tuy nhiên khả năng trả nợ vẫn được đánh giá là tốt
STT Mức xếp hạng Ý nghĩa
4 BBB Khách hàng xếp hạng BBB có các chỉ số cho thấy khách hàng có khả năng hoàn trả đầy đủ các kổan nợ. Tuy nhiên các điều kiện kinh tế bất lợi và sự thay đổi của các yếu tố bên ngoài có nhiều khả năng hơn trong việc suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng
5 BB Khách hàng xếp hạng BB ít có nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các nhóm từ B đến D. Tuy nhiên các khách hàng này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn hoặc ảnh hưởng từ các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế bất lợi, các ảnh hưởng này có khả năng dẫn đến sự suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng
6 B Khách hàng xếp hạng B có nhiều nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các khách hàng nhóm BB. Tuy nhiên, hiện thời khách hàng vẫn có khả năng hoàn trả khoản vay. Các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế nhiều khả năng ảnh hưởng đến khả năng hoặc thiện chí trả nợ của khách hàng.
7 CCC Khách hàng xếp hạng CCC hiện thời đang bị suy giảm khả năng trả nợ, khả năng trả nợ của khách hàng phụ thuộc và độ thuận lợi của các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế. Trong trường hợp có các yếu tố bất lợi xảy ra, khách hàng nhiều khả năng không trả được nợ.
8 CC Khách hàng xếp hạng CC hiện thời đang bị suy giảm nhiều khả năng trả nợ.
9 C Khách hàng xếp hạng C trong trường hợp đã thực hiện các thủ tục xin phá sản hoặc có động thái tương tự nhưng việc trả nợ của khách hàng vẫn đang được
STT Mức xếp hạng Ý nghĩa
duy trì
10 D Khách hàng xếp hạng D trong trường hợp đã mất khả năng trả nợ, các tổn thất đã thực sự xảy ra; không xếp hạng D cho các khách hàng mà việc mất khả năng trả nợ mới chỉ là dự kiến.
(Nguồn: Hệ thống xếp hạng nội bộ của NH TMCP Bắc Á)
2.2.3.9. Trình duyệt kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp. doanh nghiệp.
Sau khi hoàn tất việc chấm điểm tín dụng và đánh giá rủi ro khách hàng, cán bộ tín dụng sẽ lập tờ trình báo cáo kết quả, ký và trình lãnh đạo phòng. Trong tờ trình cán bộ phải nêu rõ các phần: Thông tin khách hàng, các nguồn thông tin làm căn cư chấm điểm và xếp hạng, kết quả chấm điểm tín dụng , xếp hạng và nhận xét đánh giá của cán bộ tín dụng về khách hàng.
Khi nhận tờ trình báo cáo kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng lãnh đạo phòng tín dụng sẽ:
- Kiểm tra nội dung tờ trình, ký trình lãnh đạo ngân hàng phê duyệt những khách hàng không phải thẩm định rủi ro tín dụng độc lập.
- Kiểm soát, chỉ đạo cán bộ tín dụng gửi tờ trình và các hồ sơ tài liệu làm căn cứ chấm điểm và xếp hạng khách hàng cho phòng quan lý rủi ro (Với những khách hàng phải thẩm định rủi ro tín dụng độc lập).
2.2.3.10. Rà soát kết quả xếp hạng tín dụng (đối với những khách hàng phải thẩm định rủi ro). thẩm định rủi ro).
Công việc này sẽ do cán bộ quản lý rủi ro thực hiện dựa trên hồ sơ do phòng tín dụng cung cấp. Cán bộ quản lý rủi ro sẽ rà soát theo các nội dung:
- Tính trung thực, hợp pháp của các thông tin mà doanh nghiệp cung cấp làm cơ sở chấm điểm
- Rà soát xác định các chỉ tiêu, mức điểm cho từng chỉ tiêu đảm bảo tính tuân thủ các quy định của quy trình xếp hạng của NH TMCP Bắc Á
- Lập báo cáo kết quả rá soát trình lãnh đạo phòng quản lý rủi ro nếu có những điểm không thống nhất với kết quả của phòng tín dụng thì có thể nêu những điểm đó trong báo cáo để phòng tín dụng chỉnh sửa.
- Cuối cùng lãnh đạo phòng quản lý rủi ro sẽ kiếm tra, rà soát, đề xuất chính sửa và phê duyết báo cáo ra soát rồi chuyển cho phòng tín dụng bổ sung và chỉnh sửa