CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN
4.1. Về mơ hình nghiên cứu
4.1.1. Về việc lựa chọn mơ hình ruồi giấm nghiên cứu bệnh Parkinson
Ngày nay, ruồi giấm vẫn được xem là mơ hình nền tảng tốt cho các nghiên cứu về mặt di truyền và sinh học trong các tình trạng bệnh lý thần kinh bởi rất nhiều ưu điểm trong nghiên cứu [10]:
Về mặt đạo đức trong nghiên cứu, sử dụng ruồi giấm làm động vật nghiên cứu ít gặp phải các vấn đề liên quan tới đạo đức trong nghiên cứu y sinh học. Về mặt sinh lý, ruồi giấm là sinh vật được hiểu rõ về q trình sinh sản, chu trình phát triển từ phơi đến ấu trùng, đến ruồi trưởng thành. Đó là lợi thế để thiết kế thí nghiệm trên các giai đoạn và các bộ phận khác nhau.
Về mặt kinh tế, ruồi giấm là sinh vật có kích thước nhỏ bé nên khơng địi hỏi diện tích mơi trường sống lớn hay lượng thức ăn quá nhiều. Hơn nữa, ruồi giấm có chu kỳ vịng đời từ trứng đến ruồi trưởng thành ngắn (khoảng 10 ngày). Điều này cho phép tạo ra một quần thể ruồi giấm lớn và liên tục phục vụ nghiên cứu, tiết kiệm cả về thời gian và chi phí.
Về mặt di truyền, ruồi giấm chỉ có 4 cặp NST, do vậy việc thao tác, phân tích, sàng lọc di truyền dễ dàng thực hiện hơn. Hơn nữa ruồi giấm có khoảng 77% gen tương đồng liên quan đến các bệnh ở người. Đây là mơ hình thuận lợi và lý tưởng để nghiên cứu các bệnh liên quan đến yếu tố di truyền.
Ứng dụng của ruồi giấm trong lĩnh vực thần kinh và di truyền học là rất quan trọng, ruồi giấm có cấu trúc não phân hóa cao với khoảng 100.000 tế bào thần kinh [10]. Với cấu trúc hệ thần kinh hồn thiện, có chức năng tương đồng trên người và có các loại chất dẫn truyền thần kinh như GABA, glutamat, dopamin, serotonin và acetylcholin [31]. Vì thế ruồi giấm thực sự là mơ hình lý tưởng để nghiên cứu bệnh liên quan đến thần kinh như Parkinson. Một số gen có liên quan và đã được sử dụng để gây mơ hình ruồi giấm Parkinson trên thế giới như: SNCA, PINK1, Parkin, DJ-1 [12].
Dựa vào những ưu điểm trên, chúng tơi quyết định lựa chọn mơ hình ruồi giấm chuyển gen SNCA mang bệnh Parkinson để nghiên cứu tác dụng cải thiện hành vi thần kinh của Giảo cổ lam trên bệnh Parkinson. Mặc dù có rất nhiều ưu điểm, song mơ hình ruồi giấm cịn những nhược điểm tồn tại như giải phẫu não và các cơ quan rất khác với con người. Cùng với đó, ruồi thiếu khả năng nhận thức sâu sắc so với người và phương pháp đo lường xu hướng hành vi chưa được toàn diện. Hơn nữa nghiên cứu dùng liều cao chiết bằng cách pha lỗng với thức ăn của ruồi do đó việc khó kiểm sốt lượng thức
40
ăn của ruồi cũng là một hạn chế của đề tài. Do vậy, tác dụng của thuốc phản ánh trên ruồi có thể khác biệt đáng kể so với các nghiên cứu trên người [10].