CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN
4.2. Về các kết quả nghiên cứu
4.2.4. Đánh giá tác dụng cải thiện khả năng sống sót của ruồi giấm trưởng thành
gen SNCA mang bệnh Parkinson
Suy giảm trí nhớ là một dấu hiệu thường gặp liên quan đến các rối loạn không vận động (NMS) ở người bệnh Parkinson, xuất hiện khi q trình thối hóa ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh có chức năng trong việc ghi nhớ và mức độ tập trung [13]. Chúng tôi sử dụng mơ hình đánh giá khả năng học tập và ghi nhớ mùi nhằm đánh giá tác dụng của cao dược liệu lên khả năng ghi nhớ ngắn hạn của ấu trùng ruồi giấm.
Kết quả thực nghiệm chỉ ra rằng khả năng ghi nhớ mùi của ấu trùng ruồi giấm ở lô bệnh lý kém hơn so với lô chứng sinh lý, với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Zhao và cộng sự (2015) [84] khi cho thấy ruồi giấm chuyển gen đột biến SNCA có sự suy giảm khả năng học tập và ghi nhớ. Điều này cho thấy mơ hình hồn tồn phù hợp để đánh giá tác dụng của cao chiết GCL.
GCL nồng độ 2 và 4 mg/ml đều cho thấy tác dụng cải thiện chức năng ghi nhớ của ấu trùng ruồi giấm. Chỉ số học tập ở hai nhóm ruồi này tăng lên so với nhóm ruồi bệnh lý, với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Nghiên cứu của Volders và cộng sự (2012) [78] chỉ ra chức năng học tập và ghi nhớ mùi trên ruồi giấm liên quan trực tiếp tới tế bào Kenyo (KC), hình thành cấu trúc hình thái vùng MB (Mushroom body) thuộc hệ thần kinh trung ương. Như vậy, đây có thể là đích tác dụng của cao chiết GCL lên chức năng ghi nhớ mùi của ấu trùng ruồi giấm chuyển gen SNCA mang bệnh Parkinson. Tuy nhiên vẫn cần nghiên cứu sâu hơn để khẳng định chính xác.
Ngồi ra nghiên cứu của Kim và cộng sự (2017) [40] cho thấy gypenosid liều 50 mg/kg trong 21 ngày cải thiện đáng kể sự thiếu hụt trí nhớ trong mơ hình chuột PD gây ra bởi MPTP. Như vậy, kết quả nghiên cứu này đã bổ sung thêm cho tác dụng cải thiện trí nhớ của cao chiết ethanol từ GCL.
4.2.4. Đánh giá tác dụng cải thiện khả năng sống sót của ruồi giấm trưởng thành chuyển gen SNCA mang bệnh Parkinson chuyển gen SNCA mang bệnh Parkinson
Bên cạnh sự suy giảm khả năng vận động thì giảm tuổi thọ cũng là một trong những hệ quả mà bệnh Parkinson gây ra [9]. Cải thiện khả năng sống sót là một tiêu chí nhằm đánh giá tác dụng của cao dược liệu lên tuổi thọ của ruồi giấm trưởng thành.
43
Kết quả thực nghiệm cho thấy thời gian sống sót trung bình của ruồi giấm ở nhóm bệnh lý thấp hơn so với nhóm chứng sinh lý, với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Kết quả này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu trước đó của Mohite và cộng sự (2018) [53]. Điều này cho thấy đây là mơ hình phù hợp để đánh giá tác dụng của cao chiết GCL. GCL nồng độ 2 và 4 mg/ml đều cho thấy tác dụng cải thiện tuổi thọ của ruồi giấm trưởng thành. Thời gian sống sót trung bình ở hai nhóm ruồi này tăng lên so với nhóm ruồi bệnh lý, với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Như vậy, đây có thể là tiền đề quan trọng để chúng tôi tiếp tục đánh giá cũng như nghiên cứu thêm về tác dụng của GCL trên khía cạnh cải thiện khả năng kéo dài tuổi thọ ở những người mắc bệnh Parkinson.