CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN
4.2. Về các kết quả nghiên cứu
4.2.5. Đánh giá tác dụng chống oxy hóa in vitro của cao chiết ethanol từ Giảo cổ lam
Các gốc oxy hố đã được chứng minh đóng một vai trị quan trọng trong sinh lý bệnh, sự tiến triển và mức độ nghiêm trọng của bệnh Parkinson, Alzheimer, tự kỷ và chứng xơ cứng teo cơ [44]. Bệnh nhân Parkinson dễ bị stress oxy hóa và bị tổn thương qua trung gian ROS và nhiễm độc tế bào thần kinh. Hiện nay các nghiên cứu chỉ ra rằng các cây thuốc có hoạt tính chống oxy hóa cho kết quả tích cực trong việc cải thiện tình trạng stress oxy hóa ở PD [69]. Các phương pháp đánh giá khả năng dọn gốc tự do in
vitro là bước đầu tiên để nghiên cứu cơ chế phân tử. Trong đó, DPPH là phương pháp
cổ điển và thường quy để đánh giá hoạt tính chống oxy hóa của các chất có tiềm năng [39].
Kết quả thu được từ thực nghiệm cho thấy giá trị IC50 của mẫu cao chiết ethanol từ Giảo cổ lam là 0,3252 mg/ml. Với nồng độ khảo sát cao nhất 1,0 mg/ml, tỉ lệ % khả năng loại bỏ gốc tự do DPPH của cao chiết ethanol đạt 88,90%.
Hoạt tính loại bỏ gốc DPPH của cao chiết ethanol từ GCL đã được chứng minh trong các nghiên cứu về cây này trên thế giới. Trong nghiên cứu về khả năng chống oxy hoá của GCL của tác giả Tống Tiểu Hoa và cộng sự [75], giá trị IC50 của cao chiết ethanol là 0,317 mg/ml. Đối chiếu với nghiên cứu này cho thấy, cao chiết ethanol từ GCL trong đề tài có giá trị IC50 = 0,3252 mg/ml, điều này cho thấy khả năng loại bỏ gốc tự do DPPH là tương đương so với nghiên cứu của tác giả.