Miêu tả và văn miêu tả

Một phần của tài liệu Rèn kĩ năng miêu tả trong dạy học văn miêu tả cho học sinh lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 25 - 40)

1.1.2.1. Khái quát chung về miêu tả

Trong giao tiếp ngôn ngữ hàng ngày, chúng ta thƣờng bắt gặp những từ nhƣ “miêu tả , “mơ tả , đơi khi cịn đƣợc gọi là “tả . Ví dụ, ta nói "tả cánh đồng", "tả chân dung", "tả cảnh vƣờn tƣợc, sông nƣớc", ... Tất cả các hành động này đều là "miêu tả", "mơ tả" hoặc " tả" và tuy có chức năng khác nhau

nhƣng chúng đều có chung một mục đích là làm cho đối tƣợng đƣợc nghe, đƣợc nhìn thấy ... nhƣ hiện ra trƣớc mắt ngƣời nghe và ngƣời đọc.

Xét về mặt khái niệm, có khá nhiều cách hiểu, định nghĩa về miêu tả: Khái niệm miêu tả đƣợc tác giả Đào Duy Anh nêu ra trong Từ điển Hán Việt là: “Miêu tả là lấy nét vẽ hoặc câu văn để biểu hiện cái chân tướng cả

sự việc ra” [1, tr. 134]. Trong cuốn “Dạy học Tập làm văn ở tiểu học , tác

giả Nguyễn Trí định nghĩa:“Văn miêu tả vẽ ra các sự vật, sự việc, hiện tượng

con người,… bằng ngôn ngữ một cách sinh động, cụ thể.” [35, tr. 54]. Nhà

văn Phạm Hổ giải thích miêu tả chi tiết hơn trong “Văn miêu tả và kể chuyện: “Miêu tả là khi đọc những gì chúng ta viết, người đọc như thấy cái

đó hiện ra trước mắt mình: một con người, một con vật, một dịng sơng, người đọc cịn có thể nghe được cả tiếng nói, tiếng kêu, tiếng nước chảy, thậm chí cịn ngửi thấy mùi hôi, mùi sữa, mùi hương hoa hay mùi rêu, mùi ẩm mốc… nhưng đó mới chỉ là miêu tả bên ngồi. Cịn sự miêu tả bên trong nữa nghĩa là miêu tả tâm trạng vui, buồn, yêu, ghét của con người, con vật và cả cây cỏ.” [11, tr. 9].

Trong nội dung nghiên cứu của đề tài cũng nhƣ trong quá trình giảng dạy, chúng tơi sử dụng định nghĩa đã cho trong phần Ghi nhớ của bài TLV

Thế nào là miêu tả , SGK TV lớp 4, tập 1 nhƣ sau: “Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người, của vật để giúp người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy” [22, tr. 140]. Định nghĩa này là

cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, đề xuất biện pháp dạy học, rèn luyện kĩ năng miêu tả đảm bảo sự phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh lớp 4, lớp 5.

1.1.2.2. Miêu tả trong văn chương (văn miêu tả) trong mối quan hệ với các loại miêu tả khác

Trong các ngành nghề khác nhau, miêu tả cũng là một công việc rất cần thiết: cảnh sát quản lý trật tự xã hội miêu tả đặc điểm riêng của từng ngƣời

trên chứng minh nhân dân để nhận dạng; bác sĩ miêu tả triệu chứng bệnh tật của bệnh nhân trong hồ sơ bệnh án; ngƣời quảng cáo miêu tả đặc điểm của sản phẩm và công dụng để ngƣời tiêu dùng xác định, mua hàng, v.v. Chƣa kể đến các kiến trúc sƣ, nhà thiết kế thời trang, v.v., những ngƣời miêu tả ý tƣởng của họ bằng các bản v , đƣờng nét, hình khối, v.v. Tuy nhiên, mỗi ngành hoặc lĩnh vực lại có những yêu cầu và phƣơng pháp riêng để đạt đƣợc mục tiêu. Do vậy cần nhận thức đƣợc sự khác biệt về miêu tả trong các lĩnh vực đó.

a) Miêu tả trong văn chương và miêu tả trong khoa học

Trƣớc hết, cần phải phân biệt miêu tả trong văn chƣơng (văn miêu tả) với sự miêu tả trong khoa học.

Sự miêu tả trong khoa học cũng là văn nhƣng lại viết theo phong cách khoa học, đặt tính chính xác, khách quan, lơ-gic lên hàng đầu. Cịn văn miêu

tả thì lấy cái đẹp làm cứu cánh. Nó phải vừa chân thực, vừa "chính xác", sống

động và lại phải có "hồn".

Tác giả Nguyễn Trí đã khẳng định: “Văn miêu tả vẽ ra các sự vật, sự việc, hiện tượng con người,… bằng ngôn ngữ một cách sinh động, cụ thể.”

[35; tr. 54]. Văn miêu tả không chỉ dừng lại ở đặc điểm bên ngồi mà cịn phải làm cho sự vật, hiện tƣợng hiện lên qua con chữ nhƣ nó vốn có trong cuộc sống, lột tả đƣợc cả hình dáng và “cái hồn của sự vật, hiện tƣợng định miêu tả.

Thay vì đƣa ra những nhận xét bao quát và những nhận định trừu tƣợng về các sự vật, hiện tƣợng, văn miêu tả giúp ngƣời đọc nhìn thấy chúng một cách rõ ràng, nhƣ thể họ có thể cầm, nắm, nhìn thấy hoặc "sờ" đƣợc nhƣ nhà văn M.Gook-ki đã nói.

Ví dụ: “Bác Tâm, mẹ của Thư, đang chăm chú làm việc. Bác đi một đơi

găng tay bằng vải rất dày. Vì thế, tay bác y như tay một người khổng lồ. Bác đội nón, khăn trùm gần kín mặt, chỉ để hở mỗi cái mũi và đôi mắt. Tay phải bác cầm một chiếc búa. Tay trái bác xếp rất khéo những viên đá bọc nhựa

đường đen nhánh vào chỗ trũng. Bác đập búa đều đều xuống những viên đá để chúng ken chắc vào nhau. Hai tay bác đưa lên hạ xuống một cách nhịp nhàng. Dường như bác đang làm một việc gì đấy rất nhẹ nhàng chứ không phải là công việc vá đường vất vả kia. Chỉ có mảng áo ướt đẫm mồ hơi ở lưng bác là cứ loang ra mãi.” [18; tr. 150].

Trong nghiên cứu khoa học, miêu tả khơng chỉ là phổ biến mà cịn là bắt buộc, vì khoa học cần miêu tả chính xác trƣớc khi khám phá ra bản chất và quy luật vận hành của đối tƣợng nghiên cứu một cách cụ thể, khách quan và chân thực. Các nhà sinh học mơ tả các giống cây trồng (ví dụ, khi nghiên cứu chủ đề này); các nhà ngôn ngữ học mô tả vai trị của ngơn ngữ trong đời sống giao tiếp; các nhà tâm lý học mô tả các biểu hiện của trạng thái tinh thần,... Nhƣ vậy, trong khoa học, miêu tả là khâu đầu tiên, bắt buộc và rất cơ bản của quá trình nghiên cứu.

Hãy thử xem xét một số đoạn miêu tả khoa học dƣới đây:

Đoạn 1: Cây bàng (Miêu tả trong Đông dược)

“Bàng là một cây to, có thể cao thới 25 m, cành mọc cong, làm cho tán cây xòe ra như cái lọng. Lá to hình thìa, đầu trịn, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lơng, hunh nhạt, phiến lá dài 20-30 cm, rộng 10-13 cm. Hoa nhiều, mọc thành bông dài 15 – 20 cm, trên cán bơng hoa có lơng. Quả hình bầu dục, nhẵn, dẹt với hai bên rìa hẹp, đầu hơi nhọn, dài 4 cm, rộng 3 cm, dày 15 mm, nhẵn, cơm màu vàng đỏ, có xơ. Hạch rộng 15 mm, hạt có nhân trắng chứa nhiều dầu. Mùa quả: Tháng 8 đến tháng 10” (Đỗ Tất Lợi – Những cây thuốc và vị

thuốc Việt Nam, NXB Y học, 1999, trang 201)

Đoạn 2: Xác định ca bệnh nghi ngờ mắc COVID-19 (Miêu tả trong Y học)

“Ca bệnh nghi ngờ (ca bệnh giám sát) mắc COVID-19 là người có ít

nhất 2 trong số các biểu hiện sau đây: sốt, ho, đau họng, khó thở, đau người, mệt mỏi, ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác hoặc khứu giác;,…” (Quyết định số

3638/QĐ- BYT về việc ban hành "Hƣớng dẫn tạm thời giám sát và phịng, chống COVID-19" )

Khơng thể phủ nhận rằng mục đích của những đoạn văn trên đây là đều làm cho đối tƣợng miêu tả hiện lên trƣớc mắt ngƣời đọc một cách cụ thể nhất. Đó là những đoạn văn miêu tả đƣợc viết theo phong cách khoa học, tuy khơng địi hỏi ngƣời viết phải miêu tả sinh động, giàu chất thẩm mĩ… nhƣng vẫn nằm trong hệ thống những hành động miêu tả nói chung.

Miêu tả trong văn chƣơng, nhƣ ta thấy, không giống với miêu tả trong khoa học. Tuy vậy, cũng cần thấy rằng các loại miêu tả ấy vẫn có mối liên hệ với nhau. Những tri thức khoa học về đối tƣợng miêu tả có thể s giúp các em rất nhiều trong việc phát hiện những chi tiết giàu ấn tƣợng, phục vụ cho việc viết văn miêu tả. Hơn thế nữa, vẻ đẹp của hình tƣợng thẩm mĩ mà các em đang tập sáng tạo trong bài văn miêu tả rất cần có những nét đẹp của trí tuệ, của sự hiểu biết rộng rãi, sâu sắc về thế giới tự nhiên cũng nhƣ về cuộc sống con người. Điều này nghĩa là các em cần thiết và hồn thồn có thể tham

khảo, học tập cách miêu tả của các nhà khoa học nếu thật sự muốn trở thành ngƣời viết văn miêu tả giỏi.

Tuy nhiên, cũng cần phải nhớ rằng, những chi tiết thẩm mỹ trong văn miêu tả thƣờng khơng đƣợc tìm kiếm thơng qua các phƣơng tiện tƣ duy khoa học hay suy luận đời thƣờng mà chủ yếu thơng qua tình cảm, cảm xúc, ấn tƣợng… và tấm lòng của tác giả.

Đặt văn miêu tả trong cái phông chung nhƣ vậy, theo chúng tơi, s rất có ích đối với việc dạy và học văn miêu tả trong nhà trƣờng.

b) Miêu tả trong văn chương và các loại hình miêu tả khác trong lĩnh vực nghệ thuật

Miêu tả trong các lĩnh vực nghệ thuật là một bộ phận có ý nghĩa đặc biệt trong hoạt động miêu tả của con ngƣời. Các bộ môn nghệ thuật với đặc trƣng sử dụng tƣ duy hình tƣợng đã coi miêu tả nhƣ là một trong những phương thức quan trọng để nhận thức, phản ánh và thể hiện thế giới.

Sự phản ánh và thể hiện thế giới trong nghệ thuật là một q trình mang tính thẩm mĩ. Đây chính là chỗ khác nhau giữa miêu tả trong nghệ thuật với miêu tả trong các lĩnh vực khác. Khi một họa sĩ xây dựng nên một bức tranh phong cảnh, chẳng hạn, nhà họa sĩ ấy đã dựa vào một hay nhiều nguyên mẫu (nếu cần) để tƣởng tƣợng, hình dung, nhào nặn lại, tạo ra một bức tranh có sức hấp dẫn đối với ngƣời xem. Nhà soạn nhạc lắng nghe những âm thanh của tự nhiên, của cuộc sống xã hội, và của chính lịng mình, để rồi trong “phút thăng hoa nghệ thuật , họ sáng tạo nên những giai điệu đầy sức rung cảm, … Đó chính là sự miêu tả tn theo quy luật thẩm mĩ của nghệ thuật.

Miêu tả trong văn học (văn miêu tả) là một trong những hình thức nghệ thuật miêu tả. So với các kiểu miêu tả khác trong lĩnh vực này, nó có những đặc điểm chung và riêng.

Cũng giống nhƣ miêu tả trong các loại hình nghệ thuật khác, văn miêu tả đƣợc sáng tạo theo quy luật của cái đẹp. Nó khơng đặt ra nhiệm vụ miêu tả chính xác, khách quan và cẩn thận nhƣ khoa học miêu tả; thay vào đó, ngƣời miêu tả phải lựa chọn những chi tiết cụ thể sao cho đối tƣợng đƣợc miêu tả phải đƣợc miêu tả một cách sinh động và có hồn.

Bằng ngòi bút sống động, Ma Văn Kháng đã khắc họa A Cháng có ngoại hình thật ấn tƣợng, mang đậm nét đặc trƣng của ngƣời miền núi: săn chắc, rắn rỏi và tràn đầy sức sống : “A Cháng đẹp người thật. Mười tám tuổi,

ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn như trắc, gụ. Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cột đá trời trồng.” [18; tr. 119].

Khác với miêu tả ở các loại hình nghệ thuật khác, văn miêu tả có những nét riêng biệt do sử dụng ngôn từ làm chất liệu.

Nếu âm nhạc sử dụng âm thanh; hội họa sử dụng đƣờng nét, màu sắc; điêu khắc sử dụng hình khối,... thì văn học sử dụng ngơn ngữ để miêu tả. Do sử dụng ngôn ngữ, “bức tranh mà văn bản miêu tả là “bức tranh đƣợc “v nên ngƣời đọc khơng thể trực tiếp nhìn, nghe, ngửi, sờ,... mà chỉ có thể cảm nhận qua trí tƣởng tƣợng của mình.

Cũng chính vì sử dụng ngơn ngữ làm chất liệu nên văn học có những “lợi thế”, và cũng có những “bất lợi” hơn so với hội họa, âm nhạc,… trong việc miêu tả đối tƣợng.

Trƣớc hết, nói về những bất lợi của văn miêu tả.

Nhƣ vừa trình bày, văn miêu tả không thể dùng trực tiếp đƣờng nét, màu sắc, âm thanh ... để thể hiện đối tƣợng do phải dùng từ ngữ làm chất liệu. Do đó, ngƣời đọc khơng thể trực tiếp nhìn, nghe và cảm nhận những hình ảnh đƣợc miêu tả trong tranh và âm nhạc. Nhất là với những chi tiết có tính vật chất của đối tƣợng nhƣ hình dáng, đường nét, màu sắc, âm thanh…; văn học

phải đi tìm một cách miêu tả gián tiếp, đầy thách thức đối với ngƣời viết.Và đây cũng là một bƣớc cản trở lớn đối với độc giả khi họ đến với tác phẩm văn học.Ở đó, ngƣời đọc phải dùng trí tƣởng tƣợng để phá vỡ cái vỏ bọc ngôn từ khơ cứng mới có thể tiếp cận đƣợc với hình tƣợng miêu tả trong tác phẩm.

Tuy nhiên, văn miêu tả cũng có những thế mạnh riêng để “bù lấp và khắc phục chỗ yếu của mình. Trong khi miêu tả sao cho chân thật hiện thực khách quan, các nhà văn, tuy không sử dụng những chất liệu nhƣ màu sắc, âm thanh, hình khối…, nhƣng lại có quyền sử dụng tình cảm, trí tuệ; có quyền thơng qua trí tƣởng tƣợng của mìnhmà nhào nặn, sáng tạo lại các đối tƣợng, dựa trên những kết quả quan sát, kinh nghiệm đƣợc.

Bây giờ chúng ta nói đến lợi thế của văn miêu tả so với các loại hình nghệ thuật khác. Do sử dụng ngôn từ nên văn miêu tả rất thuận lợi trong việc miêu tả tâm trạng, tình cảm… con ngƣời. Nếu ta quan niệm miêu tả có 2 loại: miêu tả bên trong và miêu tả bên ngồi, thì văn miêu tả rất có lợi thế trong việc miêu tả bên trong, nghĩa là miêu tả tâm trạng và những khía cạnh tinh thần của sự vật. Những nỗi niềm: thƣơng, giận, buồn, vui, … nếu nhƣ rất khó diễn đạt trong hội họa, điêu khắc, và ngay cả âm nhạc nữa, thì, trái lại, nó đƣợc khai thác rất sâu sắc trong miêu tả. Các em chắc thƣờng nghe nói về sự tế nhị, sắc sảo trong những câu thơ Kiều của Nguyễn Du; sự phong phú, tinh tế trong tâm hồn nhân dân lao động thể hiện qua những câu ca dao, hay qua

những nhân vật trong truyện cổ tích,…Tất cả những lời ca, chuyện kể đó đều là những tác phẩm miêu tả tâm hồn rất tuyệt vời.

Trong những trƣờng hợp khơng có mục đích tả nội tâm, nhƣ tả cảnh chẳng hạn, văn miêu tả cũng có thể nhấn mạnh hơn hẳn khi khai thác các khía cạnh tinh thần của cảnh, vật. Một mái trƣờng nhân hậu, một dịng sơng hung dữ; biển cả thì bao dung, bầu trời thì cao cả, v.v… Đổi lấy những “bất lợi mà ta vừa trình bày ở trên, văn miêu tả do sử dụng ngôn ngữ, không thể sử dụng một cách trực tiếp những đƣờng nét, màu sắc, âm thanh…, thì ở đây, nó lại khá tự do khi “thổi vào các sự vật, hiện tƣợng, … cái linh hồn sinh động của con ngƣời cũng nhƣ của thế giới muôn màu, mn vẻ. Nhờ có ngơn ngữ mà văn miêu tả tha hồ ví von, so sánh, ẩn dụ, hốn dụ, … Cũng là tả trăng, nhƣng có ngƣời thấy trăng nhƣ lƣỡi liềm bị bỏ quên trên cánh đồng sau mùa gặt hái (Huy-gô), thấy ánh trằn nhƣ cánh diều, nhƣ chiếc thuyền, nhƣ quả chín, hoặc thậm chí nhƣ mắt cá,… (Trần Đăng Khoa) tùy theo phạm vi liên tƣởng. Khi tả về biển, Khánh Chi có lúc thấy “biển trẻ mãi, xanh tƣơi mãi nhƣ một nàng tiên , biển “nhƣ ngƣời mẹ hiền , “ nhƣ đứa trẻ con …, và có lúc biển lại nhƣ “ ngƣời khổng lồ nóng nảy, quái dị, gọi sấm, gọi chớp (Biển),… Nói chung, trong văn tả cảnh, ngƣời viết có thể thả sức cho trí tƣởng tƣợng tung hồnh, đồng thời có thể đi sâu vào các khía cạnh tế nhị nhất của tâm hồn con ngƣời - ấy là những điều mà hội họa hay âm nhạc, điêu khắc,… đều rất khó thực hiện đƣợc. Các em chắc đã thấy rằng không nên hạn chế trí óc của mình trong sự kể lể những bộ phận của sự vật – đối tƣợng đang miêu tả, cũng đừng ràng buộc mình bắt chƣớc ngƣời khác. Cần quan sát một cách say mê và thả tâm hồn cùng trí tƣởng tƣợng đƣợc sự tự do mới có đƣợc những sáng tạo độc đáo trong khi viết văn miêu tả.

Cuối cùng, điều cần nói là, tuy khơng thể trực tiếp dùng màu sắc, hình khối hay đƣờng nét,… nhƣng trong văn miêu tả từ ngữ có thể gợi ra tất cả những biểu hiện vật chất của đối tƣợng một cách rất cụ thể và sinh động.

Một phần của tài liệu Rèn kĩ năng miêu tả trong dạy học văn miêu tả cho học sinh lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 25 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)