Một số vấn đề về kĩ năng miêu tả trong làm văn miêu tả

Một phần của tài liệu Rèn kĩ năng miêu tả trong dạy học văn miêu tả cho học sinh lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 40)

1.1.4.1. Vài nét về kĩ năng và kĩ năng làm văn

Vấn đề kỹ năng đƣợc rất nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm. Họ đƣa ra nhiều ý kiến khác nhau:

Từ điển Tâm lý học định nghĩa: “Kĩ năng được quan niệm là: Năng lực

vận dụng có kết quả những tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng [6; tr. 131].

Theo Từ điển TV, “Kĩ năng được định nghĩa là khả năng vận dụng

những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế [24; tr.

501].

Giáo trình Làm văn định nghĩa kĩ năng là “Từ những kiến thức được trang bị, người học cần có khả năng vận dụng chúng vào thực tế. Khả năng vận dụng đó gọi là kĩ năng [27; tr. 303].

Vì vậy, có thể nói kĩ năng là khả năng của một ngƣời thực hiện một cách có hiệu quả một hành động nhằm đạt đƣợc một mục tiêu cụ thể trong những điều kiện, hoàn cảnh và phƣơng tiện nhất định bằng cách lựa chọn và áp dụng các phƣơng thức hành động thích hợp. Kĩ năng thể hiện trình độ hoạt động tƣ duy, khả năng hành động và phƣơng tiện kĩ thuật của hành động.

Để hoàn thiện năng lực viết bài văn miêu tả, HS cần rèn luyện những kĩ năng vận dụng các thao tác miêu tả. Kĩ năng này có có vai trị đặc biệt quan trọng, giúp cho bài văn miêu tả đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất. Tuy nhiên, muốn có kĩ năng thì phải làm, phải thực hành. Đừng chỉ làm một lần mà hãy làm nhiều lần, làm đi làm lại nhiều lần để thành thạo. Vì vậy, chỉ trong quá trình luyện tập, thực hành, rèn luyện thì các kĩ năng mới đƣợc hình thành.

1.1.4.2. Kĩ năng miêu tả - một kĩ năng quan trọng trong làm văn miêu tả

Kĩ năng miêu tả là khả năng của con ngƣời thực hiện một cách có hiệu quả hành động miêu tả lại những đặc điểm nổi bật của đối tƣợng miêu tả để giúp ngƣời nghe, ngƣời đọc hình dung đƣợc đối tƣợng ấy.

Làm văn miêu tả là một hoạt động tạo ra văn bản ở dạng nói hay dạng viết theo phƣơng thức miêu tả. Phƣơng thức miêu tả chính là phƣơng thức dùng thao tác miêu tả là chủ yếu để phản ánh và tái hiện đời sống. Do vậy, dạy học làm văn miêu tả đặc biệt phải chú ý đến phƣơng thức miêu tả. Trên

cơ sở này, GV tìm ra phƣơng pháp luyện tập hiệu quả nhất cho học sinh. Từ đó, HS hồn thiện, phát triển kĩ năng viết văn miêu tả.

Nhƣ vậy, kĩ năng miêu tả là một kĩ năng quan trọng trong làm văn miêu tả: “văn bản miêu tả được tạo nên từ phương thức miêu tả. Đó là phương thức biểu đạt dùng các chi tiết, hình ảnh giúp người đọc hình dung ra đặc điểm nổi bật của một sự vật, sự việc, cong người, phong cảnh, … làm cho những đối tượng được nói tới như hiện lên trước mắt người đọc.” [9; tr. 192]

Để viết một bài văn miêu tả, HS phải quan sát, trải nghiệm, liên tƣởng và có vốn từ vựng phong phú, sử dụng tốt các biện pháp nghệ thuật, biết lựa chọn các hình ảnh, chi tiết, màu sắc cụ thể để xây dựng ý tƣởng và tạo nên những dòng văn mới lạ, độc đáo.

1.1.5. Một số vấn đề về dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong môn Tiếng Việt ở tiểu học

1.1.5.1. Khái quát chung về năng lực

Giáo dục theo định hƣớng phát triển năng lực của HS đã đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới áp dụng. Nó đã trở thành xu hƣớng giáo dục quốc tế. Xu hƣớng giáo dục này có nhiều ƣu điểm (so với phƣơng pháp giáo dục tiếp cận nội dung), đó là: giáo dục theo năng lực, đảm bảo chất lƣợng dạy học đầu ra; phát triển toàn diện phẩm chất nhân cách, chú trọng khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; chuẩn bị cho con ngƣời khả năng ứng xử với các tình huống trong cuộc sống và nghề nghiệp. Phƣơng pháp này nhấn mạnh vai trò của ngƣời học với vai trị là chủ thể của q trình nhận thức. GV chủ yếu là ngƣời tổ chức và điều hành, HS tự lực, chủ động tiếp thu kiến thức. Ngồi ra, GV cịn chú trọng phát triển kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề; tổ chức nhiều hình thức học tập; coi trọng các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học, trải nghiệm sáng tạo, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học.

Trong tài liệu tập huấn việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hƣớng phát triển năng lực của HS do Bộ giáo dục và Đào tạo phát hành năm

2014 thì: “Năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ

chức kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân... nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định”.

Khi nói đến năng lực cần phải hiểu nó khơng phải là một yếu tố đơn lẻ, duy nhất mà là tổng hoà các yếu tố bảo đảm cho chủ thể đó đạt đƣợc tốc độ, hiệu quả trong hoạt động; năng lực cũng không phải là phép cộng giản đơn của các yếu tố chủ quan của chủ thể mà là sự thống nhất hữu cơ, tác động, đan xen, xâm nhập vào nhau của tất cả các yếu tố.

Có nhiều loại năng lực khác nhau. Định hƣớng chƣơng trình giáo dục phổ thơng sau năm 2015 xác định năng lực cốt lõi của HS Việt Nam cần phải có là:

- Năng lực làm chủ và phát triển bản thân, bao gồm:

+ Năng lực tự học;

+ Năng lực giải quyết vấn đề; + Năng lực sáng tạo;

+ Năng lực quản lí bản thân.

- Năng lực xã hội, bao gồm:

+ Năng lực giao tiếp; + Năng lực hợp tác.

- Năng lực cơng cụ, bao gồm:

+ Năng lực tính tốn;

+ Năng lực sử dụng ngơn ngữ;

Nhƣ vậy, có thể hiểu một cách khái quát, năng lực là tổng hoà các yếu tố chủ quan của chủ thể đáp ứng một yêu cầu nào đó, đảm bảo cho hoạt động đó đạt kết quả cao.

1.1.5.2. Định hướng dạy học phát triển năng lực trong môn TV ở tiểu học

TV là môn học đặc biệt quan trọng trong trƣờng tiểu học, là phƣơng tiện chủ yếu để HS tiếp thu kiến thức của các môn học khác. Nhiệm vụ của môn TV ở trƣờng tiểu học là phát triển năng lực ngôn ngữ của HS, đƣợc thể hiện bằng bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Do đó, mơn TV có một vị trí rất quan trọng đối với HS Tiểu học.

Năng lực TV đƣợc hiểu là khả năng tiếp nhận văn bản và tạo ra văn bản (cả nói và viết). Khả năng tiếp nhận văn bản bao gồm nghe - hiểu và đọc - hiểu. Khả năng tạo ra văn bản bao gồm khả năng nói, đặt câu hỏi trƣớc mặt ngƣời khác hoặc trình bày trƣớc nhiều ngƣời và viết (đúng chính tả, đúng ngữ pháp và trình bày văn bản theo đúng cách phù hợp với nội dung, đúng mục đích hoặc theo yêu cầu của ngƣời khác, chẳng hạn nhƣ bài tập viết). Khả năng tiếp nhận văn bản và tạo ra nó thƣờng có quan hệ nhân quả: những ngƣời tập trung vào những gì ngƣời khác nói hoặc tập trung vào việc đọc văn bản viết thƣờng có kĩ năng nói và viết tốt hơn, và ngƣợc lại.

Các môn TV ở tiểu học (trừ học vần lớp 1) đƣợc chia thành các phân môn: Tập đọc, Tập viết - Chính tả, Luyện từ và câu, TLV. Ngồi chức năng chung của mơn học, mỗi mơn học thƣờng có một mục đích chính. Chủ đề tập đọc phát triển khả năng đọc hiểu; tập viết - chính tả phát triển kĩ năng viết chính tả (viết đúng chính tả, viết đúng tốc độ); phân môn Luyện từ và câu giúp HS thực hiện đúng quy tắc ngữ pháp TV trên cơ sở cung cấp những kiến thức đơn giản về từ và câu; TLV là phân môn luyện tập tổng hợp nhằm phát triển kỹ năng nói và viết của HS.

Đối với các môn học, các mục tiêu kĩ năng trên đều nhằm mục đích cuối cùng là phát triển khả năng sử dụng TV của ngƣời học - khả năng tiếp nhận

lời nói và khả năng tạo ra lời nói. Dạy học TV theo định hƣớng phát triển năng lực là quá trình dạy học để ngƣời học hình thành và phát triển năng lực sử dụng TV theo lứa tuổi trong môi trƣờng học tập và sinh hoạt.

Dạy học theo quan điểm phát triển năng lực khơng chỉ tích cực quan tâm đến hoạt động trí tuệ của HS mà cịn chú trọng phát triển năng lực giải quyết vấn đề liên quan đến cuộc sống và môi trƣờng nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực tiễn. Tăng cƣờng học nhóm và đổi mới quan hệ thầy trị theo hƣớng hợp tác có ý nghĩa to lớn đối với việc trau dồi năng lực xã hội.

Dạy học theo định hƣớng phát huy năng lực phải phát huy đƣợc tính hăng hái, tự giác, chủ động của ngƣời học, đồng thời hình thành và phát triển năng lực tự học. HS tự hoàn thành nhiệm vụ dƣới sự hƣớng dẫn của GV. GV tổ chức hƣớng dẫn HS nhớ lại kiến thức cũ, phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào tình huống học tập, thực hành của HS.

Việc hình thành và phát triển năng lực cho HS không chỉ tạo ra tính thực tiễn cao của dạy học TV trong trƣờng học mà còn là biện pháp quan trọng để khắc phục tính “hàn lâm của nội dung dạy học TV.

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Về chương trình, SGK lớp 5 và các nội dung dạy học văn miêu tả

“Học đi đôi với hành , nguyên tắc này đƣợc sử dụng ở tất cả các mơn học nói chung và làm văn nói riêng, cho nên sau mỗi giờ học lý thuyết đều có bài tập thực hành và giờ luyện tập thực hành. Tuy nhiên, qua tìm hiểu SGK của Bộ Giáo Dục và Đào tạo, sách bài tập và một số sách tham khảo TV 5, chúng tơi thấy Chƣơng trình TLV lớp 5 bao gồm các kiểu bài sau:

* Nói và viết hàng ngày (văn bản thông thƣờng) gồm 16 tiết: viết báo cáo thống kê, viết đơn, thuyết trình, tranh luận, lập biên bản cuộc họp, lập biên bản sự kiện, lập chƣơng trình hoạt động, lập chƣơng trình hành động.

* Tả cảnh gồm 19 tiết: Tìm hiểu bài văn tả cảnh; lập dàn ý; dựng đoạn mở bài, kết bài; viết đoạn văn, viết bài văn tả cảnh. Đối tƣợng của các bài văn tả cảnh (đề bài cụ thể) mà sách giáo khoa đƣa ra rất phong phú: Tả cảnh một cơn mƣa, tả cảnh trƣờng em, tả cảnh sông nƣớc, tả một cảnh đẹp của địa phƣơng, tả cảnh đƣờng phố, tả căn hộ gia đình hoặc ngơi nhà của em…

* Tả ngƣời gồm 16 tiết: Tìm hiểu bài văn tả ngƣời; lập dàn ý; dựng đoạn mở bài, kết bài; viết đoạn văn, viết bài văn tả ngƣời. Dạng bài này yêu cầu học sinh rèn kĩ năng tả ngoại hình hoặc tả hoạt động của các đối tƣợng sau: Một ngƣời mà em thƣờng gặp, một bạn nhỏ, một em bé ở tuổi tập đi, tập nói; một ngƣời em mới gặp một lần nhƣng để lại trong em ấn tƣợng sâu sắc; một cụ già; một thầy (cô) giáo; một ngƣời thân; một ca sĩ đang biểu diễn; một nghệ sĩ hài… * Ngồi ra, chƣơng trình cịn có loại bài luyện viết lời hội thoại và những bài ôn tập văn tả đồ vật, cây cối, con vật và kể chuyện đã đƣợc học ở lớp 4.

* Chƣơng trình TLV lớp 5 ngồi phần thực hành cịn có cả phần lí thuyết. Đó là lí thuyết về văn tả ngƣời, tả cảnh.

Khảo sát cụ thể nội dung kiến thức phân môn TLV lớp 5, chúng tôi thấy văn miêu tả có những nội dung sau :

Bảng 1.1. Bảng khảo sát các nội dung dạy học văn miêu tả lớp 5

HK I

STT TUẦN NỘI DUNG DẠY HỌC VĂN MIÊU TẢ

1 Tuần 1, trang 11 Cấu tạo của bài văn tả cảnh. 2 Tuần 1, trang 14 Luyện tập tả cảnh.

3 Tuần 2, trang 21 Luyện tập tả cảnh. 4 Tuần 3, trang 31 Luyện tập tả cảnh. 5 Tuần 3, trang 34 Luyện tập tả cảnh. 6 Tuần 4, trang 43 Luyện tập tả cảnh. 7 Tuần 4, trang 44 Tả cảnh (Kiểm tra viết). 8 Tuần 5, trang 53 Trả bài văn tả cảnh. 9 Tuần 6, trang 62 Luyện tập tả cảnh. 10 Tuần 7, trang 70 Luyện tập tả cảnh. 11 Tuần 7, trang 74 Luyện tập tả cảnh. 12 Tuần 8, trang 81 Luyện tập tả cảnh.

bài)

14 Tuần 10, trang 100 Tả cảnh (Kiểm tra viết) 15 Tuần 11, trang 109 Trả bài văn tả cảnh.

16 Tuần 12, trang 119 Cấu tạo của bài văn tả ngƣời.

17 Tuần 12, trang 122 Luyện tập tả ngƣời (Quan sát và chọn lọc chi tiết)

18 Tuần 13, trang 130 Luyện tập tả ngƣời (Tả ngoại hình) 19 Tuần 13, trang 132 Luyện tập tả ngƣời (Tả ngoại hình) 20 Tuần 15, trang 150 Luyện tập tả ngƣời (Tả hoạt động) 21 Tuần 15, trang 152 Luyện tập tả ngƣời (Tả hoạt động) 22 Tuần 16, trang 159 Tả ngƣời (Kiểm tra viết)

23 Tuần 17, trang 172 Trả bài văn tả ngƣời. 24 Tuần 18, trang 177 Tả ngƣời (Kiểm tra viết)

25 Tuần 19, trang 12 Luyện tập tả ngƣời (Dựng đoạn mở bài) HK

II

26 Tuần 19, trang 14 Luyện tập tả ngƣời (Dựng đoạn kết bài) 27 Tuần 20, trang 21 Tả ngƣời (Kiểm tra viết)

28 Tuần 21, trang 34 Trả bài văn tả ngƣời. 29 Tuần 24, trang 63 Ôn tập về tả đồ vật. 30 Tuần 24, trang 66 Ôn tập về tả đồ vật. 31 Tuần 25, trang 75 Tả đồ vật (Kiểm tra viết) 32 Tuần 26, trang 87 Trả bài văn tả đồ vật. 33 Tuần 27, trang 96 Ôn tập về tả cây cối. 34 Tuần 27, trang 99 Tả cây cối (Kiểm tra viết) 35 Tuần 28, trang106 Tả ngƣời (Kiểm tra viết) 36 Tuần 29, trang 116 Trả bài văn tả cây cối. 37 Tuần 30, trang 123 Ôn tập về tả con vật. 38 Tuần 30, trang 125 Tả con vật (Kiểm tra viết) 39 Tuần 31, trang 131 Ôn tập về tả cảnh.

40 Tuần 31, trang 134 Ôn tập về tả cảnh. 41 Tuần 32, trang 141 Trả bài văn tả con vật 42 Tuần 32, trang 144 Tả cảnh (Kiểm tra viết) 43 Tuần 33, trang 150 Ôn tập về tả ngƣời. 44 Tuần 33, trang 152 Tả ngƣời (Kiểm tra viết) 45 Tuần 34, trang 158 Trả bài văn tả cảnh. 46 Tuần 34, trang 161 Trả bài văn tả ngƣời. 47 Tuần 35, trang 168 Tả ngƣời (Kiểm tra viết)

Những nội dung chính về văn miêu tả đƣợc cung cấp, trang bị cho HS bao gồm:

+ Thế nào là văn miêu tả?

+ Quan sát để miêu tả cho sinh động.

+ Trình tự văn miêu tả (đồ vật, cây cối, con vật, tả cảnh, tả ngƣời). Qua khảo sát, chúng tôi thấy hiện nay phần lớn các giờ dạy học TLV vẫn là những giờ GV cung cấp những kiến thức là chủ yếu. Mỗi kiểu bài miêu tả chỉ có duy nhất một bài HS đƣợc thực hành viết hoàn chỉnh cả bài văn ở tiết kiểm tra viết. Điều đó khiến HS trở nên bị động, học tập một cách máy móc và do đó khơng phát triển đƣợc các kĩ năng làm văn, kĩ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ, bằng văn bản cần thiết để ứng dụng vào quá trình học tập cũng nhƣ thực tế cuộc sống.

1.2.2. Thực trạng dạy học, rèn luyện kĩ năng miêu tả trong dạy học văn miêu tả ở tiểu học

1.2.2.1. Thực trạng việc dạy học, rèn kĩ năng của GV

Để tìm hiểu thực trạng dạy học rèn kĩ năng miêu tả trong dạy học văn miêu tả cho HS lớp 5 theo định hƣớng phát triển năng lực, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, điều tra trên cả hai đối tƣợng là GV và HS. Việc khảo sát thực tiễn dạy học thực hành kĩ năng miêu tả cho HS lớp 5 đƣợc tiến hành qua phiếu trƣng cầu ý kiến (Phụ lục 1- Phiếu số 1) của 23 GV và phiếu thăm dò ý kiến của 890 HS tại trƣờng tiến hành thực nghiệm Trƣờng Tiểu học Lê Hồng Phong, Trƣờng Tiểu học Chu Văn An, Quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng.

Việc khảo sát đƣợc thực hiện nghiêm túc và thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng 1. 2. Khảo sát thực trạng việc dạy học, rèn kĩ năng của GV

STT NỘI DUNG KẾT QUẢ ĐIỀU TRA

SỐ LƢỢNG TỈ LỆ %

Một phần của tài liệu Rèn kĩ năng miêu tả trong dạy học văn miêu tả cho học sinh lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)