STT 1 2 3 4 5 6 TB
Hệ số K 1,12 1,04 1,00 0,88 0,92 1,04
Độ đắng 18667 26000 14285 29333 16000 26000 21714
Nhận xét: độ đắng của CFA là 21714, có nghĩa là để hịa tan 1 g CFA thành dung
dịch có nồng độ nhỏ nhất cịn có vị đắng cần 21714 mL nước cất. Từ đó, ngưỡng đắng của CFA là 46,1 μg/mL. Kết quả cho thấy, CFA là một chất có độ đắng rất cao, chỉ kém quinin là chất đắng nhất trong tự nhiên 9,2 lần (độ đắng của quinin là 200000).
Nồng độ mẫu chỉ chứa CFA sau khi phân tán thành hỗn dịch là 1237,4 ± 19,2 μg/mL (lớn hơn ngưỡng đắng của CFA khoảng 26,8 lần). Uống thử mẫu CFA sau khi phân tán thành hỗn dịch nhận thấy có vị rất đắng. Như vậy, việc che vị cho CFA là rất cần thiết.
Độ hòa tan của nguyên liệu cefuroxim axetil
Tiến hành thử ĐHT của nguyên liệu dược chất theo mô tả ở mục 2.3. Kết quả thể hiện qua bảng PL4.11 và hình 3.5 (ĐHT của CPĐC được đưa vào để tiện so sánh).
Hình 3.5. Đồ thị độ hịa tan của ngun liệu cefuroxim axetil trong 3 mơi trường Nhận xét: trong cả 3 môi trường pH, ĐHT của CFA tại thời điểm 5 phút đã lớn
0,0 20,0 40,0 60,0 80,0 100,0 0 5 1 0 1 5 2 0 2 5 3 0 3 5 4 0 4 5 5 0 5 5 6 0 T ỷ lệ dược ch ất giải ph ón g (%) Thời gian (phút) CFA_pH 1,2 CFA_pH 4,5 CFA_pH 7,0 CPĐC_pH 1,2 CPĐC_pH 4,5 CPĐC_pH 7,0 100 μm (μm) (%)
30
hơn 60 % và sau 30 phút đã lớn hơn 80 %. ĐHT của CFA ở pH 1,2 và pH 4,5 cao hơn rất nhiều so với CPĐC, như vậy có thể dược chất khơng phải là nguyên nhân dẫn đến ĐHT của CPĐC trong pH 1,2 và pH 4,5 thấp dưới 45 % tại thời điểm 60 phút.
3.1.3.2. Kết quả đánh giá một số đặc tính của chất mang
Chất mang được sử dụng trong kỹ thuật phun đơng tụ nên có nhiệt độ nóng chảy từ 40 – 80 oC [27]. Acid stearic (SA) được lựa chọn đưa vào nghiên cứu, do SA là chất mang mà CPĐC sử dụng [31], [43], [44], cũng như SA có khoảng nhiệt độ nóng chảy (69 – 70 oC) phù hợp để phun đơng tụ. Một số đặc tính của SA được đánh giá để làm cơ sở định hướng điều chỉnh tốc độ giải phóng.
Góc tiếp xúc chất mang acid stearic với mơi trường thử độ hịa tan
Tính thấm thể hiện qua góc tiếp xúc giữa chất mang lipid với các môi trường thử ĐHT. Tiến hành đánh giá theo mô tả mục 2.3, hình 3.6 được chụp lại và xác định góc tiếp xúc bằng tính năng “Contact angle” trong phầm mềm ImageJ. Giá trị góc tiếp xúc càng nhỏ thể hiện mơi trường có tính thấm càng tốt với chất mang.
Hình 3.6. Hình ảnh thể hiện góc tiếp xúc của chất mang acid stearic với 3 môi trường Nhận xét: giá trị góc tiếp xúc ở pH 1,2; pH 4,5 và pH 7,0 lần lượt là: 78,14 ±
0,32°; 77,02 ± 1,18°; 47,43 ± 0,92°. Như vậy, tính thấm mơi trường của SA ở pH 7,0 tốt hơn hẳn pH 1,2 và pH 4,5. Tính thấm của SA tại 2 mơi trường pH 1,2 và pH 4,5 tương tự nhau.
Độ hòa tan của acid stearic
Tiến hành đánh giá ĐHT của SA theo mô tả ở phụ lục 2. Kết quả thể hiện qua bảng 3.8.
Bảng 3.8. Độ hòa tan của acid stearic sau 36 giờ (TB ± SD, n=3) (%)
Mơi trường thử độ hịa tan Độ hòa tan (%) Nồng độ (mg/mL)
pH 1,2 27,8 ± 3,2 0,077 ± 0,008
pH 4,5 28,8 ± 2,9 0,080 ± 0,008
pH 7,0 50,7 ± 4,3 0,140 ± 0,011
Nhận xét: kết quả cho thấy, ĐHT của SA trong pH 7,0 cao hơn hẳn pH 1,2 và
pH 4,5. ĐHT của SA trong 2 môi trường pH 1,2 và pH 4,5 gần tương đương nhau.
Kết luận: tính thấm ướt và ĐHT của SA có sự khác biệt giữa pH 7,0 và 2 mơi
trường pH 1,2 và pH 4,5; cụ thể ở pH 7,0, SA thấm ướt và có ĐHT cao hơn 2 mơi trường pH 1,2 và pH 4,5. ĐHT, tính thấm ướt của SA trong pH 1,2 và pH 4,5 tương tự nhau. Kết quả ĐHT và tính thấm ướt cũng như hiện tượng trong cốc thử ĐHT của SA có xu hướng tương tự như ĐHT của CPĐC.
31
3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC THƠNG SỐ QUY TRÌNH ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG CỦA VI HẠT ACID STEARIC TRÌNH ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG CỦA VI HẠT ACID STEARIC KHÔNG CHỨA DƯỢC CHẤT
Đối với dược chất giải phóng ra khỏi vi hạt theo cơ chế khuếch tán thì tốc độ khếch tán là một trong những yếu tố quyết định tỷ lệ giải phóng dược chất. Vi hạt kích thước lớn hơn thì có qng đường khuếch tán dài hơn, như vậy làm chậm tốc độ khuếch tán, gây kìm hãm ĐHT. Nhận thấy, biến kích thước là biến quan trọng ảnh hưởng lớn đến chỉ tiêu chất lượng của vi hạt nên được lựa chọn là biến đầu ra để phân tích.
Giá trị hiệu suất thu vi hạt cho phép nhìn nhận một quy trình liên tục hay gián đoạn, được lựa chọn là biến đầu ra để phân tích. Giá trị hiệu suất cao có thể báo hiệu một quy trình diễn ra liên tục, giá trị hiệu suất thấp có thể cho thấy một quy trình gián đoạn. Trong q trình bào chế vi hạt SA khơng chứa dược chất nếu xảy ra hiện tượng làm gián đoạn quy trình, thì hiệu suất sẽ được tính tại thời điểm đó.
Tiến hành bào chế vi hạt SA không chứa dược chất (thành phần chỉ chứa 12,0 gam SA) với các biến đầu vào được khảo sát theo mô tả ở mục 2.3, thu kết quả hiệu suất và kích thước tiểu phân (KTTP) trung bình. Kết quả các biến đầu ra được trình bày ở bảng 3.9.