CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết xuất
3.1.1. Khảo sát thời gian chiết xuất
Tiến hành khảo sát thời gian chiết xuất lần lượt với các giá trị: 10 phút, 15 phút, 20 phút, 30 phút, 45 phút và 60 phút. Các yếu tố cịn lại bao gồm: nồng độ β-CD trong dung mơi 20 mg/ml và tỷ lệ dung môi/ dược liệu 20 ml/g được giữ cố định giữa các thí nghiệm. Kết quả khảo sát yếu tố thời gian chiết xuất được trình bày ở hình 3.1.
Hình 3.1. Kết quả khảo sát thời gian chiết xuất
Nhận xét:
Từ biểu đồ hình 3.1 cho thấy, thời gian chiết càng kéo dài thì hàm lượng apigenin và hàm lượng luteolin trong dịch chiết càng tăng. Trong khoảng thời gian chiết từ 10 phút đến 30 phút hàm lượng apigenin và hàm lượng luteolin có sự thay đổi rõ rệt lần lượt từ 0,0601 mg/g và 0,3528mg/g đến 0,0984 mg/g và 0,6625 mg/g. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian chiết từ 30 phút đến 60 phút thì hàm lượng apigenin và hàm lượng luteolin không tăng lên đáng kể như trước mà gần như đạt ở mức cân bằng.
Hiện tượng này có thể được giải thích do: ban đầu dung mơi ngấm vào dược liệu, trong khoảng thời gian ngắn hoạt chất chưa được khuếch tán hết ra ngồi mơi trường. Thời gian đủ dài sẽ giúp cho sự khuếch tán hoạt chất đạt trạng thái cân bằng, khi này nồng độ
0.0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 10 phút 15 phút 20 phút 30 phút 45 phút 60 phút H àm lượn g m g/ g Thời gian (phút)
21
hoạt chất trong dược liệu sẽ cân bằng với nồng độ hoạt chất ở ngồi mơi trường , nên nếu tăng tiếp thời gian chiết lúc này thì nồng độ hoạt chất có thể khơng tăng nữa, mà có khả năng hịa tan thêm tạp chất gây ảnh hưởng đến sự ổn định của hoạt chất trong dịch chiết và gây khó khăn trong q trình tinh chế sản phẩm.Vì vậy, thời gian chiết có ảnh hưởng đến hàm lượng apigenin và luteolin trong dịch chiết.
Từ đó lựa chọn khoảng thời gian chiết từ 30 phút đến 60 phút là các biến đầu vào để tiến hành khảo sát và tối ưu bằng phương pháp bề mặt đáp ứng.