Khả năng sinh trưởng của thực vật thủy sinh trong nước thải chăn nuôi

Một phần của tài liệu thực trạng ô nhiễm nước thải chăn nuôi tại thành phố thái nguyên và biện pháp xử lí bằng thực vật thủy sinh (Trang 80)

Để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường trên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu khả năng xử lí ô nhiễm nước thải chăn nuôi bằng một số loài thực vật thủy sinh (bèo tây, bèo cái, rau ngổ, rau muống). Kết quả thu được trình bày ở bảng 4.9.

Bảng 4.9. Sinh trƣởng của thực vật thủy sinh trong thí nghiệm

Công thức

Số lƣợng lá trung bình Số lƣợng cây trung bình Bắt đầu 3 tuần 6 tuần Bắt đầu 3 tuần 6 tuần

Đối chứng - - -

Bèo tây 66,50 162,25 335,50 10,0 18,0 30,5

Bèo cái 51,50 196,50 504,00 10,0 32,5 64,5

Rau ngổ 60,25 83,45 121,25 10,0 13,5 22,5

Rau muống 72,15 113,00 148,25 10,0 15,0 24,0 Nhận xét: Số lượng lá và cây của các loài thực vật thủy sinh có sự tăng trưởng nhanh chóng. Theo dõi thấy mật độ các loài thủy sinh tăng dần từ 3 tuần đến 6 tuần, đặc biệt bèo tây và bèo cái sau 6 tuần thì đã phủ kín thùng xốp.

- Bèo tây: Lá và thân cây bèo tây xanh, to và mập hơn ban đầu rất nhiều. Điều này cho thấy bèo tây dễ thích nghi với môi trường và có thể sinh trưởng phát triển tốt trong môi trường đó, vì vậy có thể sử dụng để xử lí hàm lượng các chất ô nhiễm trong các bể chứa nước thải. Phần rễ và thân lá của bèo khi trưởng thành có thể thu gom và xử lí tập trung.

- Bèo cái: Lá to, xanh và mọc nhiều lá trên cây. Điều này cho thấy bèo cái dễ thích nghi với môi trường và có thể sinh trưởng phát triển tốt trong môi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trường đó, vì vậy có thể sử dụng để xử lí hàm lượng các chất ô nhiễm trong các bể chứa nước thải. Phần rễ và thân lá của bèo khi trưởng thành có thể thu gom và xử lí tập trung.

- Rau ngổ: Sau thời gian 3 - 6 tuần, quan sát cây ngổ có khả năng thích nghi và sinh trưởng phát triển rất tốt trong môi trường nước thải. Cây mọc cao, thẳng đứng, thân mập, lá xanh và to hơn trước khi thả, điều đó chứng tỏ cây có khả năng hút các chất dinh dưỡng thừa trong nước thải.

- Rau muống: Thực tế cho thấy, rau muống rất hay mọc ở những bờ ao, hay mương dẫn nước thải, hoặc ở những nơi có chứa nước thải sinh hoạt, hay nước thải chăn nuôi. Ở những nơi nước thải càng bẩn, và đục thì lượng rau muống càng mọc tràn lan hơn. Qua theo dõi thí nghiệm cho thấy rau muống có khả năng thích nghi và sinh trưởng phát triển rất tốt trong môi trường nước thải. Cây mọc cao, thân dài và mập, lá xanh và to hơn trước khi thả, điều đó cho thấy cây có khả năng hút lượng lớn các chất dinh dưỡng trong nước thải.

Điều này chứng tỏ thực vật thủy sinh có khả năng hấp thụ các chất gây ô nhiễm trong nước thải để phát triển tăng lên về sinh khối và số lượng.

Một phần của tài liệu thực trạng ô nhiễm nước thải chăn nuôi tại thành phố thái nguyên và biện pháp xử lí bằng thực vật thủy sinh (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)