Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu thực trạng ô nhiễm nước thải chăn nuôi tại thành phố thái nguyên và biện pháp xử lí bằng thực vật thủy sinh (Trang 55)

* Vị trí địa lí

Thành phố Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội của tỉnh Thái Nguyên và vùng Việt Bắc: có vị trí thuận lợi, quan trọng trong việc phát triển Kinh tế - Xã hội của tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc Việt.

- Là 1 trong 3 trung tâm giáo dục- đào tạo lớn trong cả nước.

- Đầu mối giao thông trực tiếp với Thủ Đô Hà Nội có đường sắt, đường sông, quốc lộ số 3 dài 80 km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 Km.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Là cửa ngõ đi các tỉnh phía Bắc như: Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang.

- Là thành phố công nghiệp, thành lập từ 1962 (tiền thân là thị xã Thái Nguyên).

Thành phố Thái Nguyên: Khẳng định vị thế đô thị trung tâm vùng, có tọa độ địa lí: 21o

đến 22o27` vĩ độ Bắc và 105o25` đến 106o14` kinh độ Đông. Thành phố Thái Nguyên cách thủ đô Hà Nội 80 km về phía Bắc, tổng diện tích tự nhiên là 177,07 km2, được tiếp giáp với địa phương như sau:

- Phía Đông giáp huyện Phú Bình - Phía Tây giáp huyện Đại Từ

- Phía Nam giáp huyện Phổ Yên, Thị xã Sông Công - Phía Bắc giáp huyện Đồng Hỷ

Thành phố có vị trí thuận lợi, quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên và vùng của các tỉnh trung du miền núi phía Bắc. Là trung tâm giao lưu văn hoá, là đầu mối giao thông với các tỉnh miền xuôi và nhất là thủ đô Hà Nội với các tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn…..

* Địa hình

Thành phố Thái Nguyên (TPTN) nằm trong vùng trung du miền núi Bắc Bộ, xung quanh được bao bọc bởi hai con sông là sông Cầu và sông Công, nên có địa hình tương đối bằng phẳng so với các vùng xung quanh, với độ cao khoảng 10- 20m trên mực nước biển. Tuy nhiên, vùng đất này vẫn mang tính chất, dáng dấp, diện mạo trung du với kiểu bậc thềm phù xa và bậc thang nhân tạo. Độ dốc từ 8o đến 25o chiếm không đáng kể, phần lớn diện tích có độ dốc nhỏ hơn 8o, gồm 3 nhóm hình thái địa hình sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Địa hình đồng bằng - Địa hình gò đồi - Địa hình núi thấp

Như vậy so với các huyện, thị xã trong tỉnh cũng như trong vùng thì địa hình thành phố Thái Nguyên ít phức tạp hơn. Đây là một trong những lợi thế của thành phố.

* Đất đai

Hiện nay, thành phố có 28 đơn vị hành chính gồm 18 phường, 10 xã với tổng diện tích 18.970 ha

Trong đó:

- Khu vực nội thành có diện tích 5.931 ha (chiếm 33,5%) - Khu vực ngoại thành có diện tích 11.776 ha (chiếm 66,5%)

Tình hình sử dụng đất trong những năm vừa qua có sự thay đổi đáng kể do tốc độ đô thị hoá nhanh. Đất lâm nghiệp có xu hướng giảm từ 3009,95 ha (năm 2000) xuống 2987,92 ha (năm 2006).

Đất ở và đất chuyên dùng liên tục tăng từ 4894,5 ha năm 2000 lên 5765,63 ha năm 2006. Bình quân mỗi năm tăng 0,3%.

Tuy quỹ đất của thành phố không lớn nhưng hiện tại còn 345,38 ha đất chưa sử dụng và diện tích đất nông nghiệp lớn (chiếm khoảng 47%) nên thành phố vẫn còn quỹ đất khá lớn để mở rộng đô thị.

* Khí hậu

- Thành phố Thái Nguyên có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm được chia thành 4 mùa rõ rệt: Xuân - Hạ - Thu - Đông. Khí hậu của thành phố mang tính chất chung của khí hậu miền Bắc nước ta, có những đặc điểm sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Nhiệt độ không khí

- Nhiệt độ trung bình năm : 23,60C.

- Nhiệt độ cao nhất trung bình của tháng nóng nhất: 28,90C (tháng 6). - Nhiệt độ thấp nhất trung bình của tháng lạnh nhất: 170C (tháng 2). * Độ ẩm không khí

Tại khu vực có:

- Độ ẩm tương đối trung bình năm của không khí : 82% - Đô ẩm trung bình tháng lớn nhất (tháng 3, 7) : 88% - Độ ẩm tương đối trung bình tháng thấp nhất (tháng 2, 11): 77

Bảng 4.1. Nhiệt độ và độ ẩm trung bình tháng trong năm 2010 tại thành phố Thái Nguyên

Khu vực Nhiệt độ trung bình tháng (0C) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TP.TN 17,5 17 20,3 24,1 27,3 28,9 27,9 28,2 25,5 25,6 22,8 18,6 Độ ẩm không khí trung bình tháng (%) 79 77 88 86 81 81 88 86 85 83 77 78

(Trạm khí tượng thuỷ văn tỉnh Thái Nguyên, 2010) [19]

* Lượng mưa

Lượng mưa trên toàn khu vực được phân bổ theo 2 mùa: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tăng dần từ đầu mùa tới giữa mùa đạt tới cực đại vào tháng 7, tháng 8 (tháng nhiều bão nhất trong vùng), mùa khô (ít mưa) từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

- Lượng mưa trung bình hàng năm : Từ 1500 - 2000 mm. - Số ngày mưa trong năm : 150 đến 160 ngày. - Lượng mưa trung bình tháng lớn nhất : 489 mm (tháng 8).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Lượng mưa trung bình tháng nhỏ nhất : 22 mm (tháng 12). - Số ngày mưa trung bình lớn hơn 50 mm : 12 ngày.

- Số ngày mưa trung bình lớn hơn 100 mm: 2-3 ngày. - Lượng mưa ngày lớn nhất : 353 mm.

* Tốc độ gió và hướng gió

Tại khu vực nghiên cứu, trong năm có 2 mùa chính, mùa Đông gió có hướng Bắc và Đông Bắc, mùa Hè gió có hướng Nam và Đông Nam.

- Tốc độ gió trung bình trong năm: 1,9 m/s - Tốc độ gió lớn nhất : 24 m/s * Nắng và bức xạ

- Số giờ nắng trung bình trong năm : 1588 giờ. - Số giờ nắng trung bình lớn nhất trong tháng: 187 giờ. - Số giờ nắng trung bình nhỏ nhất trong tháng: 46 giờ.

- Bức xạ trung bình năm : 122 kcal/cm2/năm.

(Nguồn: Các thông tin về khí tượng - thuỷ văn tỉnh Thái Nguyên năm 2010)[19]

* Thuỷ lợi:

Trong những năm qua bằng nguồn vốn hỗ trợ của tỉnh và thành phố, thành phố đã xây dựng được 780 công trình vừa và nhỏ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là các trạm bơm, cống, kênh mương nội đồng.

Thành phố có 40 km sông, cụ thể:

+ Sông Cầu bắt nguồn từ Bắc Cạn chảy qua thành phố ở đoạn hạ lưu dài 25 km, về mùa lũ ở đoạn sông này có lượng đạt 3.500m3/giây, mùa kiệt 7,5 m3

/giây. + Sông Công chảy qua địa phận thành phố 15 km, được bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá (huyện Định Hoá). Lưu lượng của sông mùa lũ đạt 1.880 m3/giây, mùa kiệt 0,32 m3/giây.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Ngoài ra thành phố có hệ thống kênh mương Hồ Núi Cốc dài 17 km có tác dụng vừa cung cấp nước cho thành phố vừa tiêu nước đổ vào sông Công. Đặc biệt trên địa bàn thành phố có Hồ Núi Cốc dung tích 200 triệu m3

nước, dung tích hữu ích 175 triệu m3

nước. Hồ có khả năng trữ nước vào mùa mưa lũ và điều tiết nước cho đất canh tác, nước cho sản xuất nông nghiệp và cung cấp nước sạch trong thành phố.

Một phần của tài liệu thực trạng ô nhiễm nước thải chăn nuôi tại thành phố thái nguyên và biện pháp xử lí bằng thực vật thủy sinh (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)