- Để đối phó với những vấn đề ô nhiễm nguồn nước, phương pháp sinh học đã được biết từ lâu song mãi đến thế kỉ XIX mới được chú ý và thực hiện ở một số nước.
Về nguyên lí của phương pháp lọc sinh học là dựa trên quá trình hoạt động của vi sinh vật ở màng sinh học, oxy hoá các chất bẩn hữu cơ trong nước (Lương Đức Phẩm, 2000)[17].
“ Trong đó thuỷ sinh thực vật đóng vai trò rất quan trọng ảnh hưởng đến khả năng lọc sinh học” (Lê Hoàng Việt, 1998) [27].
Thuỷ sinh thực vật là các loài thực vật sinh trưởng trong môi trường nước, nó có thể gây bất lợi cho con người do việc phát triển nhanh và phân bố rộng của chúng. Tuy nhiên lợi dụng chúng để xử lí nước thải, làm phân compost, thức ăn cho người, gia súc có thể giảm thiểu bất lợi gây ra bởi chúng còn thu thêm nhiều lợi nhuận.
Các loại thuỷ sinh chính:
Thuỷ thực vật sống chìm: Loài thực vật này phát triển dưới mặt nước và chỉ có thể phát triển được ở nguồn nước có đủ ánh sáng. Chúng gây nên tác hại như làm tăng độ đục của nguồn nước, ngăn cản sự khuyếch tán của ánh sáng vào nước. Do đó các loài thủy sinh thực vật này không hiệu quả trog việc làm sạch các chất thải.
Thuỷ thực vật sống trôi nổi: Rễ của loại thực vật này không bám vào đất mà lơ lửng trên mặt nước. Nó trôi nổi trên mặt nước theo gió và theo dòng nước. Rễ của chúng tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào để phân huỷ các chất thải.
Thuỷ thực vật sống nổi: Loài thực vật này có rế bám vào đất nhưng thân và lá phát triển trên mặt nước. Loại này thường sống ở những nơi có chế độ thuỷ triều ổn định.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 2.10. Một số thủy sinh thực vật tiêu biểu
Loại Tên thông thƣờng Tên khoa học
Thuỷ sinh thực vật sống chìm
Hydrilla Hydrilla verticillata Water Milfoil Myriophyllum spicatum
Blyxa Blyxa aubertii
Thuỷ sinh thực vật sống trôi nổi
Lục Bình Eichhornia crassipes
Bèo tấm Wolfia arrhiga
Bèo tai tượng Pistia stratiotes
Salvinia Salvinia spp
Thuỷ sinh thực vật sống nổi
Cattails Typha spp
Bulrush Scirpus spp
Sậy Phragmites communis
Bảng 2.11. Nhiệm vụ của thuỷ sinh thực vật trong các hệ thống xử lí
Phần cơ thể Nhiệm vụ
Rễ và/ hoặc thân
Là giá bám cho vi khuẩn phát triển Lọc và hấp thu chất rắn
Thân và/ hoặc lá ở mặt nước hoặc phía trên mặt nước
Hấp thu ánh sáng mặt trời do đó cản trở sự phát triển của tảo
Làm giảm ảnh hưởng của gió lên bề mặt xử lí Làm giảm sự trao đổi giữa nước và khí quyển Chuyển ôxi từ lá xuống rễ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn