Kinh nghiệm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán TDCT tại một số ngân

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần đại á (Trang 30 - 35)

ngân hàng

1.3.1 Kinh nghiệm của Deutsche Bank

Deutsche Bank được thành lập vào năm 1870, là tập đoàn ngân hàng tư nhân lớn nhất nước Đức có trụ sở chính đặt tại Frankfurt am Main, và là một trong những ngân hàng có qui mơ lớn nhất trên thế giới, cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng tại 72 quốc gia. Đây cũng là ngân hàng hàng đầu trong việc cung cấp các dịch vụ TTQT và tài trợ thương mại.

Các sản phẩm TTQT của Deustche Bank được quản lý và phát triển bởi Bộ phận Ngân hàng doanh nghiệp toàn cầu (Global Banking). Trong bộ phận này có một đội được gọi là Đội tài trợ XK và thương mại (Structured Trade & Export Finance Team – STEF) chuyên nghiên cứu và cải tiến các giải pháp tài chính bằng cách làm việc với

các Tổ chức tín dụng XK (Export Credit Agencies - ECAs) và các nhà bảo hiểm rủi ro tư nhân (Private Risk Insurer – PRIs) để cung cấp những gói tài chính ngắn và dài hạn mang tính cạnh tranh. Việc liên kết mật thiết với ECAs và PRIs giúp cho Deustche Bank có thể thực hiện giao dịch TTQT với hầu hết các đồng tiền có khả năng chuyển đổi, bảo đảm thanh toán cho nhà cung cấp, giảm thiểu những rủi ro quốc gia và rủi ro đối tác nhờ có được nguồn cung cấp thông tin thị trường, năng lực và tình hình tài chính của các bên liên quan.

Nhờ có một mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp trên toàn thế giới và kết nối với hầu hết các hệ thống thanh tốn bù trừ chính giúp cho Deustche Bank có thể thực hiện các giao dịch TTQT một cách nhanh nhất.

Công tác đào tạo cũng được Deustche Bank hết sức chú trọng nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên, giảm thiểu rủi ro trong quá trình tác nghiệp và cung cấp cho khách hàng sự tư vấn hiệu quả nhất về các dịch vụ TTQT của ngân hàng. Không chỉ chú trọng đến đào tạo nội bộ, hàng năm Deustche Bank còn thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, đào tạo ngắn hạn cho các ngân hàng đại lý về các vấn đề trong UCP, ISBP, Incoterms hay bất cứ nội dung nào liên quan đến cơng tác TTQT nói chung và TDCT nói riêng.

Vấn đề rủi ro được Deustche Bank quản lý rất chặt chẽ bởi một hội đồng quản lý rủi ro. Hàng năm, Deustche Bank đều có báo cáo về rủi ro được công bố một cách minh bạch và công khai. Việc quản lý rủi ro được quán triệt đến tất cả các nhân viên trong ngân hàng, đặc biệt là cấp lãnh đạo, với quan điểm chịu trách nhiệm đầy đủ với rủi ro mình gây ra, rủi ro phải được kiểm sốt và quản lý một cách liên tục, và luôn luôn đặt Deustche Bank và uy tín của Deustche Bank lên hàng đầu trong mọi quyết định.

Là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam, Vietin Bank là ngân hàng đầu tiên chuyển sang mơ hình xử lý tập trung tồn bộ các giao dịch TTQT - một xu hướng đang được các ngân hàng thương mại trên thế giới lựa chọn khi mà công nghệ ngân hàng đang ngày một phát triển mạnh mẽ.

Năm 2008, Sở giao dịch của Vietin Bank được thành lập trên cơ sở sáp nhập ba phịng nghiệp vụ tại Trụ sở chính, bao gồm: Thanh tốn XNK, Chuyển tiền ngoại tệ, Tổ Swift & Testkey. Đây là Trung tâm xử lý nghiệp vụ TTQT & tài trợ thương mại đầu tiên của các Ngân hàng thương mại Việt Nam.

Tại Vietin Bank, tất cả các giao dịch TTQT đều được chuyến đến Trung tâm xử lý tập trung thuộc Sở giao dịch. Các giao dịch đã xử lý hoàn tất được truyền ra ngồi thơng qua hệ thống SWIFT (chuyển điện đi nước ngoài), truyền về chi nhánh thơng qua chương trình tài trợ thương mại, truyền qua hệ thống Internet Banking cho khách hàng nhận trực tiếp. Mơ hình xử lý tập trung giúp giao dịch được xử lý thơng suốt, nhanh chóng, chính xác, an tồn, từ đó giúp Vietin Bank kiểm sốt tốt được rủi ro cho nghiệp vụ TTQT nói chung và TDCT nói riêng.

Bên cạnh đó, cơng việc front office và back office cũng được Vietin Bank tách rời. Các chi nhánh tập trung vào tiếp thị, bán sản phẩm và chăm sóc khách hàng, cơng việc xử lý nghiệp vụ thuộc trách nhiệm của Sở giao dịch. Sở giao dịch và chi nhánh có thể kiểm sốt chéo lẫn nhau nhằm hạn chế rủi ro tối đa, nâng cao chất lượng hoạt động, hiệu quả phục vụ khách hàng, đạt được tính kinh tế của quy mơ và dễ dàng áp dụng công nghệ, sản phẩm mới.

Công tác đào tạo cũng rất được Vietin Bank chú trọng thông qua việc chủ động phối hợp với Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực và các phịng nghiệp vụ Trụ sở chính thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo cho cán bộ ngân hàng những kiến thức tổng quát, các sản phẩm TTQT & tài trợ thương mại; kỹ năng bán sản phẩm; quy chế, quy trình,… nhằm giảm thiểu những rủi ro do thiếu sót về nghiệp vụ mang lại.

1.3.3 Bài học kinh nghiệm cho Dai A Bank

Từ kinh nghiệm của hai ngân hàng, một là ngân hàng hàng đầu thế giới, một là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam, tuy mỗi ngân hàng tại mỗi quốc gia đều có đặc điểm mơi trường kinh tế, xã hội và nguồn lực riêng để định ra chiến lược phát triển của mình nhưng có thể rút ra được một số kinh nghiệm đáng để nghiên cứu và học hỏi cho DaiA Bank trong việc hạn chế rủi ro trong phương thức TDCT như sau:

Thứ nhất, cần phải xây dựng được một mơ hình quản lý và quy trình tác nghiệp

phù hợp cho hoạt động TTQT nói chung và TDCT nói riêng.

Thứ hai, cần đánh giá đúng tầm quan trọng của thơng tin từ đó có các biện pháp

nhằm thu thập được thơng tin chính xác, kịp thời để hỗ trợ hiệu quả cho các bên trong giao dịch theo phương thức thanh toán TDCT.

Thứ ba, cần chú trọng đến công tác đào tạo nhân viên về các quy trình nghiệp vụ

và các sản phẩm liên quan đến TDCT. Việc đào tạo không chỉ đối với nhân viên TTQT mà phải chú trọng đào tạo cho cả nhân viên tín dụng vì họ mới là người trực tiếp tiếp xúc và tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm TTQT của ngân hàng.

Thứ tư, phải xây dựng được một cơ chế quản lý rủi ro với một hội đồng quản lý

rủi ro chuyên biệt, đảm bảo toàn bộ ngân hàng từ cấp lãnh đạo đến nhân viên đều nhận thức rõ được vai trị của mình trong việc hạn chế rủi ro.

Thứ năm, cần phải đầu tư phát triển công nghệ ngân hàng và các hệ thống hỗ trợ

đi kèm. Trong lĩnh vực ngân hàng, con người là quan trọng, nhưng vấn đề công nghệ cũng quan trọng không kém. Nếu chỉ đầu tư phát triển con người mà không phát triển hệ thống hỗ trợ thì rủi ro hồn tồn vẫn có thể xảy ra vì một giao dịch theo phương thức thanh toán TDCT rất phức tạp, cần có sự hỗ trợ đồng bộ về Corebanking, về đường truyền, về mạng lưới thơng tin thị trường, giá cả, tỷ giá hối đối, …

Thứ sáu, cần mở rộng mạng lưới quan hệ ngân hàng đại lý nhằm giúp các giao dịch theo phương thức thanh toán TDCT được thực hiện nhanh chóng với nhiều thị trường trên thế giới.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, luận văn đã tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến phương thức thanh toán TDCT và hạn chế rủi ro trong phương thức này.

Từ những nghiên cứu đó, đặc biệt là việc đi sâu phân tích những rủi ro có thể xảy ra đối với các chủ thể tham gia vào giao dịch TDCT, các tiêu chí đánh giá rủi ro, cùng với việc phân tích những kinh nghiệm từ hai ngân hàng Deutsche Bank và Vietin Bank sẽ là cơ sở và nền tảng cho việc phân tích thực trạng rủi ro và các giải pháp để hạn chế rủi ro trong phương thức TDCT tại DaiA Bank trong chương 2 và chương 3 tiếp theo.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TỐN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI Á.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần đại á (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w