Giải pháp về con người

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần đại á (Trang 69 - 72)

3.2 Giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán TDCT tại DaiA Bank

3.2.1 Giải pháp về con người

Trong bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào, con người luôn là trung tâm và là nhân tố quyết định đến sự thành bại. Trong hoạt động ngân hàng cũng vậy, đặc biệt với một ngân hàng với nguồn lực tài chính có hạn, hoạt động TTQT lại non trẻ như DaiA Bank thì việc tập trung vào phát triển nguồn nhân lực để hạn chế rủi ro là một giải pháp mang tính chiến lược và lại ít tốn kém nhất so với các nhóm giải pháp khác. Mọi chính sách sản phẩm, quy trình nghiệp vụ, hệ thống cơng nghệ dù có hồn hảo đến đâu cũng đều phải cần đến một nguồn nhân lực có khả năng am hiểu và vận hành nó trong thực tiễn. Một đội ngũ nhân viên am hiểu về chuyên mơn, có phẩm chất đạo đức tốt sẽ làm giảm đáng kể rủi ro trong hoạt động kinh doanh nói chung và trong phương thức thanh tốn TDCT của DaiA Bank nói riêng. Để làm được điều đó, DaiA Bank cần phải tập trung vào các giải pháp sau:

Thứ nhất, chú trọng công tác đào tạo về sản phẩm và nghiệp vụ TTQT cho không chỉ nhân viên TTQT mà cả các nhân viên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng như giao dịch viên, nhân viên dịch vụ khách hàng, đặc biệt là nhân viên tín dụng vì đây là đầu mối thu thập thông tin và thẩm định khách hàng cho những sản phẩm có liên quan đến TDCT như phát hành L/C, chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất theo L/C.

Cần thường xuyên mở các lớp bổ sung kiến thức về các chuẩn mực quốc tế điều chỉnh phương thức thanh toán TDCT như UCP 600, ISBP 681, URR 725, các kiến thức về nghiệp vụ vận tải, nghiệp vụ bảo hiểm, luật pháp và tập quán thương mại trong nước cũng như quốc tế.

Nếu như khả năng đào tạo nội bộ chưa đáp ứng đủ nhu cầu, DaiA Bank cần mạnh dạn đầu tư thêm bằng cách cử nhân viên tham gia các khóa học của các tổ chức uy tín như Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, Phịng thương mại và công nghiệp Việt Nam, đồng thời phối hợp với ngân hàng đại lý tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề về kiến thức TTQT, đặc biệt là những tình huống rủi ro thực tế trong phương thức TDCT để có thể rút kinh nghiệm cho q trình tác nghiệp tại DaiA Bank.

Bên cạnh đó, cũng cần khuyến khích nhân viên tự học hỏi và tích lũy kinh nghiệm, nâng cao trình độ ngoại ngữ để có thể hiểu rõ và nắm bắt được nội dung trong một giao dịch TDCT cũng như có khả năng tự nghiên cứu các tài liệu tham khảo của nước ngoài phục vụ cho cơng việc.

Khuyến khích nhân viên TTQT đăng ký thi lấy chứng chỉ CDCS (Certified Documentary Credit Specialist). CDCS là môt chưng nhân quốc tế uy tin. Kỳ thi CDCS do IFSA hoăc IFS tổ chưc diên ra môi năm môt lân và người nhân đươc chưng nhân này có thể đươc xem là mơt chun gia quốc tế trong linh vực kiểm tra chưng tư. Tuy việc đạt được chứng nhận này không phải dễ và với khả năng hiện tại của DaiA Bank thì giải pháp này có thể chưa khả thi nhưng trong tương lai nếu đủ điều kiện về cả tài chính và nhân lực thì ngân hàng nên có chính sách hỗ trợ và khuyến khích nhân viên thi lấy chứng chỉ này.

Thứ hai, về công tác tuyển dụng. Cần chú trọng chất lượng tuyển dụng đầu vào,

lựa chọn người có kiến thức, chuyên ngành và kinh nghiệm phù hợp với yêu cầu công việc. Đồng thời với công tác tuyển dụng là công tác sàng lọc. Định kỳ hàng quý hoặc hàng năm ngân hàng cần tổ chức các đợt kiểm tra nghiệp vụ TTQT cho nhân viên để sàng lọc được những nhân viên có kiến thức nghiệp vụ vững vàng, và thuyên chuyển hoặc sa thải những nhân viên chưa đạt yêu cầu.

Thứ ba, về chế độ lương thưởng. Yêu cầu tuyển dụng đầu vào của nhân viên TTQT khá cao, vì vậy DaiA Bank cần có chính sách lương thưởng phù hợp với nhân sự P. TTQT để khuyến khích và giữ chân nhân viên. Đồng thời với việc khen thưởng các nhân viên có thành tích tốt trong cơng tác TTQT, cũng cần phải có biện pháp xử lý với các nhân viên gây ra rủi ro làm thiệt hại đến ngân hàng.

DaiA Bank cần sớm ban hành và áp dụng tiêu chuẩn đánh giá nhân viên dựa trên KPI (Key Performance Indicator - Chỉ số đánh giá thực hiện cơng việc). Theo đó, mỗi chức danh sẽ có bản mơ tả cơng việc hoặc kế hoạch làm việc hàng tháng, ngân hàng sẽ

áp dụng các chỉ số để đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của vị trí cơng tác, chức danh đó. Dựa trên việc hồn thành KPI, ngân hàng sẽ có các chế độ thưởng phạt cho từng cá nhân. KPI là cơ sở để ngân hàng đánh giá thành tích của phịng ban, của nhân viên và đưa ra những khuyến khích phù hợp cho từng phịng ban, từng nhân viên. Mục đích của việc sử dụng chỉ số KPI trong đánh giá thực hiện công việc là nhằm đảm bảo cho từng nhân viên thực hiện đúng các trách nhiệm trong bảng mô tả cơng việc của từng vị trí chức danh cụ thể, điều này góp phần cho việc đánh giá trở nên minh bạch, rõ ràng, cụ thể, công bằng và hiệu quả hơn, nâng cao hiệu quả của đánh giá bởi vì các chỉ số KPI mang tính định lượng cao, có thể đo lường cụ thể.

Việc áp dụng KPI sẽ góp phần giúp DaiA Bank hạn chế được rủi ro trong quá trình tác nghiệp của nhân viên, và trường hợp có rủi ro xảy ra thì cũng nhanh chóng xác định được nguyên nhân phát sinh từ khâu nào để kịp thời đưa ra biện pháp khắc phục làm giảm thiệt hại đến mức thấp nhất cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần đại á (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w