Kiến nghị đối với các doanh nghiệp XNK

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần đại á (Trang 85 - 100)

3.3 Kiến nghị

3.3.3 Kiến nghị đối với các doanh nghiệp XNK

Rủi ro trong phương thức thanh tốn TDCT có một phần ngun nhân khơng nhỏ xuất phát từ phía các doanh nghiệp XNK. Do đó, các doanh nghiệp cần cân nhắc các biện pháp sau nhằm hạn chế được rủi ro trong quá trình sử dụng phương thức thanh toán này.

Thứ nhất, cần nâng cao năng lực quản trị, nâng cao kiến thức về thương mại quốc tế để tránh đưa vào những điều khoản bất lợi cho bản thân doanh nghiệp trong quá trình soạn thảo hợp đồng cũng như giảm thiểu rủi ro trong việc lập bộ chứng từ thanh toán theo L/C.

Thứ hai, doanh nghiệp XNK nên tăng cường sử dung các công cụ nghiệp vụ phái

sinh và tham gia bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nhằm giảm được rủi ro tỷ giá và rủi ro đối tác trong phương thức thanh toán TDCT.

Thứ ba, cần đa dạng hóa thị trường XNK nhằm tránh rủi ro trong kinh doanh và

khai thác tiềm năng tại các thị trường mới. Đa dạng hóa đồng tiền thanh tốn để phòng ngừa rủi ro về tỷ giá trong hoạt động XNK.

Thứ tư, các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ thơng tin về đối tác, lịch sử hoạt động,

uy tín thanh tốn nhằm hạn chế rủi ro bị lừa đảo.

Thứ năm, đối với các hiệp hội ngành hàng, cần thường xuyên tổ chức các hoạt động thông tin ngành hàng, xúc tiến thương mại nhằm cung cấp cho hội viên các thông tin cần thiết về thị trường, đối tác XNK, đồng thời tăng cường liên kết giữa các hội viên và bảo vệ lợi ích của các hội viên trong thương mại quốc tế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ những bài học kinh nghiệm rút ra trong chương 1 và thực trạng rủi ro trong phương thức thanh toán TDCT tại DaiA Bank trong chương 2, chương 3 đã đưa ra

được các giải pháp có thể áp dụng tại DaiA Bank nhằm giúp ngân hàng hạn chế rủi ro trong phương thức này.

Ngoài ra, chương 3 cũng đề ra được một số kiến nghị đối với Chính phủ, với Ngân hàng Nhà nước và với các doanh nghiệp XNK nhằm tạo điều kiện thuận lợi phát triển hoạt động TDCT cho các ngân hàng thương mại và phát triển hoạt động XNK cho các doanh nghiệp, đồng thời giúp giảm rủi ro cho cả ngân hàng và doanh nghiệp trong phương thức thanh tốn TDCT.

KẾT LUẬN

Mơi trường kinh tế nói chung và mơi trường ngành ngân hàng Việt Nam nói riêng sẽ cịn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức trong thời gian tới, một trong số đó là vấn đề rủi ro. Ngân hàng là một trong những lĩnh vực phải đối mặt với nhiều rủi ro và các loại rủi ro này có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau và đều có thể gây tổn thất lớn cho hệ thống ngân hàng thương mại. Để hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam có sức cạnh tranh cao, năng động, thực hiện tốt mục tiêu hoạt động an toàn và hiệu quả trong kinh doanh, tạo lập niềm tin khách hàng thì việc nghiên cứu các giải pháp nhằm phịng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại là việc làm hết sức cần thiết.

Luận văn “Giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán TDCT tại Ngân hàng TMCP Đại Á” cũng khơng nằm ngồi mục đích muốn đóng góp một phần

nhỏ vào công tác hạn chế rủi ro chung của DaiA Bank. Thông qua việc tổng hợp lý luận, phân tích đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp, kiến nghị cụ thể, luận văn đã tập trung giải quyết được một số nội dung sau:

Thứ nhất, nhằm tạo nền tảng cho việc nghiên cứu, luận văn đã trình bày cơ sở lý

luận về phương thức thanh toán TDCT và hạn chế rủi ro trong phương thức thanh tốn TDCT. Trong đó, luận văn đi sâu phân tích các loại rủi ro, tiêu chí nhận diện và đánh giá rủi ro, và nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong phương thức thanh toán này. Đồng thời, luận văn đã giới thiệu kinh nghiệm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán TDCT tại hai ngân hàng Deutsche Bank và Vietin Bank để trên cơ sở đó đó rút ra được các bài học kinh nghiệm hữu ích cho DaiA Bank.

Thứ hai, để đánh giá thực trạng rủi ro trong phương thức thanh toán TDCT tại DaiA Bank, trước tiên luận văn đã đưa đến cái nhìn tổng quan về DaiA Bank, kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động TTQT nói riêng giai đoạn 2009 – 2012. Tiếp đó, trên cơ sở phân tích thực trạng của riêng phương thức thanh toán TDCT và rủi ro trong phương thức thanh toán này, luận văn đã ghi nhận những kết quả đạt được, đồng thời chỉ ra những hạn chế mà ngân hàng cần khắc phục và nguyên nhân của những hạn chế này. Đây chính là một trong những cơ sở để đề ra các giải pháp cụ thể cho DaiA Bank trong việc hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán TDCT.

Cuối cùng, dựa trên định hướng phát triển chung của ngành ngân hàng, của chiến

lược XNK hàng hóa và định hướng phát triển của DaiA Bank, cùng với những bài học kinh nghiệm rút ra từ chương 1, hạn chế và nguyên nhân phân tích ở chương 2, luận văn đã đưa ra được các giải pháp để hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán TDCT phù hợp với tình hình thực tế tại DaiA Bank. Ngoài ra, luận văn cũng đề ra một số kiến nghị với Chính phủ, với Ngân hàng Nhà nước và với các doanh nghiệp XNK nhằm tạo sự phối hợp đồng bộ và môi trường thuận lợi cho các ngân hàng thương mại trong cơng tác phát triển hoạt động TTQT nói chung, TDCT nói riêng, cũng như trong cơng tác hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán TDCT.

Với những nội dung trên, luận văn hi vọng sẽ là một nguồn thông tin tham khảo hữu ích cho DaiA Bank trong việc hạn chế rủi ro trong phương thức thanh tốn TDCT, góp phần đưa ngân hàng ngày càng phát triển theo đúng phương châm hành động trong đề án phát triển ngành ngân hàng Việt Nam: “An toàn – Hiệu quả - Phát triển bền vững – Hội nhập quốc tế”.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Công ty Cổ phần xếp hạng tín nhiệm Doanh nghiệp Việt Nam (CRV), 2012. Báo

cáo thường niên Chỉ số tín nhiệm Việt Nam 2012. Hà Nội: NXB Thơng tin và

truyền thơng

2. Đinh Xn Trình, 1996. Giáo trình thanh tốn quốc tế trong ngoại thương. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.

3.Huỳnh Phạm Dạ Thảo, 2011. Xử lý tập trung – kinh nghiệm thực tiễn của Vietin Bank. Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ, số 19, trang 33-35.

4.Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2012. Thống kê một số chỉ tiêu cơ bản. [Online] tại <http://sbv.gov.vn/portal/faces/vi/vim/vipages_trangchu/tkttnh/hdhttctd/tkctc

b?_adf.ctrlstate=rpaktfc8o_4&_afrLoop=1299868983734900> [Truy cập ngày

05 tháng 09 năm 2013].

5.Ngân hàng TMCP Đại Á, 2009 – 2012. Báo cáo thường niên.

6.Ngân hàng TMCP Đại Á, 2009 – 2012. Số liệu P. Thanh toán quốc tế.

7.Ngân hàng TMCP Đại Á, 2011. Quy trình nghiệp vụ thanh tốn Tín dụng chứng từ.

8.Ngân hàng TMCP Đại Á, 2013. Nghị quyết Đại hội đồng cố đồng số 07/2013/BC-NHĐA-HĐQT.

9.Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, 2012. Cẩm nang quản lý rủi ro. 10. Nguyễn Đăng Dờn, 2011. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. TP. Hồ Chí Minh:

11. Phịng Thương mại quốc tế ICC, 2007. Bộ tập quán quốc tế về L/C, các văn bản

có hiệu lực từ 01/07/2007. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch: GS. Đinh Xuân Trình, 2007. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân.

12. Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam, 2013. Việt Nam nằm ở đâu trong bản xếp hạng tín nhiệm Châu Á năm 2012. [Online] tại: <http://www.vcci.com.vn/tin-tuc/20130129113330321/viet-nam-nam-o-dau-

trong-ban-xep-hang-tin-nhiem-chau-a-nam-2012.htm> [Truy cập ngày 20 tháng

09 năm 2013].

13. Thủ tướng Chính phủ, 2006. Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt

Đề án phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Hà Nội, tháng 05 năm 2006.

14. Thủ tướng Chính phủ, 2011. Quyết định số 2471/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 – 2020, định hướng đến năm 2030. Hà Nội, tháng 12 năm 2011.

15. Thủ tướng Chính phủ, 2013. Quyết định số 304/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án nâng cao xếp hạng tín nhiệm quốc gia. Hà Nội, tháng 02 năm 2013.

16. Tổng cục thống kê, 2009 – 2012. Tình hình kinh tế xã hội năm 2009, 2010, 2011, 2012. [Online] tại <http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=413 &thangtk=12/2012> [Truy cập ngày 05 tháng 09 năm 2013].

17. Trần Huy Hoàng, 2011. Quản trị ngân hàng thương mại. TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Lao động xã hội.

TIẾNG ANH

1. Citi Bank, 2012. Operational risks resulting from poor working knowledge of UCP. Citi Bank seminar. Citi Bank, Ho Chi Minh City, June 2012.

2. Deustche Bank, 2012. Annual Report - Risk report. [online] Available at: <https://annualreport.deutsche-bank.com/2012/ar/managementreport/risk report. html> [Accessed 05 September 2013].

3. Deustche Bank, 2013. Cash Management and Trade Finance. [Online] Available at: < http://www.gtb.db.com/content/en/769.html> [Accessed 05 September

2013].

4. Deustche Bank, 2013. Insight on new ISBP and Case study in ICC opinion.

Deustche Bank seminar. Deustche Bank, Singapore, September 2013.

5. Fitch, 2013. Sovereigns. [Online] Available at: <http://www.fitchratings. com/ gws/en/sector/overview/sovereigns> [Accessed 20 September 2013].

6. Gary Collyer CDCS, 2007. The guide to Documentary Credits, 3rd edition. Kent:

IFS School of Finance.

7. ICC Banking Commission, 2002. When a non-bank issues a letter of credit. [online] Available at: <http://www.iccwbo.org/Data/Policies/2002/When-a-non-

bank-issues-a-letter-of-credit> [Accessed 05 September 2013].

8. Moody’s, 2013. Sovereigns – Asia Pacific. [Online] Available at: <https://www.moodys.com/researchandratings/market-segment/sovereign-

supranational/sovereign/005005001/4294966288%204294967229/4294966623/

0/0/-/0/-/-/-/-/-/-/-/en/global/pdf/-/rra?kw=vietnam> [Accessed 20 September

2013].

9. Standard & Poors, 2012. Sovereigns Rating List. [Online] Available at: <http://www.standardandpoors.com/ratings/sovereigns/ratings-list/en/ap?sector

Name=null&subSectorCode=39&filter=V] [Accessed 20 September 2013].

10. World Bank, 2009 – 2012. Total reserves. [Online] Available at: < http://data. worldbank.org/indicator/FI.RES.TOTL.CD> [Accessed 20 September 2013].

PHỤ LỤC

Phụ lục 1.1: Diễn giải quy trình nghiệp vụ thanh tốn TDCT

Giai đoạn 1: Phát hành:

 Bước 1: người yêu cầu (người mua), căn cứ trên Hợp đồng ngoại thương đã được ký kết với người bán, làm Đơn đề nghị phát hành L/C gửi đến ngân hàng phát hành.

 Bước 2: ngân hàng phát hành xem xét hồ sơ của khách hàng (hợp đồng ngoại thương, Đề nghị phát hành L/C, khả năng tài chính của khách hàng) để quyết định có đồng ý phát hành L/C hay khơng và tỷ lệ ký quỹ thích hợp. Nếu đồng ý, ngân hàng phát hành sẽ phát hành L/C và gửi đến ngân hàng thông báo.

 Bước 3: ngân hàng thông báo sau khi nhận được L/C sẽ xác thực tính chân thật của L/C và tiến hành thông báo L/C cho người thụ hưởng (người bán).

Giai đoạn 2: Giao hàng và Thanh toán:

 Bước 4: người thụ hưởng sau khi nhận được L/C, nếu đồng ý với tất cả điều khoản và điều kiện của L/C sẽ tiến hàng giao hàng. Nếu có điểm nào chưa đồng ý, người thụ hưởng có thể thương lượng lại với người yêu cầu để làm tu chỉnh L/C.

 Bước 5: sau khi giao hàng, người thụ hưởng sẽ xuất trình bộ chứng từ đến ngân hàng được chỉ định quy định trong L/C (ngân hàng này có thể là ngân hàng thơng báo), yêu cầu ngân hàng gửi bộ chứng từ đến ngân hàng phát hành để đòi tiền. Nếu L/C cho phép thương lượng thì người thụ hưởng có thể u cầu ngân hàng được chỉ định mua lại hối phiếu và/hoặc bộ chứng từ xuất trình phù hợp để được ứng trước tiền hàng ở bước này.

 Bước 6: ngân hàng thông báo tiến hành kiểm tra và gửi bộ chứng từ cho ngân hàng phát hành để đòi tiền.

 Bước 7: ngân hàng phát hành khi nhận được bộ chứng từ sẽ tiến hành kiểm tra sự phù hợp của chứng từ với các điều khoản và điều kiện của L/C. Nếu bộ chứng từ phù hợp, ngân hàng phát hành sẽ thanh toán (nếu là L/C trả ngay) hoặc chấp nhận thanh toán (nếu là L/C trả chậm). Nếu bộ chứng từ bất hợp lệ, ngân hàng phát hành sẽ thông báo cho người thụ hưởng để lấy ý kiến về việc chấp nhận bất hợp lệ và thanh toán, hoặc từ chối thanh toán. Đồng thời ngân hàng phát hành sẽ đi điện thông báo bất hợp lệ cho ngân hàng thông báo.

 Bước 8: ngân hàng phát hành ký hậu vận đơn (nếu có) và giao bộ chứng từ cho người yêu cầu đi nhận hàng.

 Bước 9: ngân hàng thơng báo sau khi nhận được thanh tốn từ ngân hàng phát hành sẽ tiến hành ghi có cho người thụ hưởng.

Phụ lục 2.1: Q trình phát triển của DaiA Bank

Năm 1993: ngày 30/07/1993 Dai A Bank được thành lập tại Đồng Nai với vốn điều lệ ban đầu 1 tỷ VNĐ.

Năm 2001: sáp nhập Quỹ tín dụng nhân dân Quang Vinh vào DaiA Bank, tăng vốn điều lệ lên 8 tỷ VNĐ.

Năm 2002: tăng vốn điều lệ lên 16 tỷ VNĐ, với mạng lưới hoạt động gồm 1 Hội sở chính, 4 chi nhánh tại TP. Biên Hịa và TX. Long Khánh.

Năm 2003: tăng vốn điều lệ lên 25 tỷ VNĐ, với sự tham gia của 70 cổ đơng, trong đó có 2 cổ đơng pháp nhân là Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đồng Nai và Tổng cơng ty Tín Nghĩa.

Năm 2004: Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đồng Nai hợp đồng liên kết hỗ trợ DaiA Bank trong lĩnh vực phát triển dịch vụ, công nghệ thông tin, nâng cao nghiệp vụ, cấp tín dụng. Cuối năm 2004, DaiA Bank tăng vốn điều lệ lên 42 tỷ VNĐ với số cổ đông sở hữu vốn là 73.

Năm 2006: tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ VNĐ với mạng lưới hoạt động gồm 1 Hội sở chính, 5 chi nhánh và 1 phịng giao dịch.

Năm 2007: thực hiện thành cơng cơng tác chuyển đổi mơ hình hoạt động và chính thức được Ngân hàng Nhà nước cho phép chuyển đổi sang mơ hình Ngân hàng TMCP đô thị tại Quyết định số 2402/QĐ-NHNN ngày 10/11/2007.

Năm 2008: chi nhánh TP. Hồ Chí Minh - đơn vị ngoại tỉnh đầu tiên sau khi thực hiện chuyển đổi mơ hình và chi nhánh Hà Nội - chi nhánh đầu tiên tại khu vực phía Bắc chính thức đi vào hoạt động. Cuối năm 2008, DaiA Bank đạt 21 điểm giao dịch trên toàn quốc.

Năm 2009: khai trương chi nhánh Bình Dương, tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ VNĐ với mạng lưới hoạt động đạt 35 điểm giao dịch trên toàn quốc.

Năm 2010: khai trương Sở giao dịch tại Đồng Nai và chi nhánh Bà Rịa Vũng Tàu, tăng vốn điều lệ lên 3.100 tỷ VNĐ với 51 điểm giao dịch trên toàn quốc.

Năm 2011: khai trương chi nhánh Hàng Xanh tại TP. Hồ Chí Minh và chi nhánh Hải Phòng, đạt 62 điểm giao dịch trên tồn quốc; cơng bố ra mắt hệ thống nhận diện thương hiệu mới; đồng thời tiến hành triển khai ISO 9001:2008 nhằm thực hiện các quy trình sản phẩm dịch vụ chất lượng hơn.

Năm 2012: khai trương chi nhánh Nghệ An và chi nhánh Thăng Long, đạt 64 điểm giao dịch trên toàn quốc.

Phụ lục 2.2: Những thành tựu đạt được

Năm 2006: Bằng khen “Đã có nhiều thành tích trong cơng tác từ năm 2001 đến 2005, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc” do Thủ tướng chính phủ trao tặng.

Năm 2007: Huân chương lao động hạng ba vì “Đã có thành tích xuất sắc trong cơng tác từ năm 2002 đến 2006, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và

bảo vệ Tổ quốc” do Chủ tịch nước trao tặng; Bằng khen “Đạt danh hiệu Doanh nghiệp xuất sắc tỉnh Đồng Nai” do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai trao tặng.

Năm 2008: Bằng khen “Đã có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển sản

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần đại á (Trang 85 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w