Thực trạng rủi ro trong phương thức thanh toán TDCT tại DaiA Bank

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần đại á (Trang 36)

2.2.1 Thực trạng hoạt động TTQT nói chung và TDCT nói riêng tại DaiA Bank

Về hoạt động TTQT:

Dịch vụ TTQT của DaiA Bank được Ngân hàng nhà nước cấp phép thực hiện vào cuối năm 2008 góp phần phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ phù hợp với mơ hình hoạt động của một ngân hàng TMCP đơ thị.

Từ tháng 01/2009 DaiA Bank chính thức triển khai thực hiện TTQT gián tiếp thông qua việc ký kết hợp đồng hợp tác với 3 ngân hàng đối tác là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Á Châu và Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam.

TỔNG GIÁM ĐỐC PHÒNG TTQT Bộ phận xử lý nghiệp vụ khu vực TP. HCM

Bộ phận xử lý nghiệp vụ khu vực pphhíía Bắc Bộ phận xử lý nghiệp vụ tại Hội sởBộ phận quan hệ ngân hàng đại lý (FI)

Tháng 02/2010 với việc gia nhập tổ chức SWIFT (mã Swift Code: DAIAVNVX), DaiA Bank đã bắt đầu thực hiện TTQT trực tiếp giúp cung cấp dịch vụ tới khách hàng một cách nhanh chóng, chủ động với mức phí cạnh tranh hơn.

Năm 2011 DaiA Bank được ngân hàng Wells Fargo trao tặng giải thưởng TTQT xuất sắc về chất lượng soạn điện thanh toán chuẩn (STP).

Tháng 01/2012 DaiA Bank triển khai TTQT theo mơ hình xử lý tập trung với 3 bộ phận xử lý nghiệp vụ đặt tại Hội sở (Biên Hịa - Đồng Nai), TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và 1 bộ phận quan hệ ngân hàng đại lý. Theo đó, tất cả giao dịch TTQT đều được chuyển về các bộ phận xử lý nghiệp vụ thực hiện. Mơ hình xử lý tập trung giúp giao dịch được thực hiện nhanh chóng, chính xác hơn, giảm rủi ro trong q trình tác nghiệp từ đó nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức Phòng TTQT DaiA Bank

Trải qua 4 năm thực hiện, dịch vụ TTQT đã đạt được những kết quả khả quan với doanh số năm 2012 đạt gần 222 triệu USD, mạng lưới 120 ngân hàng đại lý và mở tài khoản Nostro với các loại ngoại tệ chính bao gồm USD, EUR, JPY, AUD, SGD.

Bảng 2.2: Doanh số, phí TTQT và tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ của DaiA Bank 2009-2012

ĐVT: triệu USD/ triệu VND

Chỉ tiêu Năm

2009 2010 2011 2012

Doanh số TTQT (triệu USD): 37.67 95.47 156.70 221.82

+ L/C 9.68 17.12 43.88 46.79 + TTR 19.90 53.32 89.24 142.30 + Nhờ thu 8.09 25.03 23.58 32.73 Phí thu từ TTQT (triệu VNĐ) 763 2.238 5.145 6.582 Tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ (triệu VNĐ) 16.008 21.947 40.121 37.559

Nguồn: Báo cáo thường niên DaiA Bank các năm 2009, 2010, 2011, 2012

Tuy tốc độ tăng trưởng doanh số TTQT và phí thu từ dịch vụ TTQT có xu hướng giảm dần nhưng về giá trị tuyệt đối thì vẫn tăng qua từng năm (xem bảng 2.2). 2010 là năm có tốc độ tăng trưởng cao nhất do thời điểm này DaiA Bank chính thức gia nhập hệ thống SWIFT, triển khai thực hiện TTQT trực tiếp nên có thể chủ động trong việc phát triển cũng như tiếp thị khách hàng về dịch vụ TTQT (xem hình 2.1).

Phí thu từ TTQT cũng đóng góp khơng nhỏ vào tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng và tăng dần theo từng năm cả về số tuyệt đối và tương đối: năm 2009 là 4.77%, 2010 là 10.20%, 2011 là 12.82% và 2012 là 17.55%. Điều này chứng tỏ bên cạnh nguồn thu chính từ hoạt động tín dụng truyền thống, TTQT ngày càng đóng vai trị quan trọng trong việc tạo ra thu nhập cho DaiA Bank theo xu hướng chung của các ngân hàng hiện đại là tăng tỷ trọng nguồn thu từ các khoản phi tín dụng.

Doanh số TTQT (%) Phí thu từ TTQT (%) 200 193.32 153.44 150 129.89 100 64.14 50 41.56 27.93 0 2009 2010 2011 2012

Hình 2.1: Tốc độ tăng trưởng doanh số và phí TTQT DaiA Bank 2009 – 2012

ĐVT: %

Nguồn: Báo cáo thường niên DaiA Bank các năm 2009, 2010, 2011, 2012

Về tỷ trọng các phương thức TTQT, ngoại trừ năm 2010 tỷ trọng của nhờ thu cao hơn L/C, các năm còn lại tỷ trọng các phương thức phân bổ từ thấp đến cao như sau: nhờ thu, L/C và cuối cùng là chuyển tiền bằng điện (TTR) (xem hình 2.2). Trong cả 4 năm TTR đều có xu hướng tăng dần và chiếm tỷ trọng cao nhất do đây là phương thức đơn giản với thời gian xử lý nhanh, quy trình thanh tốn khơng phải trải qua nhiều giai đoạn, ít tốn chi phí, và phù hợp với những giao dịch có trị giá khơng q lớn, các đối tác đã làm ăn quen với một lịch sử giao dịch nhất định nên phương thức này thường được cả người mua và người bán ưu tiên lựa chọn.

Nhờ thu TTR L/ C 100% 15.05 14.76 21.48 26.22 80% 60% 56.95 64.15 52.83 55.85 40% 20% 28 25.7 17.93 21.09 0% 2009 2010 2011 2012

Hình 2.2: Tỷ trọng các phương thức TTQT của DaiA Bank 2009 – 2012

ĐVT: %

Nguồn: Báo cáo thường niên DaiA Bank các năm 2009, 2010, 2011, 2012

Về hoạt động TDCT:

Cùng với sự phát triển chung của hoạt động TTQT, hoạt động thanh tốn theo phương thức TDCT cũng có bước phát triển đáng kể thể hiện ở doanh số tăng đều qua từng năm, trong đó năm 2011 là năm tăng trưởng mạnh nhất cả về doanh số lẫn tỷ trọng (xem hình 2.3 & 2.4). Năm 2012 đối mặt với những khó khăn chung của nền kinh tế nhưng doanh số thanh toán L/C vẫn tăng trưởng dương và đạt mức 46.79 triệu USD. Điều này chứng tỏ uy tín và thương hiệu của DaiA Bank đang ngày càng được biết đến và chấp nhận trên thị trường quốc tế.

Hình 2.3: Doanh số L/C của DaiA Bank 2009 – 2012

ĐVT: triệu USD

Nguồn: Báo cáo thường niên DaiA Bank các năm 2009, 2010, 2011, 2012

Hình 2.4: Tỷ trọng L/C của DaiA Bank 2009 – 2012

ĐVT: %

Nguồn: Báo cáo thường niên DaiA Bank các năm 2009, 2010, 2011, 2012

Về cơ cấu thanh toán XNK theo L/C, NK vẫn chiếm tỷ trọng áp đảo (xem hình

2.5). Điều này một phần do tình hình nhập siêu chung của Việt Nam, ngoại trừ năm 2012 xuất siêu khoảng 0.30 tỷ USD (cũng là năm đầu tiên Việt Nam xuất siêu hàng hóa kể từ năm 1993), còn lại 3 năm 2009 – 2011 cán cân thanh toán XNK của Việt Nam đều ở trạng thái nhập siêu (xem bảng 2.3)

Bảng 2.3: Kim ngạch XNK Việt Nam 2009 - 2012

ĐVT: tỷ USD Chỉ tiêu Năm 2009 2010 2011 2012 Kim ngạch XK hàng hóa 56.60 71.60 96.30 114.60 Kim ngạch NK hàng hóa 68.80 84.00 105.80 114.30 Cân đối - 12.20 - 12.40 - 9.50 0.30 Nguồn: Tổng cục thống kê

86.9 97.52 97.78 97.42 13.1 2.48 2.22 2.58 Nhập khẩu Xuất khẩu 100% 80% 60% 40% 20% 0% 2009 2010 2011 2012

Các khách hàng lớn của DaiA Bank chủ yếu là khách hàng NK máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất và hàng tiêu dùng nên có nhu cầu lớn về bảo lãnh phát hành L/C và tài trợ vốn để NK hàng hóa phục vụ sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, tỷ trọng thanh tốn NK theo L/C chiếm ưu thế cịn do ngun nhân từ phía ngân hàng. Thời gian đầu các sản phẩm tài trợ thương mại dành cho XK của DaiA Bank chưa được chú trọng, cơ chế quy trình tài trợ còn rắc rối, chồng chéo giữa các bộ phận nghiệp vụ không đáp ứng được nhu cầu của những doanh nghiệp cần vốn để xoay vòng sản xuất nên Dai A Bank ban đầu chủ yếu chỉ đóng vai trị là ngân hàng thông báo L/C XK cho khách hàng. Tuy nhiên, qua năm 2012 tỷ trọng này đã tăng đáng kể lên mức 13.10% do sự phát triển đa dạng hơn các sản phẩm tài trợ thương mại dành cho XK (như cho vay đảm bảo bằng khoản phải thu từ bộ chứng từ XK theo L/C, chiết khấu hối phiếu kèm bộ chứng từ XK theo L/C, tài trợ XK trước khi giao hàng,…), quy trình tài trợ đơn giản hơn giảm thiểu rắc rối và rút ngắn thời gian cho khách hàng.

Hình 2.5: Cơ cấu thanh toán XNK theo L/C của DaiA Bank 2009 – 2012

ĐVT: %

100% 80% 60% 40% 20% 0% 3.09 5.39 12.08 40.6 ChâuMỹ ChâuÂu ChâuÁ 100 96.91 82.53 59.4 2009 2010 2011 2012 100% 99% 98% 2.49 4.24 1.81 ChâuMỹ ChâuÂu ChâuÁ 97% 96% 95% 94% 93% 2.41 100 97.51 95.78 95.76 2009 2010 2011 2012

Cơ cấu thị trường XNK theo L/C cũng ngày càng đa dạng. Nếu như năm 2009

thị trường XNK của DaiA Bank chỉ hoàn toàn tập trung ở Châu Á, thì năm 2010 – 2011 đã mở rộng đến thị trường Châu Âu, và năm 2012 là thị trường Châu Mỹ ở cả hàng xuất (tỷ trọng 5.39%) và hàng nhập (tỷ trọng 1.81%) (xem hình 2.6 & 2.7). Đối với thị trường Châu Á năm 2012 đã phát triển được thêm một số nước mới ở vùng Nam Á như Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE), Bangladesh, Ả Rập Saudi. Mặc dù thị trường Châu Âu và Châu Mỹ chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ so với Châu Á nhưng nó cũng thể hiện được nỗ lực của DaiA Bank trong việc mở rộng thị trường đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng. Tính đến cuối năm 2012 thị trường XNK theo L/C của DaiA Bank đã trải rộng đến gần 50 quốc gia trong đó chủ lực là Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản với các mặt hàng XNK chính là máy móc thiết bị, sắt thép, ơ tô và phụ tùng ô tô, nông thủy hải sản, cao su, nguyên liệu sản xuất thuốc lá, hàng dệt may và hàng thủ cơng mỹ nghệ.

Hình 2.6: Cơ cấu thị trường XK theo L/C của DaiA Bank 2009 – 2012

ĐVT: %

Hình 2.7: Cơ cấu thị trường NK theo L/C của DaiA Bank 2009 – 2012

Nguồn: Báo cáo thường niên DaiA Bank các

năm 2009, 2010, 2011, 2012

Nguồn: Báo cáo thường niên DaiA Bank các năm 2009, 2010, 2011, 2012

2.2.2 Thực trạng rủi ro trong phương thức thanh toán TDCT tại DaiA Bank

Qua 4 năm thực hiện, doanh số, số lượng giao dịch và thị trường XNK theo phương thức thanh toán TDCT của DaiA Bank ngày càng gia tăng, điều này đương nhiên sẽ đi kèm với khả năng gia tăng những rủi ro. Tham gia vào giao dịch TDCT với tư cách là một ngân hàng nên DaiA Bank sẽ phải đối mặt với những rủi ro của ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo, ngân hàng được chỉ định và ngân hàng xác nhận. Tuy nhiên do hạn chế về uy tín trên thị trường quốc tế nên DaiA Bank chưa thể đóng vai trị là ngân hàng xác nhận cho một L/C nên những rủi ro với tư cách là ngân hàng xác nhận có thể loại bỏ.

Luận văn sẽ phân tích thực trạng rủi ro trong phương thức thanh toán TDCT tại DaiA Bank với tư cách là ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo, ngân hàng được chỉ định, đồng thời kết hợp với những tiêu chí nhận diện và đánh giá rủi ro đã được đề cập trong chương 1.

Hệ số tín nhiệm:

Bản chất của TDCT là cam kết thanh toán của ngân hàng dựa trên sự xuất trình phù hợp. Do đó, cam kết thanh tốn được đưa ra bởi ngân hàng nào, quốc gia mà ngân hàng đó đặt trụ sở có ổn định hay không là một vấn đề rất quan trọng đối với các bên khi quyết định có tham gia vào một giao dịch TDCT hay khơng. Và tiêu chí quan trọng mà các bên có thể tham khảo liên quan đến vấn đề này chính là hệ số tín nhiệm quốc gia và hệ số tín nhiệm ngân hàng.

Về hệ số tín nhiệm quốc gia, trong những năm qua Bộ tài chính được Thủ tướng

chính phủ giao nhiệm vụ phối hợp với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế như Moody’s, Fitch, Standard & Poor’s (S&P) để đánh giá hệ số tín nhiệm của Việt Nam. Mặc dù sau cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008, cả 3 tổ chức này đã bị nghi ngờ về rủi ro đạo đức khi quá dễ dãi trong việc xếp hạng các chứng khốn, bao gồm các gói thế chấp chất lượng thấp, nhưng dù sao cho đến nay trên thế giới vẫn chưa có

tổ chức xếp hạng tín nhiệm nào uy tín hơn 3 tổ chức này. Do đó, việc căn cứ vào xếp hạng của 3 tổ chức này khi đánh giá về hệ số tín nhiệm quốc gia vẫn là việc làm cần thiết.

Ba tổ chức xếp hạng này đều có thang điểm xếp hạng khá tương đồng, trong đó thang điểm xếp hạng của S&P và Fitch giống nhau (xem bảng 2.4).

Bảng 2.4: Thang điểm xếp hạng của Moody’s, S&P và Fitch

Moody’s S&P Fitch Ý nghĩa

Aaa AAA AAA Chất lượng cao nhất

Aa1 AA+ AA+ Chất lượng cao

Aa2 AA AA

Aa3 AA- AA-

A1 A+ A+ Khả năng trả được nợ cao

A2 A A

A3 A- A-

Baa1 BBB+ BBB+ Đủ khả năng trả nợ

Baa2 BBB BBB

Baa3 BBB- BBB-

Ba1 BB+ BB+ Nhiều khả năng sẽ trả được nợ, có những rủi ro đang tồn tại

Ba2 BB BB

Ba3 BB- BB-

B1 B+ B+ Những khoản nợ có rủi ro cao

B2 B B

B3 B- B-

Caa1 CCC+ CCC+ Có nhiều rủi ro vỡ nợ

Caa2 CCC CCC

Caa3 CCC- CCC-

Ca CC CC Gần trong tình trạng phá sản hoặc khơng

trả được nợ

C C C

D D

Nguồn: Moody’s, Fitch, S&P

Theo đó, năm 2012 cả 3 tổ chức này đã xếp hạng Việt Nam ở mức B2, BB- và B+ với triển vọng ổn định (xem bảng 2.5).

Bảng 2.5: Xếp hạng tín nhiệm Việt Nam năm 2012

Chỉ tiêu Cơ quan xếp hạng

Moody’s S&P Fitch

Xếp hạng B2 BB- B+

Ý nghĩa Những khoản nợ córủi ro cao

Nhiều khả năng sẽ trả được nợ, có những rủi ro đang tồn tại Những khoản nợ có rủi ro cao

Nguồn: Moody’s, Fitch, S&P

So sánh với các nước trong khu vực Châu Á, Việt Nam đồng cấp với Mông Cổ trên Sri LanKa, Campuchia, Fiji và Pakistan theo xếp hạng của S&P; đồng cấp với Camphuchia, trên Pakistan theo xếp hạng của Moody’s; và ngang Mông Cổ theo xếp hạng của Fitch. Việc Moody’s đánh giá Việt Nam ở mức B2 là do rủi ro tiềm tàng đối với các khoản nợ chính phủ tăng cao xuất phát từ những yếu kém trong hệ thống ngân hàng và dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế sẽ suy yếu trong trung hạn, ảnh hưởng bởi khả năng nới rộng tín dụng trong trung hạn của hệ thống ngân hàng bị giới hạn. Ở mức đánh giá tương đương nhưng Fitch cho rằng mức xếp hạng B+ và triển vọng ổn định cho thấy thành cơng của chính phủ Việt Nam trong nỗ lực giải quyết tình trạng mất cân bằng vĩ mô trong năm 2010 và 2011. S&P cũng cho rằng rủi ro đối với sự ổn định kinh tế vĩ mơ và tài chính của Việt Nam đã suy giảm, các chỉ báo quan trọng như tăng trưởng tín dụng, dự trữ ngoại hối và lãi suất đã cải thiện.

Tuy nhiên, nhìn chung trong các nước thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương Việt Nam thuộc nhóm cuối cùng với Sri Lanka, Pakistan … với mức xếp hạng từ B đến BBB (xem hình 2.8).

Hình 2.8: Xếp hạng tín nhiệm các nước Châu Á Thái Bình Dương của Moody’s và S&P 1998-2012

Nguồn: Moody’s, S&P

Về hệ số tín nhiệm ngân hàng, đến nay DaiA Bank chưa nằm trong danh sách xếp hạng tín nhiệm của Moody’s, Fitch, S&P hay một tổ chức quốc tế uy tín nào. Tuy nhiên, theo kết quả xếp hạng năng lực cạnh tranh công bố tại Báo cáo thường niên Chỉ số tín nhiệm Việt Nam 2012, 32 ngân hàng thương mại Việt Nam được xếp thành 4 nhóm A, B, C, D; ứng với các mức độ:

A: Ngân hàng có năng lực cạnh tranh cao, là các tổ chức với sức mạnh thị trường lớn, năng lực tài chính ổn định, hoạt động kinh doanh hiệu quả và tiềm năng phát triển dài hạn.

B: Ngân hàng có khả năng cạnh tranh khá, là các ngân hàng có sức mạnh thị trường tốt, có năng lực tài chính hợp lý và hoạt động kinh doanh ổn định với tiềm năng phát triển tốt.

C: Ngân hàng có năng lực cạnh tranh trung bình, có sức mạnh thị trường hạn chế nhưng đem lại giá trị cho ngân hàng. Ngân hàng có năng lực tài chính chấp nhận được và hoạt động kinh doanh ổn định, hoặc có năng lực tài chính tốt với hoạt động kinh

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần đại á (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w