CHƯƠNG 4: BẢO VỆ AN TOÀN CHO NGƯỜ
4.4. BẢO VỆ CHỐNG GIẬT DO TIẾP CẬN VỚI VẬT MANG ĐIỆN
Khi khoảng cách giữa người và vật mang điện nhỏ hơn một giá trị qui định thì khả năng vật mang điện gây tai nạn cho người có thể xảy ra. Khoảng cách này thường được định nghĩa là khoảng cách tiếp cận.
Khoảng cách tiếp cận tuỳ thuộc biên tiếp cận. Biên tiếp cận (Hình 5.20) bao gồm: Biên ngăn chận
Biên cấm Biên giới hạn
Hình 4.14: Các loại biên tiếp cận
Các khoảng cách tiếp cận cho phép tốì thiểu tuỳ thuộc cấp điện áp mạng điện, loại vật mang điện, trình độ cơng nhân,... trình bày ở Bảng 4.8.
Các yêu cầu đặc biệt cho việc vượt qua biên cấm bao gồm:
Người cơng nhân phải có tay nghề tương ứng với yêu cầu công việc được thực hiện.
Phải có kế hoạch thực hiện cơng việc và được sự cho phép của cấp trên. Phải đoan chắc rằng khơng có bất cứ phần nào của cơ thể xâm phạm biên ngăn chặn.
Người công nhân phải làm việc với cực tiểu rủi ro gây nên bởi chuyển động vô ý bằng cách giữ cho cơ thể ở ngồi vùng cấm như có thể. Cho phép phần cơ thể được bảo vệ đi vào vùng cấm khi cần thiết để hồn thành cơng việc.
Thiết bị bảo vệ cần được sử dụng tương ứng với nguy hiểm gây ra bởi vật dẫn để trần mang điện.
Các yêu cầu đặc biệt cho việc vượt qua biên ngăn chận bao gồm:
Người công nhân phải được huấn luyện đặc biệt theo yêu cầu để có thể làm việc với vật dẫn mang điện.
Phải có kế hoạch thực hiện công việc và được sự cho phép của cấp trên Sự phân tích rủi ro cần được tiến hành một cách đầy đủ.
Việc điều hành theo ủy quyền phải được xem xét và chấp thuận kế hoạch cơng việc cũng như phân tích rủi ro.
Thiết bị bảo vệ cần được sử dụng tương ứng vđi nguy hiểm gây ra bởi vật dẫn để trần mang điện.
Bảng 4.8: Khoảng cách tiếp cận tối thiểu cho phép giữa người và vật mang điện
CÂU HỎI ÔN TẬP CUỐI CHƯƠNG
Câu 1: Hãy nêu các biện pháp ngăn ngừa dòng điện chạy qua cơ thể người. Câu 2: Hãy nêu các biện pháp bảo vệ người chống tiếp xúc gián tiếp với điện. Câu 3: Trình bày những điều cần lưu ý khi sử dụng hệ thống FELV.