Phương pháp CPR đối với trẻ trên 8 tuổi và người lớn

Một phần của tài liệu Tài liệu giảng dạy an toàn điện Trình độ cao đẳng (Trang 87 - 89)

CHƯƠNG 6: SƠ CỨU NGƯỜI BỊ ĐIỆN GIẬT

6.2.4.1. Phương pháp CPR đối với trẻ trên 8 tuổi và người lớn

- Đặt nạn nhân nằm ngửa, 2 tay, 2 chân duỗi thẳng.

-Vị trí đặt tay ấn ngực:

Cách 1: Nếu ta ngồi bên phải nạn nhân, thì ta khép sát 3 ngón tay (ngón đeo nhẫn, ngón giữa, ngón trỏ) của bàn tay phải, và đặt ngón đeo nhẫn đúng vị trí chấn thủy của nạn nhân. Lúc này vị trí ngón trỏ (trên xương ức) chính là vị trí ấn ngực.

Cách 2: Vị trí ấn ngực là giao điểm của đường thẳng nối 2 đầu vú và xương ức

(thường áp dụng cho nạn nhân là trẻ nhỏ).

Cách 3: Xem xương ức(từ chấn thủy đến yết hầu) là một đoạn thẳng, vậy vị trí

ấn ngực là 1/4 của đoạn thẳng này, tính từ chấn thủy lên.

Lưu ý: Vị trí ấn ngực là nằm trên xương ức, không phải xương sườn. Nếu ta nhấn vào

xương sườn (vì thường thường ta hay có suy nghĩ tim nằm dưới xương sườn nên nhấn đúng vị trí của tim là tốt), thì có thể làm cho xương sườn gãy, và đâm vào các cơ quan nội tạng bên trong rất nguy hiểm.

- Ấn ngực bằng cách đan chéo 2 bàn tay và đặt phương vng góc với người nạn nhân

- Độ sâu ấn ngực: là 1/3 độ dày lồng ngực đối với trẻ, và 4-5 cm đối với người lớn. - Số lần ấn ngực, thổi ngạt và chu kỳ: Tỉ lệ ấn ngực và thổi ngạt là 30:2 , tức là ấn - Số lần ấn ngực, thổi ngạt và chu kỳ: Tỉ lệ ấn ngực và thổi ngạt là 30:2 , tức là ấn

ngực 30 lần, mỗi lần cách khoảng 0,6 giây ( tần suất 100 lần /1 phút), sau đó chậm rãi hà hơi thổi ngạt 2 lần ( đến đây là 1 chu kỳ), thực hiện liên tục 5 chu kỳ. Trong quá

trình ấn ngực, ta nên đếm to số lần ấn ngực và số chu kỳ để khơng qn, và nó giúp ta bình tĩnh hơn. ( Tài liệu cũ: ấn ngực 15 lần, thổi ngạt 2 lần. Thực hiện 4 chu kỳ).

Và sau đó kiểm tra lại hơi thở, nhịp tim nạn nhân, tức là ta lặp lại các trình tự của bước 4 và bước 5. Nếu nạn nhân đã có hơi thở và nhịp tim thì đặt nạn nhân ở tư thế hồi phục, và theo dõi tình trạng của nạn nhân

.

Việc cấp cứu này chỉ ngừng lại khi nạn nhân tự thở được hoặc có mặt của nhân viên y tế.

* Lưu ý quan trọng được lặp lại là: Việc cấp cứu này chỉ ngừng lại khi nạn nhân “tự

thở được” (không phải khi “có nhịp tim”). Vì khi tự thở được thì chắc chắn có nhịp

tim, nhưng khi có nhịp tim thì chưa chắc tự thở được. Do đó khi nạn nhân có nhịp tim nhưng khơng tự thở được, mà ta khơng thực hiện cấp cứu tiếp nữa thì một thời gian ngắn sau, nhịp tim sẽ ngưng đập trở lại.

Một phần của tài liệu Tài liệu giảng dạy an toàn điện Trình độ cao đẳng (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)