Trình tự các bước khi tiến hành cấp cứu (giải thích lưu đồ cứu hộ)

Một phần của tài liệu Tài liệu giảng dạy an toàn điện Trình độ cao đẳng (Trang 84 - 87)

CHƯƠNG 6: SƠ CỨU NGƯỜI BỊ ĐIỆN GIẬT

6.2.3. Trình tự các bước khi tiến hành cấp cứu (giải thích lưu đồ cứu hộ)

Mục 6.2.2 đã nêu rõ “những nội dung cần ghi nhớ khi tiến hành cấp cứu”, tuy nhiên

Hình 6.1: Di dời vật nguy hiểm

Hình 6.2: Di dời nạn nhân

các nội dung trên, thì người sơ cứu bắt buộc phải thực hiện một trình tự hành động theo các bước là: DRABC.

+ Bước 1 (D: Danger): Khảo sát hiện trường, di dời nạn nhân hoặc vật có thể gây ra

nguy hiểm cho nạn nhân và chính người cấp cứu (Phải bảo đảm an tồn cho bản thân

trước khi cấp cứu nạn nhân).

- Di dời vật gây nguy hiểm: dùng vật cách điện để di dời dây dẫn điện ( hoặc cúp cầu dao điện nếu được)

- Di dời nạn nhân: Chỉ nên di chuyển nạn nhân trong trường hợp cần thiết, vì thời gian cấp cứu cho nạn nhân trong lúc này rất quan trọng, hoặc nạn nhân có thể bị chấn thương cột sống, chấn thương cổ.

+ Bước 2 (R: Response): Kiểm tra sự phản ứng của nạn nhân

Kiểm tra sự phản ứng của nạn nhân bằng cách đặt câu hỏi, vỗ nhẹ vai nạn nhân. - Nếu nạn nhân phản ứng thì kiểm tra xem nạn nhân có chấn thương gì nữa

khơng và đưa đến nơi thống mát.

- Nếu nạn nhân khơng phản ứng thì gọi trợ giúp và thực hiện tiếp bước 3.

+ Bước 3 (A: Airway): Kiểm tra và làm thông đường thở

- Dùng tay trái ngửa đầu, tay phải nâng cằm nạn nhân ( thao tác này không áp dụng cho người bị chấn thương cổ ) để thơng đường thở, vì ở người bất tỉnh thì đường thở

Hình 6.3: Kiểm tra và làm thơng đường thở

Hình 6.4: Quan sát nạn nhân

có thể bị lưỡi làm tắc nghẽn, sau đó ta xem trong miệng nạn nhân có dị vật gì thì lấy ra, moi ra (ví dụ: răng giả, nhớt đàm, thức ăn, v.v..).

+ Bước 4 (B: Breathing): Quan

sát, lắng nghe, cảm nhận hơi thở nạn nhân trong khoảng 5-10 giây. Kiểm tra hơi thở nạn nhân bằng cách kề má của mình sát mũi nạn nhân, mắt quan sát bụng

- Nếu còn thở thì đặt nạn

nhân ở tư thế hồi phục bên dưới (hình có mục A,B,C,D), và đặt chỗ thống mát, theo dõi tình trạng của nạn nhân và chờ nhân viên y tế đến.

- Nếu nạn nhân khơng thở, thì chậm rãi hà hơi thổi ngạt 2 lần (nhớ bịt mũi nạn nhân và xem ngực, bụng nạn nhân có phồng lên, xẹp xuống hay khơng), sau đó thực hiện tiếp bước 5.

+ Bước 5 (C: Circulation): Kiểm tra tuần hoàn máu, tức kiểm tra mạch cổ nạn nhân

trong khoảng 10 giây.

- Nếu tim nạn nhân cịn đập, thì chậm rãi hà

hơi thổi ngạt 12 lần (nhớ bịt mũi nạn nhân), và

kiểm tra lại nhịp tim, hơi thở.

- Nếu tim nạn nhân ngưng đập, thì tiến hành

phương pháp CPR

Một phần của tài liệu Tài liệu giảng dạy an toàn điện Trình độ cao đẳng (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)