1.2 .Nội dung phát triển Bảo hiểm y tế hộ gia đình, Bảo hiểm xã hội tự nguyện
1.2.3. Công tác quản lý thu BHYT, cấp thẻ BHYT
Quản lý thu đóng vai trị rất quan trọng trong sự hình thành quỹ BHXH nhằm mục đích chi trả các chế độ BHXH. Do đó nội dung quản lý thu bao gồm các vấn đề như sau:
Cơ quan BHXH khi thực hiện thu BHXH tự nguyện thì điều cần quan tâm là thu đúng đối tượng. Các đối tượng tham gia BHXH tự nguyện thì được quy định rõ trong Luật BHXH. BHXH thực hiện trên nguyên tắc cơ bản số
đơng bù số ít nên việc thu đầy đủ của các đối tượng là vô cùng quan trọng. Sau khi xác định đúng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện bắt buộc, cơ quan BHXH thực hiện cấp số sổ BHXH và cập nhật thông tin dữ liệu cho người tham gia BHXH tự nguyện để phục vụ kịp thời cho công tác nghiệp vụ và quản lý.
BHXH Việt Nam đề ra quy định thống nhất về bộ mã đơn vị và được thực hiện cấp tự động trên phần mềm quản lý thu. Mã số tham gia được cấp cho đơn vị để đăng ký tham gia BHXH tự nguyện được sử dụng thống nhất trên giấy tờ, sổ sách và báo cáo nghiệp vụ, đảm bảo mỗi đơn vị một mã khác nhau, không bị trùng lặp.
Quản lý đối tượng tham gia BHXH tự nguyện cần thực hiện các công việc sau: Quản lý số lượng đơn vị, số lượng lao động đăng kí tham gia BHXH tự nguyện, quản lý cơng tác cấp sổ BHXH cho các đối tượng đây là căn cứ xác định thơng tin cá nhân, ngành nghề, mức đóng và thời gian tham gia của các lao động để từ đó thực hiện thu BHXH tự nguyện một cách chính xác nhất.
Quản lý quỹ lương của đối tượng thu BHXH tự nguyện bắt buộc Theo Luật BHXH đã quy định, mức thu BHXH tự nguyện dựa trên tổng quỹ lương của đơn vị tính theo tỉ lệ phần trăm theo quy định của Luật BHXH. Dựa trên tổng quỹ lương đó mà cơ quan BHXH có thể đảm bảo thu đúng, thu đủ. Hạn chế được tình trạng gian lận, trống đóng BHXH.
Bên cạnh đó, cơ quan BHXH cũng quản lý chặt chẽ mức lương tham gia BHXH tự nguyện của từng lao động thông qua hợp đồng lao động mà họ ký kết với đơn vị. Từ đó, u cầu đơn vị trích đóng BHXH trực tiếp từ tiền lương của người lao động, và chi trả cho người lao động ở một vài chế độ. Điều này đảm bảo sự thuận lợi trong cơng tác thu nói riêng và cơng tác chi trả chế độ BHXH nói chung.
Đề đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời cần có những quy định rõ ràng về thời gian thu, hệ thống tài khoản thu phải thuận lợi, an toàn cho việc thu.
Hàng tháng, chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng, đơn vị sử dụng lao động nộp đủ tiền vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH, nơi đăng ký tham gia BHXH tự nguyện. Nếu chậm nộp 30 ngày trở lên so với luật định thì đơn vị sử dụng lao động phải nộp thêm khoản lãi chậm nộp theo quy định. Khoản tiền này được khấu trừ ngay khi đơn vị chuyển tiền BHXH cho cơ quan BHXH.
Cơ quan BHXH thu tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN của các đối tượng và chuyển về BHXH Việt Nam để quản lý theo dướng dẫn của BHXH Việt Nam.
BHXH tỉnh và BHXH huyện không được sử dụng tiền thu BHXH tự nguyện tự nguyện, BHYT, BHTN vào bất cứ mục đích gì khi chưa được sự chấp thuận của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam.
BHXH Việt Nam thẩm định số thu BHXH tự nguyện, BHYT, BHTN theo 6 tháng hoặc hàng năm đối với BHXH tỉnh, BHXH thuộc Bộ Quốc phịng, Bộ Cơng an và Ban Cơ yếu Chính phủ.
Quản lý nợ đọng BHXH bắt buộc
Dựa trên thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT mẫu C12-TS và thông báo nợ BHXH để lập danh sách các đơn vị nợ. Từ đó, cơ quan BHXH thực hiện các biện pháp đôn đốc nợ và thu hồi nợ đọng tại các đơn vị này.
Song song với đó là việc phối hợp giữa các phịng ban với nhau nhằm thực hiện hiệu quả cơng tác quản lý nợ đọng BHXH