Thái độ, cách thức giao tiếp

Một phần của tài liệu Giáo trình văn hóa Việt Nam Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, hướng dẫn du lịch (Trang 101 - 102)

Bài 3 : GIAO TIẾP VÀ NGHỆ THUẬT

3.1. Các đặc trƣng giao tiếp cơ bản của ngƣời Việt Nam

3.1.2. Thái độ, cách thức giao tiếp

Về thái độ giao tiếp, ngƣời Việt Nam vừa thích nhƣng vừa rất rụt rè trong giao tiếp. Trong đời sống nông nghiệp l a nƣớc, các mối quan hệ rất đƣợc coi trọng và mỗi ngƣời đều có ý thức giữ gìn, củng cố. Vì vậy, ngƣời Việt rất thích giao tiếp với nhau, thể hiện qua việc thích thăm viếng nhau thƣờng xuyên, biểu lộ tình cảm và mong muốn thắt chặt thêm mối quan hệ. Với cộng đồng (đối tƣợng giao tiếp), ngƣời Việt rất hiếu khách, dù thân hay sơ vẫn ln cố gắng đón tiếp khách tận tình, chu đáo, dành cho khách các tiện nghi tốt nhất, đồ ăn ngon nhất: " hách đến nhà chẳng gà thì gỏi". Bên cạnh đó, ngƣời Việt lại rất rụt rè, ở đám đơng thì rất xởi lởi nhƣng ngại ngùng trƣớc những ngƣời lạ. Hai tính cách

tƣởng nhƣ trái ngƣợc nhau ấy khơng hề mâu thuẫn với nhau vì chúng đƣợc bộc lộ ở những môi trƣờng khác nhau, biểu hiện cho cách ứng xử linh hoạt của ngƣời Việt Nam.

Về cách thức giao tiếp, ngƣời Việt Nam ƣa sự tế nhị, ý tứ và trọng sự hòa thuận. Lối giao tiếp tế nhị khiến ngƣời Việt có thói vịng vo tam quốc, không đi thẳng, trực tiếp vào vấn đề nhƣ ngƣời phƣơng Tây mà phải đƣa đẩy tạo khơng khí: "Miếng trầu làm đầu câu chuy n". Khi kết hợp với nhu cầu tìm hiểu đối

tƣợng giao tiếp, nó tạo ra thói quen chào hỏi của ngƣời Việt: câu hỏi thay cho lời chào, hỏi nhƣ một thói quen, khơng quan tâm đến câu trả lời…

Chính vì ƣa thích sự tế nhị, ý tứ nên trong giao tiếp, ứng xử ngƣời Việt rất đắn đo, cân nhắc kỹ càng: "Ăn c nhai, n i c nghĩ","Chó ba quanh mới nằm, người ba năm mới nói";"Biết thì thưa thốt, khơng biết thì dựa cột mà nghe"; "Người kh n ăn n i nửa chừng, Để cho kẻ dại nửa mừng nửa lo"... Chính sự đắn

đo, cân nhắc mà thiếu quyết đốn trong cơng việc Để tránh nhƣợc điểm này, đồng thời để giữ h a khí, khơng để mất l ng ai, ngƣời Việt Nam đã thay thế bằng nụ cƣời, cụ thể là ngƣời Việt rất hay cƣời. Tâm lý ƣa h a thuận khiến ngƣời Việt Nam luôn chủ trƣơng nhƣờng nhịn: "Một sự nhịn là chín sự lành"; "Chồng giận

thì vợ bớt lời, Cơm s i nhỏ lửa c đời nào khê"...

Một phần của tài liệu Giáo trình văn hóa Việt Nam Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, hướng dẫn du lịch (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)