Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thiếtkếhoạt độngtrải nghiệmở tiểu học

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ thiết kế các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm ở tiểu học theo tiếp cận tham gia (Trang 31)

8. Bố cục của luận văn

1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thiếtkếhoạt độngtrải nghiệmở tiểu học

1.5.1. Đặc điểm của học sinh tiểu học

Trẻ em ở lứa tuổi tiểu học là thực thể đang hình thành và phát triển cả về mặt sinh lý, tâm lý, xã hội các em đang từng bước gia nhập vào xã hội thế giới của mọi mối quan hệ. Do đó, học sinh tiểu học chưa đủ ý thức, chưa đủ phẩm chất và năng lực như một công dân trong xã hội, mà các em luôn cần sự bảo trợ, giúp đỡ của người lớn, của gia đình, nhà trường và xã hội. Học sinh tiểu học dễ thích nghi và tiếp nhận cái mới và luôn hướng tới tương lai. Nhưng cũng thiếu sự tập trung cao độ, khả năng ghi nhớ và chú ý có chủ định chưa được phát triển mạnh, tính hiếu động, dễ xúc động còn bộc lộ rõ nét. Trẻ nhớ rất nhanh và quên cũng nhanh.

Đối với trẻ em ở lứa tuổi tiểu học thì tri giác của học sinh tiểu học phản ánh những thuộc tính trực quan, cụ thể của sự vật, hiện tượng và xảy ra khi chúng trực tiếp tác động lên giác quan. Tri giác giúp cho trẻ định hướng nhanh chóng và chính xác hơn trong thế giới. Tri giác còn giúp cho trẻ điều chỉnh hoạt động một cách hợp lý. Trong sự phát triển tri giác của học sinh, giáo viên tiểu học có vai trị rất lớn trong việc chỉ dạy cách nhìn, hình thành kỹ năng nhìn cho học sinh, hướng dẫn các em biết xem xét, biết lắng nghe.

Bên cạnh sự phát triển của tri giác, chú ý có chủ định của học sinh tiểu học cịn yếu, khả năng điều chỉnh chú ý có ý chí chưa mạnh. Vì vậy, việc sử dụng đồ dùng dạy học là phương tiện quan trọng để tổ chức sự chú ý cho học sinh. Nhu cầu hứng thú có thể kích thích và duy trì chú ý khơng chủ định cho nên giáo viên cần tìm cách làm cho giờ học hấp dẫn để lôi cuốn sự chú ý của học sinh. Trí nhớ có vai trị đặc biệt quan trọng trong đời sống và hoạt động của con người, nhờ có trí nhớ mà con người tích lũy vốn kinh nghiệm đó vận dụng vào cuộc sống. Đối với học sinh tiểu học có trí nhớ trực quan – hình tượng phát triển chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ – logíc. Tư duy của trẻ em mới đến trường là tư duy cụ thể, dựa vào những đặc điểm trực quan của đối tượng và hiện tượng cụ thể.

Trong sự phát triển tư duy ở học sinh tiểu học, tính trực quan cụ thể vẫn cịn thể hiện ở các lớp đầu cấp và sau đó chuyển dần sang tính khái qt ở các lớp cuối

cấp. Trong quá trình dạy học và giáo dục, giáo viên cần nắm chắc đặc điểm này. Vì vậy, trong dạy học lớp ghép, giáo viên cần đảm bảo tính trực quan thể hiện qua dùng người thực, việc thực, qua dạy học hợp tác hành động để phát triển tư duy cho học sinh. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh phát triển khả năng phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái qt hóa, khả năng phán đốn và suy luận qua hoạt động với thầy, với bạn.

Học sinh tiểu học thường có nhiều nét tính cách tốt như hồn nhiên, ham hiểu biết, lòng thương người, lòng vị tha. Giáo viên nên tận dụng đặc tính này để giáo dục học sinh của mình nhưng cần phải đúng, phải chính xác, đi học đúng giờ, làm việc theo hướng dẫn của giáo viên trong mơi trường lớp ghép.

Tình cảm là một mặt rất quan trọng trong đời sống tâm lý, nhân cách của mỗi người. Đối với học sinh tiểu học, tình cảm có vị trí đặc biệt vì nó là khâu trọng yếu gắn nhận thức với hoạt động của trẻ em. Tình cảm tích cực sẽ kích thích trẻ em nhận thức và thúc đẩy trẻ em hoạt động. Tình cảm học sinh tiểu học được hình thành trong đời sống và trong quá trình học tập của các em. Vì vậy giáo viên dạy học lớp ghép cần quan tâm xây dựng môi trường học tập nhằm tạo ra xúc cảm, tình cảm tích cực ở trẻ để kích thích trẻ tích cực trong học tập.

Đặc điểm tâm lí của học sinh dân tộc thể hiện ở tư duy ngơn ngữ – logíc dừng lại ở mức độ trực quan cụ thể. Ngồi ra tâm lí của học sinh dân tộc cịn bộc lộ ở việc thiếu cố gắng, thiếu khả năng phê phán và cứng nhắc trong hoạt động nhận thức. Học sinh có thể học được tính cách hành động trong điều kiện này nhưng lại không biết vận dụng kiến thức đã học vào trong điều kiện hồn cảnh mới. Vì vậy trong mơi trường lớp ghép giáo viên cần quan tâm tới việc việc phát triển tư duy và kỹ năng học tập cho học sinh trong môi trường nhóm, lớp. Việc học tập của các em cịn bị chi phối bởi yếu tố gia đình, điều kiện địa lý và các yếu tố xã hội khác đòi hỏi nhà trường, gia đình, xã hội cần có sự kết hợp chặt chẽ để tạo động lực học tập cho học sinh. Có thể thấy đặc điểm của học sinh Tiểu học là yếu tố ảnh hưởng đến việc thiết kế hoạt động trải nghiệm ở tiểu học theo tiếp cận tham gia.

1.5.2. Mục tiêu của hoạt động trải nghiệm

Mục tiêu của hoạt động trải nghiệm hình thành cho học sinh thói quen tích cực trong cuộc sống hằng ngày, chăm chỉ lao động; thực hiện trách nhiệm của người học sinh ở nhà, ở trường và địa phương; biết tự đánh giá và tự điều chỉnh bản thân; hình thành những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hố; có ý thức hợp tác nhóm và hình thành được năng lực giải quyết vấn đề.

Hoạt động trải nghiệm giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh, phát triển đời sống tâm hồn phong phú, biết rung cảm trước cái đẹp của thiên nhiên và tình người, có quan niệm sống và ứng xử đúng đắn, đồng thời bồi dưỡng cho học sinh tình yêu đối với quê hương, đất nước, ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc để góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam trong một thế giới hội nhập. Như vậy, mục tiêu của hoạt động trải nghiệm có ảnh hưởng đến việc thiết kế hoạt động trải nghiệm ở tiểu học theo tiếp cận tham gia.

1.5.3. Nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên

Trong nhà trường, cán bộ quản lí và giáo viên là lực lượng chủ lực để thực hiện các nhiệm vụ đề ra, chất lượng đội ngũ giáo viên quyết định đến chất lượng giáo dục toàn diện học sinh. Đề cao vai trò của giáo viên, Nghị quyết TW2 khóa VIII khẳng định: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh, giáo viên phải có đủ đức, tài”. Nhận thức, trình độ chun mơn, năng lực sư phạm, phẩm chất đạo đức của người giáo viên ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động trải nghiệm theo tiếp cận tham gia của học sinh Tiểu học, vì thế mà ảnh hưởng đến chất lượng việc thiết kế hoạt động trải nghiệm ở tiểu học theo tiếp cận tham gia.

1.5.4. Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường

Cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường trước hết phải tạo một không gian thoải mái cho học sinh học tập và sinh hoạt từ sự thống mát, vệ sinh của khơng khí, nhiệt độ, âm thanh, ánh sáng và mơi trường đến quy cách, kích thước bàn ghế phù hợp với vóc dáng và tầm nhìn của học sinh ở từng lứa tuổi. Cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường là những phương tiện cần thiết để học sinh tự học thuận lợi, dễ dàng,

hiểu nhanh, nhớ lâu; để giáo viên giảm thiểu trình bày, diễn đạt, từ chương, dành thời gian tổ chức cho học sinh tiếp cận, tương tác, trải nghiệm, chủ động tìm tịi, sáng tạo trong q trình tiếp nhận tri thức và rèn luyện kỹ năng. Cơ sở vật chất kỹ thuật nhà trường phải đảm bảo tính cập nhật, thực tế, phù hợp với đời sống hàng ngày và hấp dẫn, thu hút học sinh học tập. Cố gắng tránh sự vay mượn giả tạo, “gặp đâu làm đấy” một cách tùy tiện làm mất tính khoa học, xa rời thực tế và khơng hấp dẫn, khơng thu hút học sinh. Vì vậy, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường là nhân tố ảnh hưởng đến việc thiết kế hoạt động trải nghiệm ở tiểu học theo tiếp cận tham gia.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, chúng tơi đã nghiên cứu, tổng hợp, phân tích và trình bày một số lí luận về hoạt động trải nghiệm trên các phương diện: Khái niệm hoạt động trải nghiệm; Đặc điểm và điều kiện của hoạt động trải nghiệm; Vai trị của hoạt động trải nghiệm; Các loại hình hoạt động trải nghiệm và Quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm. Đồng thời khảo sát, tìm hiểu chung về phân mơn TN&XH, thực trạng hoạt động trải nghiệm ở tiểu học theo tiếp cận tham gia bao gồm: Khái niệm về tiếp cận tham gia;Vai trò của học sinh trong hoạt động trải nghiệm theo tiếp cận tham gia và

nội dung, hình thức hoạt động trải nghiệm ở tiểu học theo tiếp cận tham gia. Cũng như phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thiết kế hoạt động trải nghiệm ở tiểu học theo tiếp cận tham gia (gồm dặc điểm của học sinh tiểu học;mục tiêu của hoạt động trải nghiệm;nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường). Từ đó xác lập cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài, nhằm khẳng định đây là hướng tiếp cận hiệu quả, hết sức hợp lý, khắc phục tình trạng dạy học thụ động hiện nay. Và nhấn mạnh HĐTN theo hướng tiếp cận tham gia không những phù hợp với đặc điểm của mơn học mà cịn phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và nhận thức của HS.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG THIẾT KẾ CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TIỂU HỌC THEO TIẾP CẬN THAM GIA CỦA HỌC

SINH TIỂU HỌC HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Khái quát về huyện Quốc Oai, Tp. Hà Nội

2.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Quốc Oai nằm ở phía Tây thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 20km, có hệ thống giao thơng khá thuận lợi với đường cao tốc Láng - Hòa Lạc, quốc lộ 21A chạy qua cùng tỉnh lộ 80, 81 tạo điều kiện phát triển kinh tế địa phương theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và lĩnh vực dịch vụ - du lịch.

- Diện tích: 147,01km2.

- Dân số: trên 190 nghìn người (năm 2020).

- Huyện có 21 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 1 Thị trấn Quốc Oai và 20 xã là: Phú Mãn, Phú Cát, Hịa Thạch, Tuyết Nghĩa, Đơng n, Liệp Tuyết, Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Cấn Hữu, Nghĩa Hương, Thạch Thán, Đồng Quang, Sài Sơn, Yên Sơn, Phượng Cách, Tân Hòa, Tân Phú, Đại Thành, Cộng Hịa, Đơng Xn.

- Về địa lý, huyện Quốc Oai nằm ở phía Tây thành phố Hà Nội. Phía Đơng giáp huyện Đan Phượng, huyện Hồi Đức; phía Tây giáp tỉnh Hịa Bình; phía Nam giáp huyện Chương Mỹ và phía Bắc giáp huyện Thạch Thất và huyện Phúc Thọ.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Trong giai đoạn 2016 -2020, Đảng bộ huyện Quốc Oai đã phát huy truyền thống đoàn kết, chủ động, sáng tạo; bám sát các chỉ đạo của Trung ương, thành phố, gắn với tình hình thực tế của huyện, lãnh đạo hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện thực hiện đồng bộ các giải pháp, hoàn thành toàn bộ 15 chỉ tiêu của nhiệm kỳ 2015-2020.

Kinh tế tiếp tục phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 11,7%/năm; thu ngân sách năm năm đạt hơn 4.200 tỷ đồng, cao gấp 4,16 lần so giai đoạn 2010-2015. Thu nhập bình quân đầu người đạt 55 triệu đồng/người/năm, tăng gấp 1,9 lần so năm 2015. Việc phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân đạt kết quả nổi bật, tồn diện, đạt chuẩn huyện nơng

thôn mới năm 2018, vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội trước hai năm.

Trong giai đoạn 2020-2025, Đảng bộ huyện Quốc Oai đề ra mục tiêu: Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn bình quân đạt 11-12%; trong đó cơng nghiệp - xây dựng 11-12%, dịch vụ 15-16%, nông nghiệp 1-2%. Cơ cấu kinh tế của huyện đến năm 2025 chuyển dịch theo hướng: công nghiệp - xây dựng 56,5%, dịch vụ 36% và nông nghiệp 7,5%.

Để hoàn thành những mục tiêu nêu trên, ngay từ thời điểm này, Đảng bộ huyện Quốc Oai tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế dựa trên tiềm năng, thế mạnh của địa phương; đồng thời đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ, hướng tới tăng trưởng bền vững. Cùng với việc ưu tiên phát triển công nghiệp sạch, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm công nghiệp, làng nghề..., Quốc Oai sẽ triển khai các giải pháp hỗ trợ thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp Yên Sơn, Ngọc Liệp; đồng thời phát triển các cụm công nghiệp: Ngọc Mỹ - Thạch Thán, Tân Hòa, Nghĩa Hương, Cấn Hữu, Liệp Tuyết và Ngọc Liệp (mở rộng) để thu hút doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất, tạo việc làm cho lao động địa phương...

Quốc Oai sẽ phát triển ngành nghề, làng nghề phù hợp xu hướng chung và đặc thù của địa phương trên cơ sở kết hợp giữa kỹ thuật truyền thống và khoa học công nghệ hiện đại để tạo ra những sản phẩm có thương hiệu trên thị trường. Trong nhiệm kỳ 2020-2025, huyện sẽ tạo bước chuyển mới trong hoạt động của 17 làng nghề, từ đó thu hút 60% số lao động tại các địa phương.

Song song với phát triển kinh tế, Quốc Oai tập trung đầu tư xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng đô thị.

2.1.3. Tình hình giáo dục tại huyện Quốc Oai, Tp. Hà Nội

Quy mô trường lớp: Hiện nay tồn huyện có 107 trường. Trong đó: có 34

trường mầm non và 12 nhóm trẻ độc lập tư thục; 37 trường tiểu học; 29 trường trung học cơ sở; 04 trường TH-THCS; 02 trường PTDTBT TH-THCS; 01 trường PTDTNT.

Mầm non có: 72 điểm trường, so với cùng kỳ năm học trước giảm 02 điểm trường; Tiểu học có 57 điểm trường, giảm 02 điểm trường so với cùng kỳ năm trước.

Số lượng: Tổng số biên chế hiện có: 2980 CBQL, GV, NV, trong đó: Mầm non: Tổng số: 938, trong đó: CBQL: 94; Giáo viên: 776 (HĐ: 52); Nhân viên: 68 (HĐ: 18); Tiểu học: Tổng số: 1127, trong đó: CBQL: 88; Giáo viên: 931 (HĐ: 59);

Nhân viên: 108 (HĐ: 29); Trung học cơ sở: 915, trong đó: CBQL: 72; Giáo viên: 695 (HĐ: 73); Nhân viên: 148 (HĐ: 11, HĐ 68: 07).

(Nguồn Phòng GD&ĐT cung cấp đến 12/2020)

Số lượng và cơ cấu GV ở các ngành học, cấp học đầy đủ và tương đối đồng bộ. Nhưng chất lượng CBQL và GV chưa thật sự đồng đều giữa các vùng trong huyện, số CBQL và GV có trình độ, năng lực tốt thường tập trung ở các trường vùng thuận lợi, vùng thị trấn, một bộ phận CBQL và GV ở một số trường vùng khó khăn tinh thần trách nhiệm và năng lực trong cơng tác cịn có phần hạn chế.

Cơng tác bồi dưỡng đội ngũ chuẩn bị cho triển khai đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thơng tích cực triển khai, chất lượng đội ngũ CBQL, GV, NV được nâng lên, cán bộ, giáo viên, nhân viên tích cực tham gia các lớp học thêm văn bằng 2 góp phần tiến tới đồng bộ về cơ cấu, tỷ lệ GV trên chuẩn cao, đáp ứng yêu cầu dạy học và đổi mới giáo dục.

Chất lượng giáo dục tồn diện có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng mũi nhọn tiếp tục được khẵng định, tham gia đạt giải cao tại các kỳ thi cấp tỉnh, cấp quốc gia. Thực hiện tốt việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học; đổi mới đánh giá học sinh theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học; chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, phát huy tính tíc cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

Bảng 2.1. Tình hình phát triển số lượng bậc THCS trong 3 năm (2017 - 2019) Năm học 2016 – 2017 2017 - 2018 2018 - 2019

Số lớp 352 345 338

Số học sinh 11569 11348 11 311

Tỷ lệ học sinh vào lớp 6 99,7% 99,4% 99,6%

* Khái quát tình hình giáo dục và giáo dục tiểu học của huyện Quốc Oai, Tp. Hà Nội

- Về Giáo dục và đào tạo:

Về quy mô trường, lớp: Hiện nay, cấp tiểu học có 32 trường và 03 điểm trường lẻ. Năm học 2018-2019, số lớp là 490 lớp, số HS là 15396 HS.

Hiện nay, có 32/32 trường đạt chuẩn quốc gia (16/33 trường đạt chuẩn quốc gia Mức độ 2).

Về kết quả học tập: Chất lượng cuối năm học hoàn thành lớp học: 15.302/ 15.396 HS, đạt 99,38%. Chưa hồn thành chương trình lớp học cịn 94/ 15.396 HS, chiếm 0,62% . Đội ngũ GV 933 đồng chí có trình độ đào tạo đạt chuẩn trở lên.

Tốc độ đơ thị hố nhanh trong những năm qua trên địa bàn huyện đã tác động mạnh mẽ và ảnh hưởng sâu sắc đến Giáo dục và Đào tạo của huyện. Trình độ giáo viên không đồng đều, đặc biệt một số giáo viên cao tuổi chỉ đạt trình độ trung cấp

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ thiết kế các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm ở tiểu học theo tiếp cận tham gia (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w