Nguyên nhân củacác hạn chế

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ thiết kế các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm ở tiểu học theo tiếp cận tham gia (Trang 49 - 94)

8. Bố cục của luận văn

2.3. Đánhgiá thiếtkế các hình thứctổchứchoạt độngtrải nghiệmtheo tiếp cận

2.3.3. Nguyên nhân củacác hạn chế

Thứ nhất, vấn đề thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm theo hướng tiếp

cận tham gia trong dạy học các môn học vẫn là vấn đề mới đối với GV, GV phải trực tiếp dấn thân vào hoạt động mới hiểu rõ về nó, khái quát được khái niệm, tầm quan trọng của nó.

Thứ hai, GV chưa có một quy trình rõ ràng, khoa học trong thiết kế các hoạt

động dạy học môn TN & XH lớp 1.

Thứ ba, tài liệu về dạy học môn TN & XH lớp 1 bằng hoạt động trải nghiệm

liệu hướng dẫn, tham khảo về ý tưởng, các thức thiết kế, cách thức tổ chức hoạt động và quản lí lớp học,...

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Dựa trên những cơ sở lý thuyết và thực tiễn ở chương 1, luận văn đã nghiên cứu thực trạng thiết kế các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm ở tiểu học theo tiếp cận tham gia của học sinh tiểu học huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. Ngồi việc trình bày những ngun tắc tổ chức, tiêu chí đánh giá HĐTN theo hướng tiếp cận tham gia trong dạy học mơn TN&XH, chúng tơi cịn đánh giá thực trạng tham gia hoạt động trải nghiệm theo tiếp cận tham gia của học sinh Tiểu học trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội và thực trạng việc thiết kế các hình thức tố chức hoạt động trải nghiệm theo tiếp cận tham gia cho học sinh Tiểu học huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. Các HĐTN theo hướng tiếp cận tham gia này trong nhà trường phổ thông được thực hiện nhằm mục tiêu đào tạo nên những con người biết sống tích cực, có chí hướng, có đạo đức, có định hướng tương lai với đầy đủ nhân cách và khả năng sáng tạo; biết vận dụng một cách tích cực những kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời biết chia sẻ và quan tâm đến mọi người xung quanh.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP THIẾT KẾ CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TIỂU HỌC THEO TIẾP CẬN THAM GIA CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1. Các nguyên tắc thiết kế các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm theo tiếp cận tham gia của học sinh tiểu học huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.

3.1.1. Bám sát mục tiêu, chương trình hoạt động trải nghiệm ở Tiểu học

Chương trình được xây dựng dựa trên lí thuyết hoạt động, lí thuyết về nhân cách, lí thuyết học tập trải nghiệm và lí luận giáo dục nói chung; các ưu điểm của chương trình hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp, hoạt động giáo dục hướng nghiệp hiện hành; kinh nghiệm quốc tế trong phát triển chương trình Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động hướng nghiệp; bản sắc văn hoá các vùng miền, văn hoá truyền thống Việt Nam và các giá trị văn hố chung của thời đại.

Chương trình bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán và phát triển liên tục qua các lớp, các cấp học. Chương trình được thiết kế theo hướng vừa đồng tâm, vừa tuyến tính, xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12 với các mạch nội dung hoạt động thống nhất: Hoạt động hướng vào bản thân, Hoạt động hướng đến xã hội, Hoạt động hướng đến tự nhiên và Hoạt động hướng nghiệp.

3.1.2. Đề cao sự sáng tạo, tính tích cực của học sinh

Chương trình bảo đảm tính mở, linh hoạt. Cơ sở giáo dục và giáo viên chủ động lựa chọn nội dung, phương thức, không gian, thời gian hoạt động phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mình trên nguyên tắc bảo đảm mục tiêu giáo dục và các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực đối với mỗi lớp học, cấp học.

Chương trình giáo dục phổ thơng hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu sau: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Đồng thời, chương trình cũng hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi sau:

a) Những năng lực chung được hình thành, phát triển thơng qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;

b) Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thơng qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính tốn, năng lực khoa học, năng lực cơng nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất.

Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình giáo dục phổ thơng cịn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của học sinh.

Những yêu cầu cần đạt cụ thể về phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi được quy định tại Mục IX Chương trình tổng thể và tại các chương trình mơn học, hoạt động giáo dục.

3.1.3. Tính đến các đặc điểm tâm lí của học sinh Tiểu học

Theo Tâm lý học dạy học hiện đại, hoạt động học tập có cấu trúc chung của một hoạt động của con người, nghĩa là nó phải có đủ các thành tố. Về phía chủ thể hoạt động (Học sinh) phải có đủ: Hoạt động học, Hành động học và Thao tác học. Về phía đối tượng hoạt động (Nội dung học…mà người học cần chiếm lĩnh), phải có: Động cơ học tập, Mục đích – Nhiệm vụ học tập, Phương tiện học tập.

3.1.4. Đảm bảo tính hấp dẫn

Hoạt động trải nghiệm hình thành cho học sinh tiểu học thói quen tích cực trong cuộc sống hằng ngày, chăm chỉ lao động; thực hiện trách nhiệm của người học sinh ở nhà, ở trường và địa phương; biết tự đánh giá và tự điều chỉnh bản thân; hình thành những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hố; có ý thức hợp tác nhóm và hình thành được năng lực giải quyết vấn đề.

3.2. Biện pháp thiết kế các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm theo tiếp cận tham gia của học sinh Tiểu học huyện Quốc Oai, Hà Nội

3.2.1. Quy trình thiết kế các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm theo tiếp cận tham gia.

Quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm ở tiểu học như sau:

Căn cứ vào chương trình dạy học trải nghiệm ở tiểu học, căn cứ mục tiêu, nội dung, phương pháp tổ chức HĐTN. Thông qua việc tổ chức HĐTN cho HS, các nhà trường đã xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với PHHS và cộng đồng. Đồng thời, các nhà trường còn huy động sự tham gia của cộng đồng vào cơng tác giáo dục, chăm sóc HS, nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phù hợp với nhiệm vụ, yêu cầu của nhà trường. Đây cũng là nội dung thực hiện đúng vai trò của PHHS tham gia đánh giá HS cùng với nhà trường theo hướng dẫn của Thông tư 22/2016/TT/BGDĐT. Đối với HS được tham gia HĐTN, các em phấn khởi, mạnh

Bước 1

Đặt tên cho các hoạt động Bước 2 Xác định mục tiêu của hoạt động Bước 3 Xác định nội dung và hình thức của hoạt động Bước 5 Chuẩn bị hoạt động Bước 8

Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện chương trình hoạt động

Bước 7 Thiết kế chi tiết

hoạt động Bước 6 Lập kế hoạch Bước 4 Xác định các lực lượng tham gia

hàng ngày.

Bước 1. Đặt tên cho các hoạt động

Ví dụ: Kết thúc hoạt động tháng 10, chuẩn bị cho hoạt động của tháng 11,

GV có xây dựng ý tưởng như sau:

+ Tháng 11 có ngày lễ nào lớn nhất ? (20/11). Vậy các em có suy nghĩ gì về ngày đó ? HS sẽ trả lời nhiều ý khác nhau. Trên cơ sở đó, GV sẽ hướng dẫn cho HS thực hiện một hoạt động có ý nghĩa để chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Bước 2. Xác định mục tiêu của hoạt động

Mục tiêu của hoạt động trải nghiệm giúp HS phát triển phẩm chất và năng lực gì?

Tìm hiểu, nghiên cứu mục tiêu, nội dung dạy học trải nghiệm đã được quy định trong chương trình tiểu học, để xác định kiến thức, kĩ năng, phẩm chất, năng lực nào cần hình thành cho HS.

Ví dụ: Năng lực ngơn ngữ, tính tốn, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất...

+ Xác định rõ mục tiêu hình thành phẩm chất, năng lực cho HS trong mỗi bài học, tiết học.

+ Xác định rõ mục tiêu nào là trọng tâm trong số các mục tiêu hình thành phẩm chất, năng lực (theo yêu cầu cần đạt trong chương trình).

+ Xác định rõ tình huống hoạt động trải nghiệm.

Cần xác định rõ tình huống hoạt động thuộc loại nào, ví dụ loại trải nghiệm sau khi hình thành quy tắc tính tốn hay thực hành luyện tập… để từ đó phân loại các dạng hoạt động thuộc loại khám phá hay hình thành kĩ năng, kĩ xảo, phẩm chất, năng lực gì cho HS.

Ví dụ: Sau khi học xong cơng thức tính diện tích hình chữ nhật, GV cần cho HS hoạt động trải nghiệm khái niệm diện tích của mặt bàn học là thế nào.

Bước 3. Xác định nội dung và hình thức của hoạt động

Bước này có mục đích là để GV có ý tưởng thiết kế và đặt tên hoặc chủ đề hoạt động trải nghiệm nào đó tương ứng với nội dung dạy học.

Ví dụ: Ở mơn Tốn lớp 4: (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGD

ĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT)

Nội dung Yêu cầu cần đạt – Thực hành thu thập, phân tích, biểu diễn các số liệu thống kê (thơng qua một số tình huống đơn giản gắn với những vấn đề phát triển kinh tế, xã hội hoặc có tính tồn cầu như biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, giáo dục tài chính, chủ quyền biển đảo, biên giới, giáo dục STEM,…).

Thì hình thức hoạt động bao gồm: Thực hành theo nhóm trong lớp hay tồn

trường hoặc tổ chức giao lưu trải nghiệm bên ngoài nhà trường, ...

Xuất phát từ khẳng định rằng mỗi nội dung trải nghiệm đều liên hệ mật thiết với những hoạt động nhất định. Phát hiện được những hoạt động tiềm tàng trong một nội dung là vạch được một con đường để trải nghiệm nội dung đó. Nếu hoạt động trải nghiệm theo kiểu thơng báo, tái hiện, thầy đọc, trị chép, ghi nhớ thì HS chỉ mới nắm được biểu tượng, mơ hình hoặc “rìa” của năng lực, phẩm chất mà thơi. Sản phẩm thu được sau trải nghiệm là tri thức kinh nghiệm, khơng khoa học, chính cống, vững chắc.

Bước 4. Xác định các lực lượng tham gia

Hoạt động trải nghiệm theo tiếp cận tham gia địi hỏi phải có nhiều người, đa dạng đối tượng cùng tham gia vào hoạt động trải nghiệm của học sinh. Do đó sau khi xác định được mục tiêu, nội dung và hình thức của hoạt động, GV cần xác định xem các lực lượng cùng tham gia hoạt động trải nghiệm với học sinh. Các lực lượng tham gia có thể là các học sinh khác trong cùng nhà trường, gia đình hoặc có thể là các tổ chức xã hội, đoàn thể tại địa phương nơi nhà trường.

Việc xác định cụ thể, rõ ràng được các lực lượng tham gia hoạt động trải nghiệm giúp cho giáo viên chủ động trong việc xây dựng kế hoạch, xây dựng được

các phương án phối hợp giữa các lực lượng để hoạt động trải nghiệm của học sinh đạt được hiệu quả cao nhất, tránh bị động trong các tình huống phát sinh.

Giáo viên đồng thời phải xây dựng phương án, cách thức để báo cáo chính quyền địa phương, chủ động phương án phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong xã hội để hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động lao động cơng ích, thiện nguyện

Bước 5. Chuẩn bị hoạt động

Trong quá trình HS thực hiện bước này, GV cần theo dõi, giúp đỡ HS việc chuẩn bị thực sự phải an toàn về mọi mặt: Sức khỏe, tác phong, lời nói, ăn mặc, đồ dùng, dụng cụ, ...phục vụ cho hoạt động.

Ví dụ: GV có thể tập huấn, hướng dẫn cho HS các kĩ năng nền cần thiết: cách

ghi chép, phỏng vấn hoặc dự đốn tình huống nảy sinh khi thực hiện, cách giải quyết…

- Thứ nhất: Tổ chức tập huấn cho đội ngũ CBGV: Trước đây, khi tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, đa số GV làm thay HS ở hầu hết các khâu: lựa chọn nội dung, xây dựng kế hoạch, chuẩn bị. HS chỉ tham gia thực hiện với số ít HS trong lớp. Với yêu cầu tất cả HS đều được tham gia đầy đủ các bước khi tổ chức HĐTN là nhiệm vụ mới mẻ, khó khăn nên GV cịn rất lúng túng trong khâu xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện. Do vậy tổ chức tập huấn để mỗi GV nắm chắc mục đích, ý nghĩa, u cầu và các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm là rất cần thiết. Bên cạnh đó mỗi nhà trường cần có kế hoạch chỉ đạo điểm sau đó nhân rộng ra tồn trường.

- Thứ hai: Xây dựng các kĩ năng nền cho HS: Khi tham gia HĐTN đòi hỏi HS phải huy động kiến thức, kĩ năng, các phẩm chất năng lực tổng hợp để giải quyết nhiệm vụ thực tiễn. Có nhiệm vụ của cá nhân, có nhiệm vụ địi hỏi phải có sự hợp sức của cả nhóm. HS phải bàn bạc, trao đổi, thống nhất, ra quyết định. Do vậy điều quan trọng với mỗi GV là phải hướng dẫn HS các kĩ năng như: kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng lắng nghe và phản hồi tích cực, kĩ năng ghi chép, thu thập xử lí thơng tin, kĩ năng ra quyết định. Đồng thời xây dựng niềm tin đối với HS. GV chỉ có thể tin tưởng HS thì mới có thể giao việc cho HS. Và ngược lại, HS chỉ có tin

u GV, tin u bạn của mình mới có thể tự tin chia sẻ với chính GV và bạn bè trong lớp nhưng suy nghĩ của mình.

- Thứ ba: Hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu về HĐTN: Ngay từ đầu năm

học, ngoài việc hướng dẫn HS xây dựng nội quy của lớp, của trường, các kỹ năng cơ bản: tổ chức, làm việc nhóm, ghi chép vv… GV cần giới thiệu, hướng dẫn cho HS hiểu về mục đích, các hình thức, cách tổ chức HĐTN. Việc này sẽ tạo tâm thế sẵn sàng thực hiện cho HS.

Bước 6. Lập kế hoạch

GV phải định hình những cơng việc cần làm làm là gì? Tổ chức ở đâu? Những ai thực hiện? Cần có sự giúp đỡ của ai ở trong hoặc ngồi nhà trường? Cần những gì về cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng… để thực hiện? GV vừa là người thu thập và xử lý thơng tin, phân tích tình hình và tổ chức lớp để bàn bạc đi đến thống nhất nội dung cơng việc cần làm.

Ví dụ: Ở bước này, GV có thể viết theo trình tự về nội dung, hình thức, cơng

tác chuẩn bị, thời gian, địa điểm, đối tượng tham gia,…hoặc GV xây dựng bằng sơ đồ, bảng biểu,…

Bước 7. Thiết kế chi tiết hoạt động

GV thiết kế chi tiết các hoạt động

Ví dụ: Ở mơn Tốn lớp 4: (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGD

ĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT)

– Hoạt động 1: Thực hành ứng dụng các kiến thức toán học vào thực tiễn và các chủ đề liên môn, chẳng hạn: – Thực hành các hoạt động liên quan đến tính tốn, đo lường và ước lượng như: tính tốn và ước lượng chu vi, diện tích, góc của một số hình phẳng trong thực tế liên quan đến các hình phẳng đã học; tính tốn và ước lượng về khối lượng, dung tích,…; xác định năm, thế kỉ đánh dấu sự ra đời (diễn ra) của một số phát minh khoa học, sự kiện văn hoá – xã hội, lịch sử,…

Nội dung Yêu cầu cần đạt – Thực hành thu thập, phân tích, biểu diễn các số liệu thống kê (thơng qua một số tình huống đơn giản gắn với những vấn đề phát

vững, giáo dục tài chính, chủ quyền biển đảo, biên giới, giáo dục STEM,…). – Thực hành mua bán, trao đổi tiền tệ.

– Hoạt động 2: Tổ chức các hoạt động ngồi giờ chính khố (ví dụ: trị chơi học tốn hoặc các hoạt động “Học vui – Vui học”; trò chơi liên quan đến mua bán, trao đổi hàng hoá; lắp ghép, gấp, xếp hình; tung đồng xu, xúc xắc,…) liên quan đến ơn tập, củng cố các kiến thức toán hoặc giải quyết vấn đề nảy sinh trong tình huống thực tiễn.

– Hoạt động 3 (nếu nhà trường có điều kiện thực hiện): “Tổ chức giao lưu với HS có năng khiếu tốn trong trường và trường bạn”.

Sau khi đã có bản thiết kế, GV tổ chức cho HS tiến hành các hoạt động trải nghiệm theo phân bậc ở trên.

Bước 8. Kiểm tra, điều chỉnh và hồn thiện chương trình hoạt động

Mỗi hoạt động có một hay nhiều mục đích. Sau khi thực hiện các hoạt động, GV có thể tổng kết (Hoặc giao cho nhóm HS) các hoạt động trải nghiệm. GV nên gợi ý cho học sinh tự tổng kết và trình bày kết quả trải nghiệm.

Đây là bước cuối cùng của hoạt động, học sinh tự đánh giá lại quá trình hoạt động. Hội đồng tự quản duy trì trực tiếp hoặc học sinh tự viết ra giấy, sau đó Hội đồng tự quản tổng hợp lại các ý kiến.

Ví dụ: Nội dung đánh giá phải được tổng hợp lại từ việc xây dựng ý tưởng

đến tất cả các bước tổ chức thực hiện; kết quả cơng việc và ý nghĩa của nó; những bài học kinh nghiệm về mọi mặt; những sáng kiến mới nào có thể áp dụng trên lớp học hoặc hoạt động ngồi lớp học tiếp theo,…Thơng qua đây, giúp học sinh sẽ có khả năng tư duy sâu hơn; việc giao tiếp được mạnh dạn, tự tin; ý thức trách nhiệm của HS được bộc lộ.

Tổ chức HĐTNST trong nhà trường góp phần thực hiện dạy học theo định hướng phát triển năng lực, tạo cơ hội cho học sinh phát huy khả năng sáng tạo, biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời biết chia sẻ và quan tâm tới mọi người xung quanh.

Thực hiện tốt HĐTN cũng chính là thực hiện tốt Nghị quyết 29-NQ/TW về

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ thiết kế các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm ở tiểu học theo tiếp cận tham gia (Trang 49 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w