2.2 Thực trạng dịch vụ tiền gửi tại Ngân hàng & PTNT khu vực TPHCM
2.2.2 Thực trạng về dịch vụ tiền gửi của Ngân hàng Nông Nghiệp & PTNT
khu vực TPHCM
Trong tình hình kinh tế khó khăn, với chính sách kìm chế lạm phát ổn định chính sách kinh tế vĩ mơ tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận với nguồn vốn vay ngân hàng. Trong năm 2012 đến những tháng năm 2013, lãi suất tiền gửi không ngừng được điều chỉnh giảm từ 14% xuống còn 7% như hiện nay.
Qua việc trích lọc từ “Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank trên địa bàn khu vực TPHCM” trong các giai đoạn năm 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 như sau: DVT: tỷ VND Chỉ tiêu Thực hiện năm 2011 (31/12/2011) Thực hiện năm 2012 (31/12/2012) Thực hiện năm 6 tháng đầu năm 2013 Tổng nguồn vốn huy động 79,160 84,537 84,777 Nội tệ 66,975 77,165 80,872 Vàng quy đổi VND 6,763 3,690 499
Ngoại tệ + quy đổi VND 5,422 3,762 3,406
Huy động từ dân cư (nôi tệ + ngoại tệ) 44,053 56,922 59,944 Tiền gửi TV các TCTD, TCTC (nôi
tệ + ngoại tệ)
4,089 359 208
Tiền gửi tổ chức kinh tế (nôi tệ + ngoại tệ)
Tiền gửi Kho bạc nhà nước
1,671 1,381 2,663
Cơ cấu nguồn vốn 79,160 84,617 84,777
Tiền gửi không kỳ hạn 13,731 13,889 13,690
Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng 46,789 44,491 38,312
Tiền gửi có kỳ hạn từ 12-24 tháng 7,698 15,219 22,893
Tiền gửi có kỳ hạn từ 24 tháng trở lên 10,942 11,018 9,882
Từ bảng số liệu trên, xét trên tổng nguồn huy động, huy động về nội tệ tăng qua các thời điểm: Vào thời điểm 31/12/2011 huy động nội tệ là 66,795 tỷ VND, đến thời điểm 31/12/2012 là 77,165 tỷ VND mức tăng là 10,190 tỷ VND tương ứng với mức tăng là 15.21% so với thời điểm 31/12/2011. Tính đến 6 tháng đầu năm 2013, nguồn huy động nội tệ tăng lên 80,872 tỷ đồng với mức tăng là 3,707 tỷ VND tương ứng với mức tăng 4.8% so với thời điểm 31/12/2012.
Trong khi cùng với sự tăng lên nguồn huy động nội tệ thì nguồn huy động từ Vàng quy đổi VND và Ngoại tê quy đổi VND không ngừng giảm xuống qua các thời kỳ từ 2011-2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Đặc biệt đối với nguồn huy động từ Vàng quy đổi VND được xem là giảm mạnh nhất trong khoảng thời gian này: từ 6,763 tỷ VND tại 31/12/2011 xuống còn 3,690 tỷ VND ( 31/12/2012) giảm mạnh xuống còn 499 tỷ VND ở 6 tháng đầu năm 2013 tương ứng với mức giảm 86.48% so với thời điểm 31/12/2012. Điều này được giải thích một phần chịu ảnh hưởng lớn từ các chính sách kiểm soát kinh doanh, giao dịch vàng của nhà nước và chính phủ.
Xét chung tổng nguồn huy động ta thấy nguồn vốn vẫn tăng lên qua các giai đoạn: tại 31/12/2012 là 84,537 tỷ VND mức tăng tương ứng với 6.79% so với 31/12/2011, tăng thêm 240 tỷ VND vào 6 tháng đầu năm 2013 chỉ tương ứng với mức tăng là 0.28% so với 31/12/2012. Tuy nhiên mức tăng ở các giai đoạn này được xem là khơng đáng kể. Vì theo báo cáo chung của Ngân hàng Nhà nước cho biết, huy động vốn tăng trở lại kể
46,789 44,491 38,312 22,893 15,219 13,889 13,731 13,690 10,942 7,698 11,018 9,882
từ cuối tháng 2/2013 và tăng cao so với cùng kỳ của năm 2011 và 2012. Tính đến ngày 23/04/2013, huy động vốn tăng 5.34% so với cuối năm 2012, cao hơn gấp 1.5 lần mức tăng của cùng kỳ năm 2012 và gấp 6 lần mức tăng của cùng kỳ năm 2011.
Với nguồn vốn huy động trên được hoạch định cho các chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Các nguồn vốn có kỳ hạn sẽ tạo tính chủ động cho ngân hàng hơn trong q trình tạo nguồn cho vay ra ngồi, tỷ lệ dự trự bắt buộc sẽ ít hơn so với tiền gửi khơng kỳ hạn.
Số liệu về cấu trúc nguồn tiền gửi theo kỳ hạn
50,000 45,000 40,000 35,000 30,000 25,000 20,000 15,000 TG khơng kỳ hạn TG có KH dưới 12 tháng TG có KH từ 12-24 tháng TG có KH từ 24 tháng trở lên 10,000 5,000 0 12/31/11 12/31/12 6 tháng/2013
Theo số liệu thống kê nguồn huy động vốn của Agribank khu vực TPHCM, chúng ta có thể nhận thấy nguồn tiền gửi khơng kỳ hạn ngân hàng hầu như không thay đổi qua các năm 2011, 2012, 6 tháng đầu năm 2013. Trong khi nguồn tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng ngày càng giảm dần qua các kỳ, giảm nhiều nhất trong 6 tháng đầu năm 2013 xuống còn 38,312 tỷ đồng mức giảm tương đương với 13.89% so với thời điểm 31/12/2012. Từ số liệu chúng ta nhận thấy có sự biến dộng ngược chiều đối với tiền gửi từ 12-24 tháng không ngừng tăng lên từ 7,698 tỷ đồng năm 2011, 15,219 tỷ trong năm 2012 tăng lên cao nhất ở 6 tháng đầu năm 2013 lên 22,893 tỷ đồng mức tăng tương đương 50.42% đều này có thể phản ánh được dự tính lãi suất xuống trong tương lai của khách hàng, họ sẽ có khuynh hướng gửi kỳ hạn dài hơn để giữ mức lãi suất cao ở hiện tại trong thời gian tới. Sản phẩm tiền gửi của ngân hàng từ 24 tháng trở lên được xem là không thay đổi nhiều và tỷ lệ không biến động đáng kể.
Những nguồn tiền gửi này huy động phần lớn chủ yếu từ dân cư, đây là nguồn mà hầu hết các ngân hàng không thể bỏ qua xem nhẹ. Vốn huy động từ nguồn này nhiều hay ít phụ thuộc nhiều vào chính sách lãi suất, chính sách khách hàng và đặc biệt là vị trí trụ sở của ngân hàng. Chính những yếu tố này ta cũng nhân thấy khu vực TPHCM được xem là nơi hội tụ nhiều dân cư nhất, nền kinh tế phát triển nóng của đất nước, tỷ lệ huy động từ nguồn này chiếm đa số từ 54.42% năm 2011 lên 66.98% năm 2012 và đến 6 tháng đầu năm 2013 chiếm 69.56% trong tổng nguồn huy động của ngân hàng. Tiếp theo tiền gửi từ TCKT cũng tương đối cao chiếm vị trí thứ 2 trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng.
Nhưng gần đây nguồn huy động từ TCKT càng bị giảm dần qua các thời kỳ . Còn lại nguồn tiền gửi từ TCTD, Kho bạc Nhà nước được xem là chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn huy động của ngân hàng và có biến đổi khơng đáng kể qua các năm .
59,944 56,922 44,053 26,958 26,324 23,359 4,089 1,671 31,53981 2,663208 70,000
Số liệu về nguồn huy động Agribank KV TPHCM
60,000
50,000 Huy động từ dân cư(nội tệ& ngoại tệ)
40,000 TG,TV các TCTD, TCTC
(nội tệ & ngoại tệ)
30,000
20,000
TG TCKT
(nội tệ & ngoại tệ)
TG Kho bạc nhà nước
10,000
0
31/12/2011 31/12/2012 6 tháng/2013
Hình 2.2 Đồ thị thể hiện nguồn huy động tiền gửi tại Agribank khu vực TPHCM