1.2.1 Khái niệm RRTK
Trong quản trị ngân hàng, RRTK là sự biến động về thu nhập và thị giá của vốn chủ sở hữu, xuất phát từ khó khăn của NHTM trong việc huy động ngay lập tức các khoản ngân quỹ có sẵn bằng hình thức vay mượn hoặc bán tài sản (Koch, 2005). Hay theo tác giả sách
Commercial banking – the management of risk, Benton E.Gup thì “RRTK là rủi ro về tổn
thất phát sinh từ trạng thái thiếu hụt tiền mặt hoặc tài sản tương đương tiền, hay đặc biệt hơn là rủi ro về tổn thất phát sinh từ trạng thái thiếu khả năng thu xếp được nguồn tài trợ với mức độ hợp lý về chi phí, bán hay thu xếp một tài sản với mức giá hợp lý nhằm trang trải nghĩa vụ đã được dự tính hoặc đột xuất”.
Có thể nói, RRTK trong NHTM “là loại rủi ro xuất hiện khi ngân hàng thiếu khả năng chi trả, không chuyển đổi kịp các tài sản thành tiền mặt hoặc khơng có khả năng vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh tốn” (Trần Huy Hồng, 2011, trang 232). Đây là loại rủi ro đặc trưng và phổ biến trong hoạt động ngân hàng.
1.2.2Nguyên nhân dẫn đến RRTK (Trần Huy Hồng, 2011)
Một ngân hàng có thể gặp khó khăn về thanh khoản do những nguyên nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất, ngân hàng vay mượn quá nhiều các khoản tiền gửi ngắn hạn từ các cá nhân và các định chế tài chính khác, sau đó chuyển hóa chúng thành những tài sản đầu tư dài hạn. Do đó, xảy ra tình trạng mất cân xứng giữa ngày đáo hạn của các khoản sử dụng vốn và ngày đáo hạn của các nguồn vốn huy động, mà thường gặp nhất là dòng tiền thu hồi từ các tài sản đầu tư nhở hơn dòng tiền phải chi ra để chi trả tiền gửi đến hạn.
lãi suất đầu tư tăng, một số người gửi tiền rút vốn của họ ra khỏi ngân hàng để đầu tư vào nơi có tỷ suất sinh lợi cao hơn, cịn các khách hàng vay tiền sẽ tích cực tiếp cận các khoản tín dụng vì có lãi suất thấp hơn. Như vậy, sự thay đổi lãi suất ảnh hưởng đến cả khách hàng gửi tiền và vay tiền, kế đó cả hai tác động đến trạng thái thanh khoản của ngân hàng. Hơn nữa, những xu hướng về sự thay đổi lãi suất còn ảnh hưởng đến giá trị thị trường của các tài sản mà ngân hàng có thể đem bán để tăng thêm nguồn cung cấp thanh khoản và trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí vay mươn trên thị trường tiền tệ.
Thứ ba, do ngân hàng có chiến lược quản trị thanh khoản khơng phù hợp và kém hiệu quả: các chứng khốn ngân hàng đang sở hữu có tính thanh khoản thấp, dự trữ của ngân hàng không đủ cho nhu cầu chi trả… Việc quản lý khơng chặt chẽ tình hình thanh khoản dẫn đến thiếu khả năng chi trả là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến rủi ro trong hoạt động ngân hàng.
Ngoài ba nguyên nhân trên, điều cơ bản là các ngân hàng phải đặt sự ưu tiên cao đối với việc đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Mất cảnh giác trong vấn đề thanh khoản có thể làm tổn hại nghiêm trọng đến niềm tin của công chúng vào ngân hàng. Hoạt động ngân hàng là hoạt động dựa trên uy tín. Khách hàng gửi tiền tại ngân hàng là do tin tưởng vào khả năng thanh toán của ngân hàng, khách hàng vay vốn tại ngân hàng vì có sự đảm đảo về vốn sẵn có, khách hàng sử dụng các dịch vụ thanh toán và dịch vụ khác là do uy tín của ngân hàng với khách hàng,… Về bản chất, tất cả ngân hàng đều có thể cung cấp các dịch vụ tương tự nhau. Do vậy, việc khách hàng lựa chọn ngân hàng nào là do uy tín của ngân hàng đó đối với khách hàng. Vì vậy, khi có những thơng tin làm tổn hại đến uy tín của ngân hàng, RRTK rất dễ xảy ra.
1.2.3 Ảnh hƣởng của RRTK đối với NHTM
RRTK một khi xảy ra sẽ gây mất vốn ngân hàng khi cho vay, giảm sút lợi nhuận, giảm sự tín nhiệm của khách hàng và có thể đánh mất thương hiệu của ngân hàng. RRTK khiến ngân hàng bị lỗ và bị phá sản, sẽ ảnh hưởng đến người gửi tiền, doanh nghiệp…làm cho nền kinh tế suy thoái.
RRTK là rủi ro nguy hiểm nhất cho ngân hàng, có liên quan đến sự sống cịn của ngân hàng. Một ngân hàng hoạt động bình thường phải đảm bảo được khả năng thanh toán, tức
phải đáp ứng được các nhu cầu thanh toán trong hiện tại, tương lai và các nhu cầu thanh toán đột xuất. Một khi RRTK xuất hiện thì nó khơng chỉ ảnh hưởng đến riêng NHTM mà nó cịn ảnh hưởng đến cả nền kinh tế - xã hội.
Nếu RRTK xảy ra, tùy mức độ nghiêm trọng, ngân hàng có thể phải chịu: - Chuyển hóa các tài sản có thanh khoản thành tiền với chi phí cao.
- Tiếp cận với thị trường tiền tệ để tăng vốn với những điều kiện khắc khe hơn. Ví dụ, phải có tài sản thế chấp, chịu mức lãi suất cao hơn, khơng được tuần hồn nợ cũ, hạn mức tín dụng bị xem xét lại thường xuyên hoặc bị từ chối cho vay.
- Đình trệ hoạt động dẫn đến giảm thu nhập.
- Mất uy tín dẫn đến mất khách hàng, đặc biệt là những khách hàng truyền thống.
Trong trường hợp đặc biệt, RRTK có thể đẩy ngân hàng tới tình trạng mất khả năng thanh toán, đưa ngân hàng đến bờ vực phá sản.
1.3 Quản trị RRTK
1.3.1 Khái niệm quản trị RRTK
“Quản trị RRTK là quá trình nhận dạng, đo lường, kiểm soát và tài trợ những nguy cơ rủi ro về việc ngân hàng không thể đáp ứng kịp thời và đầy đủ các nhu cầu thanh toán cho khách hàng” (Nguyễn Thị Mùi, 2008, trang 326).
Bản chất của hoạt động quản trị RRTK trong ngân hàng có thể đúc kết ở hai nội dung sau: Một là, rất hiếm khi tại một thời điểm tổng cầu thanh khoản bằng tổng cung thanh khoản, do đó ngân hàng phải thường xuyên đối mặt với tình trạng thâm hụt hoặc thặng dư thanh khoản. Hai là, thanh khoản và khả năng sinh lời là hai đại lượng tỷ lệ nghịch với nhau, ngân hàng càng tập trung nhiều vốn để sẵn sàng đáp ứng yêu cầu thanh khoản thì khả năng sinh lời của ngân hàng càng thấp.
1.3.2Sự cần thiết của quản trị RRTK (Trần Thị Thu Trang, 2012)
Ngày nay, quản trị RRTK trở nên quan trọng hơn so với trước đây rất nhiều, bởi vì một ngân hàng có thể bị đóng cửa nếu khơng đáp ứng đủ nhu cầu thanh khoản, nghiêm trọng hơn có thể đẩy ngân hàng đến bờ vực phá sản và gây hiệu ứng lây lan kéo theo sự phá sản của các NHTM khác, đe dọa đến sự ổn định của toàn hệ thống ngân hàng, tạo sự bất ổn cho nền kinh tế. Hơn nữa, năng lực quản trị RRTK của một ngân hàng là thước đo quan
trọng về tính hiệu quả tổng thể để đạt đến các mục tiêu dài hạn của ngân hàng. Quản trị RRTK là để phịng ngừa, kiểm sốt và hạn chế RRTK. Từ đó, đề ra các chiến lược kinh doanh, phát huy lợi thế cạnh tranh, đo lường khả năng thanh khoản, giúp lãnh đạo và các phòng ban liên quan ra các quyết định kinh doanh, quản lý danh mục đầu tư và kiểm soát rủi ro. Quản trị RRTK là hoạt động xuyên suốt và cần thiết hoạt động kinh doanh của ngân hàng vì:
Thứ nhất, do có sự đánh đổi giữa khả năng thanh khoản và khả năng sinh lời của ngân hàng nên quản trị RRTK tốt sẽ giúp giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh đồng thời vẫn đảm bảo được khả năng sinh lời cần thiết.
Thứ hai, nếu RRTK xảy ra sẽ để lại những hậu quả to lớn:
- Làm tăng chi phí do ngân hàng phải huy động với lãi suất cao hơn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản (mua thanh khoản trên thị trường); giảm thu nhập do ngân hàng phải bán các chứng khoán hoặc các tài sản khác với giá thấp. Hậu quả dẫn đến giảm giá trị thị trường vốn chủ sở hữu của NHTM.
- Nếu thiếu vốn khả dụng kéo dài, chậm được khắc phục có thể làm mất uy tín của ngân hàng trên thị trường, gây sức ép và trở ngại cho quá trình huy động vốn và cho vay, giảm thấp khả năng sinh lời. Mức độ nghiêm trọng hơn là xảy ra hiệu ứng dây chuyền bằng hiện tượng rút tiền ồ ạt của người gửi tiền, có thể đẩy NHTM đến bờ vực phá sản và dẫn đến sụp đổ hệ thống ngân hàng.
Thứ ba, trong các trường hợp đặc biệt, RRTK đẩy ngân hàng vào tình trạng mất khả năng thanh tốn và đưa ngân hàng đối mặt với khả năng bị phá sản, bị bán hoặc bị sáp nhập. Hơn nữa, RRTK mang tính hệ thống, có thể đe dọa đến sự ổn định của cả hệ thống tài chính.
1.3.3 Nhân tố ảnh hƣởng đến quản trị RRTK (27)1.3.3.1 Nhân tố chủ quan 1.3.3.1 Nhân tố chủ quan
Thứ nhất: Trình độ đội ngũ cán bộ, trình độ cơng nghệ, thị phần và uy tín của ngân hàng trên thị trường… là nhân tố tạo nên sức mạnh và uy tín cho ngân hàng, tác động gián tiếp đến hoạt động quản trị RRTK tại ngân hàng.
Thứ hai: Chính sách phát triển của ngân hàng trong từng giai đoạn là ưu tiên nâng cao khả năng sinh lời hay ưu tiên cho mức độ an toàn trong thanh khoản sẽ ảnh hưởng đến chính sách quản trị RRTK hàng trong giai đoạn đó bởi vì có sự đánh đổi giữa khả năng sinh lời và khả năng thanh khoản.
Thứ ba: Hoạt động quản trị RRTK cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ chính sách quản lý ngân quỹ của ngân hàng. Ngân quỹ là nguồn cung thanh khoản nhanh chóng nhất, giúp cho NHTM thực hiện các hoạt động thanh toán và đầu tư kịp thời nhưng lại có chi phí cơ hội cao nhất, gia tăng ngân quỹ sẽ làm giảm thu nhập của ngân hàng. Ngân hàng quyết định tăng hoặc giảm ngân quỹ theo chiến lược quản lý dự trữ mà ngân hàng theo đuổi.
Thứ tư: Chính sách huy động và sử dụng vốn của ngân hàng. Nhìn chung, các ngân hàng đều thiết lập chính sách huy động và sử dụng sao cho các dòng tiền vào đều đặn để đáp ứng nhu cầu tín dụng và đầu tư dự kiến, đồng thời duy trì thanh khoản ở mức cần thiết.
1.3.3.2 Nhân tố khách quan
Thứ nhất là nhóm nhân tố liên quan đến chính sách vĩ mơ của Chính phủ và NHTW. Nhân tố này bao gồm: nghiệp vụ thị trường mở, quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu và tái chiết khấu. Bên cạnh đó là sự phát triển và cạnh tranh của các ngân hàng và các trung gian tài chính khác trong nước, khu vực và quốc tế, độ nhạy cảm của tiền gửi với lãi suất, mạng lưới ngân hàng… tác động đến khả năng huy động nguồn vốn một cách nhanh chóng với chi phí thấp nhất.
Thứ hai là nhóm nhân tố cạnh tranh trên địa bàn giữa các trung gian tài chính như chính sách lãi suất huy động, chính sách tín dụng… Nhóm nhân tố này sẽ ảnh hưởng đến thanh khoản của ngân hàng.
Thứ ba là nhóm nhân tố tạo ra sự hoảng loạn trong khách hàng gửi tiền như bất ổn về kinh tế - chính trị, tham nhũng trong hệ thống tài chính, các khoản cho vay xấu dẫn đến mất thanh khoản của một số ngân hàng lan sang các ngân hàng khác…
Cuối cùng là nhóm nhân tố liên quan đến thu nhập, nhu cầu chi tiêu của khách hàng như tính thời vụ trong sản xuất và tiêu dùng, mức thu nhập và hệ số tiết kiệm, mật độ dân số và doanh nghiệp, sự đa dạng khách hàng tiền gửi và tiền vay…
1.3.4 Nội dung cơ bản của quản trị RRTK
1.3.4.1 Nhận dạng và phân tích nguyên nhân RRTK
Nhận dạng RRTK
Điều kiện tiên quyết để quản trị rủi ro là phải nhận dạng được rủi ro. Nhận dạng rủi ro là q trình xác định liện tục và có hệ thống các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, bao gồm: theo dõi, xem xét, nghiên cứu mơi trường hoạt động và tồn bộ hoạt động của ngân hàng nhằm thống kê được tất cả các loại rủi ro, kể cả dự báo những loại rủi ro mới có thể xuất hiện trong tương lai, để từ đó có các biện pháp kiểm sốt, tài trợ cho từng rủi ro phù hợp.
Khơng một ngân hàng nào có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng dự trữ thanh khoản của họ là hợp lý và đủ để khơng rơi vào tình trạng RRTK nếu chưa vượt qua những thử thách của thị trường. Những thử thách này được biểu hiện qua những dấu hiệu nhận dạng sau (Trần Hoàng Mai, 2011):
Lịng tin của cơng chúng: Sự tin tưởng của công chúng là một trong những dấu hiệu
quan trọng để đánh giá khả năng thanh khoản của một ngân hàng tốt hay xấu. Nếu công tác quản trị RRTK của ngân hàng yếu kém, khơng duy trì đủ lượng tiền mặt hoặc khơng có khả năng hồn trả các khoản tiền mà khách hàng yêu cầu ngay lập tức thì điều này sẽ xói mịn lịng tin của cơng chúng vào ngân hàng. Do vậy, ngân hàng sẽ mất dần những khách hàng là người gửi tiền. Ngược lại, nếu một ngân hàng có được sự tin tưởng của người gửi tiền thì điều này có nghĩa rằng khách hàng đã đặt niềm tin vào khả năng hoàn trả cả gốc và lãi của ngân hàng hay đồng nghĩa với việc ngân hàng đó được thừa nhận là có khả năng thanh khoản cao.
Sự biến động giá cổ phiếu của ngân hàng: Khi giá cổ phiếu của ngân hàng có xu hướng giảm, chứng tỏ tính hấp dẫn của chúng đối với nhà đầu tư đã giảm đi, ảnh hưởng lớn đến tâm lý của người gửi tiền. Người dân có xu hướng rút tiền khỏi ngân hàng để gửi tiền sang ngân hàng khác hoặc đầu tư vào những kênh có lợi nhuận cao hơn, trong khi đó các khoản cho vay đến hạn thanh tốn khơng được thanh tốn hoặc cần phải đáp ứng nhu cầu cho vay mới, dẫn đến cầu thanh khoản lớn hơn cung thanh khoản khiến cho ngân hàng rơi
vào tình trạng RRTK. Ngược lại, giá cổ phiếu tăng hoặc giữ ngun thì sẽ củng cố lịng tin và tâm lý cơng chúng vào khả năng thanh toán của ngân hàng.
Huy động mức lãi suất cao hơn thị trƣờng: Tại sao một ngân hàng lại chấp nhận mức lãi suất huy động tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu và chấp nhận mức lãi suất đi vay cao hơn mức lãi suất trên thị trường một cách bất thường hoặc phải đi vay với điều kiện tài sản đảm bảo chặt chẽ hơn? Nếu xảy ra tình trạng như vậy thì chứng tỏ dấu hiệu là ngân hàng đang gặp khó khăn thanh khoản trong hoạt động kinh doanh của mình.
Lỗ từ việc bán tài sản: Khi ngân hàng bán tài sản một cách vội vã và sẵn sàng chịu lỗ
lớn chứng tỏ ngân hàng đang gặp phải vấn đề về thanh khoản. Bán tài sản có nghĩa ngân hàng sẽ phải chấp nhận mất đi những khoản thu nhập tạo ra từ tài sản trong tương lai cũng như các chi phí giao dịch trả cho người mơi giới liên quan đến việc bán tài sản.
Thiếu khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng: Cho vay là một trong những hoạt động quan trọng nhất của NHTM vì đây là hoạt động tạo ra nhiều lợi nhuận nhất và kéo theo các nghiệp vụ khác phát triển. Do đó, khi ngân hàng khơng đáp ứng được đầy đủ và kịp thời các cam kết tín dụng thì chứng tỏ ngân hàng đang thiếu nguồn cung thanh khoản.
Thƣờng xuyên vay vốn từ NHTW: NHTW giữ vai trò là người cho vay cuối cùng đối với các NHTM. Cho nên, khi một ngân hàng có dấu hiệu buộc phải đi vay NHTW với khối lượng lớn và thường xun thì ngân hàng đó cần phải xem xét lại chính sách quản lý thanh khoản của mình để lấy lại niềm tin cơng chúng.
Nếu như xuất hiện bất cứ một dấu hiện thị trường nào trên đây mà khơng có các biện