Một số giải pháp cho quản trị RRTK tại Ngân hàng TMCP Hàng Hả

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam (Trang 83 - 86)

Với chính sách tiền tệ và tình hình kinh tế vĩ mơ hiện tại, hoạt động tài chính ngân hàng thường xuyên phải đối mặt với áp lực đảm bảo khả năng thanh khoản, giảm lãi suất huy động, tăng trưởng tín dụng trong quy mơ hạn hẹp, xử lý nợ xấu và tái cơ cấu tổ chức để tăng cường năng lực cạnh tranh, với phương châm hoạt động An toàn – Hiệu quả – Bền vững Maritime Bank cần tăng cường hoạt động quản trị nói chung và quản trị thanh khoản

nói riêng để hạn chế rủi ro tiềm ẩn cho Ngân hàng. Cụ thể:

Thứ nhất: Hội đồng quản trị Ngân hàng thường xuyên xem xét lại Quy chế QLRR thanh khoản định kỳ tối thiểu 6 tháng một lần để đảm báo các mục tiêu của Ngân hàng được thể hiện rõ và Quy chế QLRR thanh khoản phải theo sát với những mục tiêu của Ngân hàng.

Thứ hai: Ban ALCO tăng cường hơn nữa việc quản lý các loại trạng thái chịu ảnh hưởng RRTK và họp định kỳ hai lần/tháng để theo dõi liên tục và dễ phát hiện sai sót trong việc xem xét các báo cáo thể hiện tính tuân thủ các quy định của NHNN và của Ngân hàng trong việc duy trì các tỷ lệ đảm bảo khả năng thanh khoản.

Thứ ba: Ban điều hành Ngân hàng cần đẩy mạnh tổ chức việc xây dựng và cài đặt các

phần mềm mới hỗ trợ đầy đủ, kịp thời công tác quản lý tài sản Nợ - tài sản Có và cơng tác kiểm sốt nội bộ nhằm đảm bảo các hoạt động đầu tư, cho vay, quản lý tiền gửi, vay nợ có liên quan đến RRTK được thực hiện nhất quán với chiến lược chung của Ngân hàng.

Thứ tƣ: Khối QLRR ngoài việc thường xuyên giám sát và thông tin tới các NHCD và

hợp chặt chẽ với các NHCD và các Khối nghiệp vụ trong việc thực hiện và duy trì các tỷ lệ đảm bảo khả năng chi trả theo quy định của NHNN.

3.2.2 Giải pháp từ thực trạng quản trị RRTK của Ngân hàng

3.2.2.1 Giải pháp quản trị nhằm tăng khả năng thanh khoản cho Ngân hàng

Nhóm giải pháp thứ nhất xuất phát từ thực trạng về khả năng thanh khoản của Maritime Bank, tác giả mạnh dạn đề xuất một số giải pháp quản trị nhằm tăng khả năng thanh khoản cho Ngân hàng:

- Ngân hàng đang có nợ xấu chiếm tỷ lệ 2,65% (số liệu cuối năm 2012) do có các khoản tiền gửi và cho vay các TCTD khác quá hạn đến 3 tháng và trên 3 tháng trong khi khơng có nguồn tài trợ cho các khoản quá hạn này. Do đó, Ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa việc xúc tiến mua bán các khoản nợ xấu với Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC), đây là phương án không chỉ giúp các ngân hàng chuyển được nợ xấu ra khỏi bảng cân đối tài chính mà cịn giảm bớt được nhiều loại chí phí trong đó có chi phí lãi vay vẫn phải trả đều đặn cho người gửi tiền, và bản thân mỗi ngân hàng phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để trích lập dự phịng rủi ro. Hơn nữa khi ngân hàng bán nợ cho VAMC bằng cách sở hữu trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành để mua nợ thì ngân hàng có thể mang trái phiếu đến NHNN tái chiết khấu để bù đắp thanh khoản. Đây là giải pháp để các ngân hàng nhẹ gánh nhằm thúc đẩy tín dụng phục vụ nhu cầu vốn của nền kinh tế tốt hơn.

- Ngân hàng thặng dư thanh khoản ở các kỳ hạn ngắn do nguồn huy động dồi dào ở các kỳ hạn ngắn trong khi nhu cầu cho vay ngắn hạn ít và nhu cầu đầu tư cho tài sản ngắn hạn của Ngân hàng không nhiều. Điều này sẽ làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng nếu không sử dụng nguồn vốn huy động hiệu quả và Ngân hàng sẽ đối mặt với áp lực chi trả lớn khi thị trường có biến động. Chính vì vậy Ngân hàng cần cân đối vốn để vừa đảm bảo thanh khoản vừa tối đa hóa lợi nhuận từ nguồn vốn huy động nhàn rỗi thông qua tái đầu tư vào tiền gửi liên ngân hàng và đầu tư tài chính khác bằng cách đầu tư trái phiếu Chính phủ và chứng khoán khác tập trung chủ yếu vào chứng khoán nợ sẵn sàng để bán nhằm đảm bảo tính an tồn trong danh mục đầu tư và khả năng thanh khoản tốt cho Ngân hàng.

- Ngân hàng cho vay và đầu tư vào tài sản dài hạn chủ yếu là chứng khoán ở kỳ hạn 1-5 năm trong khi nguồn huy động ở các kỳ hạn dài không nhiều dẫn đến thiếu hụt thanh khoản

ở các kỳ hạn dài. Thực trạng này khiến Ngân hàng dễ gặp RRTK khi khơng chuyển hóa kịp thời các chứng khốn đầu tư thành tiền mặt khi có nhu cầu chi trả đột xuất với số lượng lớn. Chính vì vậy, bên cạnh việc đầu tư vào các chứng khoán nợ sẵn sàng để bán, Ngân hàng cần đầu tư vào các loại GTCG có tính thanh khoản cao sẵn sàng cho giao dịch trên thị trường mở để tạo nguồn thanh khoản dự phịng và cần tạo uy tín tốt với các TCTD khác để có thể huy động tối đa nguồn tín chấp của các TCTD khác dành cho Ngân hàng khi cần sử dụng.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w