Kết quả xử lý của tác giả từ dữ liệu điều tra

Một phần của tài liệu Yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng ở khu vực TP HCM (Trang 49 - 52)

3.4.2 Đánh giá thang đo bằng phân tích khám phá nhân tố EFA :

Các thang đo của các khái niệm Hiểu biết, Niềm tin, Hữu ích, An tồn, Khả năng sẵn sàng được tiếp tục đánh giá bằng phương pháp phân tích nhân tố EFA, đây là các biến độc lập trong mơ hình nghiên cứu. Kết quả phân tích nhân tố EFA ở bảng 3.2 cho thấy có 5 nhân tố được trích tại eigenvalue là 1.196 (>1). Tổng phương sai trích là 69.972% (>50%) và trọng số của thang đo thấp nhất là 0.467 (>0.40) của biến quan sát R1. Giá trị KMO là 0.777 (>0.5)

Trong phân tích EFA ở bước kiểm định này các nhân tố cần phải có hệ số KMO từ 0.5 trở lên, hệ số tải nhân tố (factor loading) từ 0.50 trở lên, tổng phương sai trích lớn hơn 50% và eigenvalue lớn hơn 1(Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang,2008; Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Hồng Ngọc, 2008). Do đó các thang đo khái niệm nghiên cứu Hiểu biết, Niềm tin, Hữu ích, An tồn, Khả năng sẵn sàng, đã đạt yêu cầu. Chỉ có biến quan sát R1 trong khái niệm nghiên cứu Khả năng sẵn sàng có hệ số tải:0.464< 0.5, vì đây là đánh gía sơ bộ với số lượng mẫu ít nên ta sẽ giữ biến quan sát R1 lại để đưa vào nghiên cứu chính thức xem có thật sự cần phải loại biến này ra khỏi khái niệm nghiên cứu hay khơng.

Bảng 3.2: Kết quả phân tích khám phá nhân tố EFA - sơ bộ

BIẾN QUAN SÁT THANG ĐO

HIỂU BIẾT AN TỒN HỮU ÍCH

KHẢ NĂNG SẴN SÀNG NIỀM TIN K3 .806 .126 .228 .083 .150 K2 .799 .153 .025 .034 .273 K4 .793 .141 .052 .181 .210 K5 .660 .077 .204 .315 -.111 K1 .505 .308 .306 .240 .236 S3 .057 .914 .097 .056 .119 S4 .395 .700 .141 .147 .035 S2 .061 .684 .292 .060 .424 S1 .465 .513 .072 .098 -.050 U2 .108 .025 .878 .069 .010 U1 .186 .231 .794 .168 .074 U3 .124 .205 .745 -.061 .376 R5 -.019 -.050 -.051 .850 .309 R3 .459 .061 .028 .747 .061 R4 .282 .212 .156 .718 .042 R2 .118 .275 .395 .523 -.293 B2 .418 .060 .140 .037 .717 B3 .209 .482 .253 .220 .543 B1 .483 .328 -.247 .366 .505 R1 .039 .195 .285 .381 .467

Nguồn: kết quả xử lý của tác giả từ dữ liệu điều tra

Qua đánh giá sơ bộ thang đo cho thấy các biến quan sát đều đạt yêu cầu và có thể đưa vào nghiên cứu chính thức để kiểm định lý thuyết và mơ hình nghiên cứu đã đưa ra. Nghiên cứu chính thức được thực hiện với bảng câu hỏi gồm 22 biến quan sát. Theo Hair & ctg (1998), để có thể phân tích nhân tố khám phá cần thu thập dữ liệu với

kích thước mẫu là ít nhất 5 mẫu trên 1 biến quan sát. Như vậy thì số lượng mẫu tối thiểu là 110.

Trong nghiên cứu này, mẫu được lấy theo phương pháp thuận tiện. Các bảng câu hỏi được phỏng vấn tại các công ty và các trường đại học. Đối tượng trả lời khảo sát là những ngưởi đang làm việc tại các công ty như công ty cổ phần Misa, công ty thiết bị nha khoa D.O.E, học viên các lớp văn bẳng 2, cao học học vào buổi tối tại Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM, trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM…số lượng bảng khảo sát được gửi đi là 300 và số lượng được sử dụng để phân tích là 231.

Tóm tắt chương 3

Phương pháp nghiên cứu được trình bày trong chương này bao gồm 2 giai đoạn là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện để xây dựng, đánh giá để đưa ra thang đo chính thức cho nghiên cứu. Thang đo cho các khái niệm nghiên cứu đã được kiểm định qua hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Thang đo Hiểu biết gồm có 5 biến quan sát, Niềm tin có 3 biến quan sát, Hữu ích có 3 biến quan sát, An tồn có 4 biến quan sát, Khả năng sẵn sàng của hệ thống có 5 biến quan sát và thang đo Ý định sử dụng có 3 biến quan sát.

Bảng khảo sát chính thức đã được đưa ra dựa vào các thang đo của khái niệm nghiên cứu. Phương pháp chọn mẫu thuận tiện trong nghiên cứu này và đã thu thập được 231 mẫu được sử dụng để sử dụng phân tích định lượng chính thức ở chương sau.

40

Một phần của tài liệu Yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng ở khu vực TP HCM (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w