2.3 .1– Phân tích đối thủ cạnh tranh
3.1 Định hƣớng chiến lƣợc phát triển dịch vụ xuất nhập khẩu của
Vietcombank đến năm 2020.
3.1.1– Định hƣớng chiến lƣợc phát triển chung của Vietcombank đến 2020
Mục tiêu tổng thể trong chiến lược của VCB là xây dựng VCB thành một tập đồn ngân hàng tài chính đa năng, có phạm vi hoạt động quốc tế, có vị thế hàng đầu tại Việt Nam; mang lại cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất; hài hịa lợi ích giữa khách hàng, cổ đơng và người lao động. Tầm nhìn 2020 của VCB là phấn đấu trở thành một trong hai ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam có sức ảnh hưởng trong khu vực và là một trong 300 tập đồn ngân hàng tài chính lớn nhất thế giới vào năm 2020. Hiện nay, VCB là ngân hàng Việt Nam đầu tiên và duy nhất lọt vào bảng xếp hạng Top 500 ngân hàng hàng đầu thế giới do Tạp chí The Banker vừa cơng bố tháng 7 năm 2013.
Để thực hiện chiến lược của mình, về mặt định hướng chung, VCB đề ra lộ trình phát triển thành tập đồn chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 (2011- 2015): Duy trì và phát triển Mơ hình Cơng ty mẹ con; Giai đoạn 2 (2016 – 2020): Hoàn thiện các điều kiện để trở thành Tập đồn ngân hàng – tài chính đa năng. Theo đó:
- Tiếp tục khẳng định vị thế đối với mảng hoạt động kinh doanh lõi của Vietcombank là hoạt động ngân hàng thương mại.
- An toàn và hiệu quả trong kinh doanh là mục tiêu hàng đầu; “Hướng tới một ngân hàng xanh, phát triển bền vững vì cộng đồng” là mục tiêu xuyên suốt. - Phát triển trên nền tảng công nghệ hiện đại với nguồn nhân lực chất lượng cao
và quản trị theo chuẩn mực quốc tế.
- Phát triển và mở rộng quy mô hoạt động thông qua Mua bán sáp nhập và Hợp nhất khi có đủ điều kiện.
Trên cơ sở đó, định hướng kinh doanh của VCB trong thời gian tới này được xác định:
- Tiếp tục duy trì và mở rộng thị trường hiện có trong nước và phát triển ra thị trường quốc tế. Lĩnh vực kinh doanh lấy hoạt động ngân hàng thương mại là cốt lõi trên cơ sở củng cố phát triển bán buôn và đẩy mạnh bán lẻ - làm cở sở nền tảng phát triển bền vững.
- Giữ vững vị trí hàng đầu của VCB về các mảng nghiệp vụ: Thẻ, Ngân hàng điện tử, Tài trợ thương mại, Kinh doanh vốn và Ngân hàng bán buôn.
- Mở rộng và từng bước phát triển các mảng nghiệp vụ ngân hàng đầu tư một cách phù hợp.
Với định hướng chiến lược và tầm nhìn đúng đắn, sự lớn mạnh của Vietcombank sẽ góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam và thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản.
3.1.2- Định hƣớng chiến lƣợc phát triển dịch vụ xuất nhập khẩu củaVietcombank đến năm 2020.
Hoạt động dịch vụ XNK là thế mạnh của VCB góp phần khơng nhỏ vào lợi nhuận của ngân hàng. Với mục tiêu là ngân hàng chủ chốt cung cấp các dịch vụ phục vụ cho ngoại thương, VCB vẫn đang nghiên cứu và cho ra đời nhiều sản phẩm mới đáp ứng được tính kinh tế và tính tiện ích cho khách hàng. Cụ thể:
- Duy trì tốc độ tăng trưởng của các dịch vụ XNK năm sau luôn cao hơn năm trước. - Bên cạnh việc củng cố các sản phẩm hiện có, VCB nghiên cứu đưa ra nhiều sản phẩm
mới lạ, nâng cao tính đa dạng cho sản phẩm mà vẫn đảm bảo tính kinh tế và tính tiện ích cho khách hàng chẳng hạn như đóng gói sản phẩm. Nghiên cứu kết hợp với các nghiệp vụ khác của ngân hàng nhằm đảm bảo cung cấp dịch vụ ngân hàng về XNK một cách đồng bộ và mang tính cạnh tranh nhất.
- Đầu tư vào chiến lược marketing để mở rộng thị trường, tăng chi phí marketing để nghiên cứu phát triển sản phẩm mới.
Vậy định hướng phát triển cho hoạt động dịch vụ XNK là củng cố, duy trì và phát triển hơn nữa để nắm giữ ổn định thị phần khách hàng XNK trong tương lai. Trong đó dịch vụ XNKTG là một trong những sản phẩm mới mà ngân hàng cần ứng dụng và phát triển trong thời gian tới.